Đặc điểm phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 26 - 29)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ

2.1.3. Đặc điểm phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo

Trong cơ chế thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay, việc phát triển sản xuất ngày càng trở nên khó khăn hơn.Khi tiến hành phát triển sản xuất phải lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: Sản xuất cái gì ? Sản xuất cho ai ? và sản xuất như thế nào? Những vấn đề này liên quan đến việc xác định

thị trường và phân phối sản phẩm đúng đắn để kích thích sản xuất phát triển. Việc phát triển sản xuất ở các địa phương ở miền xuôi, vùng đồng bằng với muôn vàn thuận lợi như giao thông, giáo dục, y tế, văn hóa,… vốn vẫn rất nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro thì việc phát triển sản xuất ở vùng trung du miền núi cho các hộ nghèo phần đông là dân tộc thiểu sổ thì khó khăn cịn nhân lên gấp bội bởi những hộ nghèo bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thu nhấp thấp, hiểu biết thấp, điều kiện sản xuất hạn chế,…Cụ thể việc phát triển sản xuất cho hộ nghèo nói chung, việc phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo nói riêng có một số đặc điểm sau:

2.1.3.1. Đầu tư cho phát triển trồng chè thấp

Khi tiến hành sản xuất nói chung, sản xuất chè nói riêng, ngồi sức lao động bỏ ra thì một yếu tố khơng thể thiếu đó là vốn sản xuất. Vốn dùng để mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất từ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc thiết bị hỗ trợ sản xuất,…Vốn để hỗ trợ quá trình tiêu thụ sản phẩm giúp quay vòng sản xuất. Vốn để tái sản xuất.

Người nghèo có mức thu nhập thấp, dưới mức sống bình quân của xã hội. Thu nhập của người nghèo không đủ để chi trả những nhu cầu sống tối thiếu. Có thể thấy, hạn chế lớn nhất của người nghèo trong phát triển sản xuất nói chung, sản xuất chè nói riêng là khơng có vốn đầu tư cho sản xuất. Đồng thời người nghèo thường khơng có tài sản đảm bảo để vay vốn.

Như vậy đặc điểm đầu tiên trong việc phát triển sản xuất chè cho người nghèo là khơng có vốn để đầu tư cho sản xuất chè. Nếu có thì mức đầu tư rất thấp không đủ để phát triển sản xuất chè. Đây là khó khăn lớn nhất, để giải quyết cần sự hỗ trợ từ Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương các ngấn hàng chính sách phối kết hợp trong việc hỗ trợ vốn cho người nghèo.

2.1.3.2. Khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật hạn chế

Không thể phủ nhận vai trò của hoa học kỹ thuật trong việc phát triển mọi mặt của đời sống, trong đó có lĩnh vực nơng nghiệp. Một ví dụ điển hình về phép màu trong sản xuất nông nghiệp là ở đất nước Israrel. Israel được biết đến là một vùng đất có khí hậu khắc nghiệt, khi phần lớn diện tích là sa mạc, khơng thuật lợi cho canh tác nông nghiệp. Lượng mưa trung bình hằng năm chỉ từ 20-50 mm. Khu vực này có độ ẩm khơng khí cực thấp và sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm rất lớn khiến việc canh tác nông nghiệp kiểu truyền thống gặp rất nhiều khó

khăn. Nhưng nhờ đầu tư và ứng dụng các kỹ thuật hiện đại mà Israrel là một trong những quốc gia có nền nơng nghiệp tiên tiến nhất thế giới chiếm 2,5% GDP và 3,6% kim ngạch xuất khẩu.

Nước ta, đất nước ngày càng phát triển việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp càng cao giúp gia tăng năng suất lao động, tạo những sản phẩm nông nghiệp đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu ra thế giới đến những thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Mỹ, các nước châu Âu.

Như vậy có thể khẳng định vai trò to lớn của khoa học kỹ thuật trong việc phát triển một nền sản xuất nông nghiệp giá trị cao và phát triển bền vững.

Trong lĩnh vực sản xuất chè cũng vậy. Nhờ khoa học kỹ thuật tạo ra những giống chè có năng suất vượt trội, xây dựng được quy trình trồng và chăm sóc, tăng vụ giúp cây chè nâng cao năng suất và chất lượng, sử dụng các loại máy móc hiện đại vào phục vụ chế biến chè để sản phẩm chè sản xuất ra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt tiêu chuẩn cao.

Nhận thức được vai trò của khoa học công nghệ với việc phát triển sản xuất chè nhưng việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc phát triển sản xuất chè cho người nghèo lại gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do người nghèo có mức thu nhập khơng đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu. Vì vậy đa phần người nghèo khơng có điều kiện quan tâm đến giáo dục, đầu tư nâng cao trình độ của bản thân. Do đó, đa phần người nghèo có trình độ dân trí và sự hiểu biết thấp. Đây là một hạn chế rất lớn trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất nói chung, sản xuất chè nói riêng.

2.1.3.3. Sở hữu về đất nông nghiệp cho sản xuất chè hạn chế

Đặc điểm của người nghèo là khơng có hoặc sở hữu ít về đất đai và tư liệu sản xuất. Thiếu đất sản xuất là một trong những nguyên nhân dẫn đến cái nghèo cứ đeo bám người dân, đặc biệt những người dân tộc thiếu số. Dù người dân có được học về khoa học kỹ thuật trồng trọt, được hỗ trợ về giống, về phân bón,… nhưng khơng có đất sản xuất thì cũng khơng thể tiến hành sản xuất được. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khơng có đất sản xuất của hộ nghèo, đặc biệt người dân tộc thiểu sổ. Có thể kể ra một số nguyên nhân như sau: Nguyên nhân thiếu đất do người nghèo với trình độ hiểu biết hạn chế, tư tưởng lạc hậu nên thường đơng con, khi con lớn, tách hộ ở riêng thì cho con đất; diện tích đất sản xuất hạn chế, cộng với trình độ canh tác kém hiệu quả

dẫn đến nghèo; còn một bộ phận không nhỏ bà con lười lao động, bán đất để tiêu xài, mua sắm, một phần do thiên tai, lũ lụt làm sạt lở, xói mịn dẫn đến tình trạng mất đất sản xuất nơng nghiệp.

Như vậy mặc dù xác định cây chè là cây xóa đói giảm nghèo, cây trọng điểm phát triển kinh tế, mặc dù được hỗ trợ về một số yếu tố sản xuất khác như giống, phân bón,… nhưng một bộ phận không nhỏ hộ nghèo, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số khơng có đất để trồng chè thì việc phát triển sản xuất chè cho người nghèo cịn gặp nhiều khó khăn khó tháo gỡ, cần sự vào cuộc của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương.

2.1.3.4. Địa bàn sinh sống không thuận tiện giao thông

Như ta đã biết vai trị to lớn của giao thơng đối với sự phát triển kinh tế các vùng miền, thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa. Đối với các tỉnh miền núi thì vai trị của giao thơng càng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương. Trước hết giao thông Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân được diễn ra thuận tiện; Giúp cho quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục, bình thường; Nhân tố quan trọng phân bố sản xuất và dân cư, có tác dụng to lớn trong thúc đẩy hoạt động kinh tế - văn hóa ở các vùng núi xa xơi, thực hiện mối giao lưu kinh tế – xã hội giữa các vùng.

Đặc điểm của người nghèo vùng đồi núi trung du, đặc biệt là những hộ dân tộc thiểu số sinh sống ở những địa bàn giao thơng đi lại khó khăn, bị chia cắt. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn cịn nhiều khó khăn, nhiều tuyến giao thơng liên vùng, liên xã chưa được đầu tư để tạo động lực liên kết vùng. Đây là một hạn chế rất lớn đối với nền sản xuất hàng hóa nói chung, sản xuất chè nói riêng để giúp người dân thốt nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)