Tình hình hỗ trợ phát triển sản xuất và tiêu thụ chè tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 41 - 44)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÈ

2.2.1. Tình hình hỗ trợ phát triển sản xuất và tiêu thụ chè tại Thái Nguyên

Thái Nguyên hiện là một trong những vùng chè trọng điểm của cả nước với hơn 18.600ha trồng chè, đạt sản lượng trên 125.000 tấn chè búp tươi và gần 37.000 tấn chè búp khô mỗi năm. Với giá trị sản xuất bình quân trên 70 triệu đồng/ha/năm, chè đang được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” cho bà con nơng dân trên địa bàn tỉnh.

Để tạo nên thương hiệu chè Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã tích cực hỗ trợ các hộ trồng chè về nhiều mặt: từ hỗ trợ về đất sản xuất, về vốn, về giống chè, kỹ thuật trồng, chế biến chè theo tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường. Vấn đề tiêu thụ và tạo dựng thương hiệu cũng được tỉnh Thái Nguyên rất quan tâm.

Theo kế hoạch sản xuất chè Thái Nguyên năm 2016, tỉnh Thái Nguyên dự kiến trồng mới, trồng thay thế 1.000ha chè, phấn đấu sản lượng đạt trên 200 nghìn tấn. Đến thời điểm này, nhân dân các địa phương đã trồng mới được hơn 900ha (đạt 90% kế hoạch năm), với các giống chè cành như TRI 777, LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên… Tất nhiên, vẫn sẽ giữ một diện tích nhỏ chè trung du, được coi là giống chè bản địa, nhằm bảo tồn gene chè và phát huy những ưu điểm quý của loại chè này. Theo ông Đinh Khắc Hiển, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên, với 600 ha diện tích chè được trồng mới và phục hồi, mỗi năm Thái Ngun tích cực đưa giống chè mới có năng suất, chất lượng cao thay thế dần cho giống chè trung du cũ đã cằn.

Về hỗ trợ sản xuất, theo Hỗ trợ người dân sản xuất chè Thái Nguyên, năm 2018, tỉnh Thái Nguyên sẽ trích ngân sách tiếp tục hỗ trợ 18,4 tỷ đồng cho hoạt động sản xuất, chế biến chè. Hỗ trợ về giá giống; hỗ trợ mơ hình chứng nhận sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, mơ hình tưới chè và mơ hình cơ giới hóa chế biến chè theo quy mơ nơng hộ, nhóm hộ, hợp tác xã, làng nghề sản xuất chè Thái Nguyên. Hoạt động tích cực hỗ trợ người dân sản xuất chè Thái Nguyên còn được thể hiện ở việc hỗ trợ bà con ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ khâu chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh đến thu hoạch.

Tại một số địa phương khó khăn như huyện Định Hóa, Tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ tích cực cho các hộ nghèo trồng chè. Hội đồng nhân dân huyện Định Hóa đã thơng qua phương án hỗ trợ trồng 100ha chè vụ thu với tổng kinh phí thực hiện là 1,35 tỷ đồng. Theo đó, hộ dân tham gia trồng chè thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo sẽ được hỗ trợ 100% giá giống (ngân sách tỉnh 50%, ngân sách huyện hỗ trợ 50%), người dân không phải hộ nghèo được hỗ trợ 80% giá giống (ngân sách huyện 30%, ngân sách tỉnh 50%).

Nhằm thiết thực Hỗ trợ người dân sản xuất chè Thái Nguyên, các cấp các ngành của thái Nguyên cũng đã tổ chức nhiều hội thảo nhằm bàn thảo thực trạng, định hướng phát triển sản xuất chè an toàn; giải pháp quản lý thuốc bảo vệ thực vật cho cây chè, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn sản phẩm chè… Đối với tỉnh Thái Nguyên, tại các vùng sản xuất chè tập trung có trên 80% diện tích được sản xuất theo hướng an toàn; 46 cơ sở sản xuất được cấp chứng nhận an toàn VietGAP, GlobalGap, UTZ; 241 cơ sở sản xuất, chế biến chè được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong giai đoạn 2016-2020, Thái Nguyên dự kiến sẽ mở rộng diện tích chè được ứng dụng quy trình sản xuất an tồn, phấn đấu bình quân mỗi năm hỗ trợ chứng nhận được 500ha chè sản xuất theo quy trình VietGAP, 1.000ha được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

Về hỗ trợ chế biến và tiêu thụ sản phẩm, Tỉnh Thái nguyên triển khai nhiều giải pháp thiết thực. Ai đã từng thưởng thức các đặc sản chè vùng đất Thái Nguyên chắc hẳn sẽ không thể nào quên được hương vị đậm đà của chè Phú Lương, Tân Cương, La Bằng, Núi Chúa… Thế nhưng, nhiều năm qua, phần lớn các sản phẩm chè Thái Nguyên vẫn chỉ loanh quanh tiêu thụ ở thị trường nội địa, cho dù hương vị khơng thua kém gì chè Long Tỉnh của Hàng Châu (Trung Quốc). Nguyên nhân là bởi từ trước tới nay, việc trồng, chế biến và bảo quản chè của người dân đa phần vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, làm theo phương pháp thủ công, chưa ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, nên sản phẩm chè làm ra chưa có chất lượng cao, hiệu quả kinh doanh chưa được như mong muốn. Để phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên nói chung, Chè đặc sản Tân Cương nói riêng, thời gian qua, thành phố Thái Nguyên đã chú trọng đầu tư, hỗ trợ, mở rộng phát triển diện tích chè gắn với cơng nghiệp chế biến; hỗ trợ kinh phí mua máy móc phục vụ chế biến, phun tưới chè; khuyến khích người dân sản xuất chè an tồn. Chế biến, bảo quản sản phẩm chè Thái Nguyên, đặc biệt là

áp dụng biện pháp quản lý tiên tiến để bảo đảm an tồn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, nhiều sản phẩm chè của tỉnh đã được công nhận bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng cấp quốc gia VietGAP và cấp quốc tế (như UTZ, GlobalGAP…). Nhờ đó, các sản phẩm chè của địa phương ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại và chất lượng sản phẩm.

Về công nghệ chế biến, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chè tại Thái Nguyên đã tích cực đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất. Trong đó, điển hình là Cơng ty TNHH ORGAMA (xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) đã quyết định mua mới một máy sấy bơm nhiệt để sản xuất và chế biến chè. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Thái Nguyên đã quyết định phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Phú Lương thực hiện Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong chế chiến chè” cho Cơng ty ORGAMA. Qua đó, khuyến khích đơn vị phát triển, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời, góp phần giữ gìn và quảng bá thương hiệu chè Thái Nguyên. Tổng nguồn vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị của Dự án là gần 304 triệu đồng. Trong đó, Trung tâm Khuyến công Thái Nguyên hỗ trợ 153 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến cơng địa phương năm 2018. Sau một thời gian ứng dụng hệ thống máy móc mới, kết quả cho thấy, máy sấy bơm nhiệt có nhiều ưu điểm nổi trội. Cụ thể như, thời gian sấy khô sản phẩm nhanh từ 10 - 12h, bởi buồng sấy tạo độ khô rất cao. Do vậy, khi đưa chè vào sấy sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian. Ngoài ra, sử dụng máy sấy bơm nhiệt sẽ giữ chất lượng của sản phẩm sấy khô tốt hơn, màu sắc đẹp hơn, hương vị và chất lượng dinh dưỡng được bảo toàn.

Ngoài ra, trong những năm qua, Khuyến công Thái Nguyên đã dành nguồn vốn đầu tư không nhỏ hỗ trợ nâng cao giá trị cho cây chè thông qua chuỗi các hoạt động như đào tạo nghề; xây dựng mơ hình trình diễn kỹ thuật sản xuất; hỗ trợ thuê tư vấn thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm chè; hỗ trợ các cơ sở sản xuất chè tham dự các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Cụ thể, từ năm 2008 đến nay, Khuyến công Thái Nguyên đã dành 3,161 tỷ đồng, trong đó kinh phí khuyến cơng quốc gia là 1,792 tỷ đồng, kinh phí khuyến cơng địa phương là 1,368 tỷ đồng hỗ trợ cho các DN sản xuất, kinh doanh chè. 28 đề án đã được triển khai, bao gồm: 8 đề án dạy nghề chế biến chè với tổng số 1.459 lao động được đào tạo; 5 đề án xây dựng mơ hình trình diễn kỹ thuật; 13 đề án hỗ trợ ứng dụng thiết bị, máy móc vào sản xuất; 2 đề án hỗ trợ các cơ sở chế biến chè tham gia hội chợ trong và ngoài nước.

Với sự hỗ trợ tích cực từ cơng tác khuyến cơng, hoạt động sản xuất, kinh doanh chè của các DN, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh được cải thiện rõ rệt. Tỉnh đã xuất khẩu được khoảng 10 triệu USD mỗi năm, sản phẩm chè của tỉnh cũng đã chinh phục được các thị trường khó tính như: Mỹ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan, Nga…

Để các DN sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, thời gian tới, Khuyến công Thái Nguyên sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ. Cụ thể, tỉnh sẽ kết hợp với Hiệp hội chè Việt Nam và các viện, trường chuyên ngành xây dựng thí điểm mơ hình chuẩn sản xuất và chế biến chè từ đó nhân rộng. Tổ chức tập huấn, đào tạo về tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và UTZ đối với các cơ sở, hợp tác xã, các cá nhân đang sản xuất chè. Hỗ trợ các công ty, cơ sở sản xuất, hợp tác xã xây dựng mơ hình áp dụng sản xuất sạch hơn để nâng cao chất lượng cũng như giá thành sản phẩm. Tiếp tục hỗ trợ việc xây dựng các mơ hình trình diễn kỹ thuật sản xuất và chế biến chè điển hình từ đó quảng bá và nhân rộng. Tiếp tục hỗ trợ các đơn vị tham gia hội chợ trong và ngoài nước nhằm quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chè của tỉnh.

Trong quảng bá thương hiệu sản phẩm chè Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt đề án Gắn phát triển sản xuất chè với du lịch sinh thái. Hiện nay, vùng chè đặc sản Tân Cương đã trở thành điểm du lịch độc đáo, thu hút khách du lịch tham quan, khám phá và trải nghiệm, góp phần vào sự phát triển du lịch chung của tính Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)