Đổi mới hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 108 - 111)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÈ CHO HỘ NGHÈO HUYỆN

4.3.5. Đổi mới hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Tại Huyện Tân Sơn, nhìn chung các hộ nghèo trồng chè đã yên tâm với việc phát triển cây chè do được sự quan tâm của chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều ưu đãi, khuyến khích về việc mở các cơ sở chế biến chè trên địa bàn Huyện, nên Huyện Tân Sơn đã có hàng trăm cơ sở chế biến chè mi ni, 1 làng nghề chế biến chè truyền thống cùng với doanh nghiệp lớn là Cơng ty liên doanh chè Phú Đa có khả năng bao tiêu toàn bộ chè sản xuất ra cho các hộ trồng chè. Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm chè tại Huyện còn nhiều hạn chế.

Việc sản xuất chè Tân Sơn chủ yếu mang tính chất hộ gia đình nhỏ lẻ, thiếu tính đồng nhất, ý thức người dân chưa cao, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chú trọng. Hơn nữa, thông tin thị trường trong nước thiếu hụt, khiến người sản xuất và người tiêu dùng khó nắm bắt được giá thực tế của sản phẩm.

Do trình độ hiểu biết hạn chế, vốn đầu tư hạn chế nên đa phần các hộ nghèo trồng chè trên địa bàn Huyện bán sản phẩm chè tươi chưa qua chế biến cho các cơ sở chế biến trong vùng và cơng ty chè Phú Đa. Tại những diện tích trồng lớn, Công ty thu mua cho ô tô đến vận chuyển. Cịn một bộ phận khơng nhỏ hộ nghèo trồng chè diện tích nhỏ lẻ vẫn tự túc trong việc mang chè đi tiêu thụ. Phương tiện vận chuyển cịn thơ sơ. Vẫn còn nhiều hộ nghèo trồng chè thường dùng gùi để vận chuyển chè đi bán. Hộ nào có điều kiện hơn chè được đóng vào các bao dứa, dùng xe gắn máy chở đến các cơ sở thu mua. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thơng của Huyện cịn nhiều hạn chế do hạn chế về kinh phí đầu tư nên các hộ nghèo trồng chè thường mất nhiều thời gian trong việc mang sản phẩm đi tiêu thụ.

Một khó khăn nữa đang đặt ra đó là Các cơ sở chế biến quy mô thường nhỏ, chưa đủ sức để tạo lên thương hiệu cho vùng miền để nâng cao giá trị cho sản phẩm của địa phương.

Để hướng tới việc sản xuất chè theo hướng hàng hóa thì Tân Sơn cần sản xuất chè theo nhu cầu của thị trường, trọng tâm sản xuất chè sạch. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở chế biến chè chỉ chú ý đến việc thu mua nguyên liệu để chế biến chứ chưa chú trọng đến phát triển vùng nguyên liệu trên cơ sở ký kết hợp đồng chặt chẽ với hộ nông dân để nâng cao năng suất, chất lượng nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Mặt khác, hiện chỉ có diện tích chè do các DN đầu tư xây dựng mới giám sát được chất lượng, cịn diện tích chè nhỏ lẻ trong nhân dân chất lượng khơng đồng đều và rất khó quản lý. Chính những điều này khiến việc sản xuất chè sạch trong thời gian tới rất khó thực hiện. Với trình độ canh tác như hiện nay, người trồng chè không dễ đáp ứng những tiêu chuẩn, quy định nghiêm ngặt về sản xuất chè sạch. Vì vậy, để ngành chè phát triển bền vững tại Huyện Tân Sơn địi hỏi phải có sự chung tay, thống nhất giữa cơ quan quản lý, các nhà khoa học, người trồng chè và các DN, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh chè. Ngồi ra, các DN, nơng dân, hợp tác xã sản xuất chè cần liên kết chặt chẽ để phát triển theo chuỗi giá trị ngành chè. Sự liên kết đó cần có một cơ chế rõ ràng để phân định vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên, đồng thời có chính sách khuyến khích và hỗ trợ liên kết.

Để tạo ra thị trường tiêu thụ chè bền vững cần đưa thương hiệu chè Tân Sơn vươn ra “biển lớn”, tức hướng tới xuất khẩu chè. Trong thời gian tới, Tân Sơn cần duy trì, củng cố chế biến chè thủ cơng truyền thống, gắn với văn hóa, làng nghề sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ mới trong khâu chế

biến chè theo hướng công nghiệp, hiện đại có quy mô phù hợp với sản xuất. Đồng thời, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các DN trong và ngoài nước để tập trung khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè sạch nhằm tăng giá trị sản phẩm chè tương xứng với thế mạnh, tiềm năng của địa phương.

Về công nghệ chế biến, cần đổi mới từng phần và đổi mới tồn bộ cơng nghệ chế biến của một số doanh nghiệp nằm trên địa bàn huyện theo hướng công nghệ CTC chè đen chất lượng cao hơn, hoặc công nghệ lưỡng hệ (vừa chế biến

chè xanh, vừa chế biến chè đen).

Các cơ sở chế biến chè xanh quy mô vừa hay nhỏ đều phải dùng công nghệ tiên tiến chủ yếu là của Đài Loan để sản xuất ra được mặt hàng có chất lượng cao từ 50 nghìn đến 500 nghìn đồng/kg.

Sắp xếp và tổ chức lại sản xuất chế biến chè theo quy hoạch vùng nguyên liệu, lấy đổi mới thiết bị chế biến làm khâu đột phá, áp dụng công nghệ tiên tiến vào chế biến, xác định hợp lý tỷ lệ chè xanh và chè đen theo nhu cầu của thị trường. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới thiết bị để sản xuất ra các sản phẩm chè sạch và không gây ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp chế biến kinh doanh chè cần phải thu mua nguyên liệu chè búp tươi theo đúng yêu cầu (1 tôm, 2 đến 3 lá non) bằng biện pháp giá thu mua hợp lý cho nơng dân. Kiên quyết xử lý hành chính những cơ sở chế biến thu mua búp chè không đảm bảo chất lượng. Kiên quyết chấn chỉnh tình trạng phát triển các cơ sở chế chè không đảm bảo u cầu về cơng nghệ, vệ sinh an tồn thực phẩm.

Tổ chức rà soát, kiểm tra các cơ sở chế biến, hướng dẫn các doanh nghiệp, các cơ sở chế biến không đảm bảo năng lực về tài chính, cơng nghệ, máy móc thiết bị...chuyển đổi hoặc thu nhỏ qui mô để sản xuất có hiệu quả. Cùng với các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ trong việc cấp phép đầu tư.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về kiểm tra, giám sát các cơ sở trong việc thực hiện các tiêu chuẩn Việt Nam trong chế biến chè, kiên quyết xử lý các cơ sở sản xuất ra sản phẩm chè kém chất lượng .

Tăng năng xuất và chất lượng nguyên liệu: ở đây kỹ thuật tiến bộ về giống mới, quy trình canh tác mới là yếu tố quyết định. Giống mới cùng cách trồng phổ biến bằng cành thay thế cho cách trồng bằng hạt tạo ra năng suất gấp 2 đến 3 lần giống cũ. Đổi mới cơ cấu giống cho từng vùng để tạo sự thay đổi mạnh mẽ chất lượng nguyên liệu cho chế biến. Đổi mới công nghệ chế biến bằng việc hỗ trợ

thiết bị chế biến nhỏ quy mơ hộ, nhóm hộ ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Huyện Tân Sơn đã đưa ra mức hỗ trợ 10 triệu đồng/ 01 bộ thiết bị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)