Đổi mới tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 105 - 107)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÈ CHO HỘ NGHÈO HUYỆN

4.3.3. Đổi mới tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật

Khó khăn trong triển khai tập huấn KHKT cho hỗ nghèo phần đông là đồng bào dân tộc thiểu số là trình độ dân trí thấp, gặp nhiều hạn chế trong việc

tiếp thu. Vì vậy trong thời gian tới cần đổi mới công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con, lựa chọn nội dung gần gũi, lựa chọn phương pháp dễ hiểu để thực hiện nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Qua khảo sát cho thấy đa phần các hộ cho rằng công tác tập huấn là rất cần thiết, tuy nhiên cịn một bộ phận khơng nhỏ hộ nghèo được hỏi cho rằng nội dung tập huấn chưa dễ hiểu, chiếm tới 40,7%, phương pháp tập huấn chưa phù hợp chiếm tới 41% ý kiến. Nguyên nhân phần lớn là do trình độ hiểu biết của các hộ nghèo nhìn chung thấp, nhiều hộ khơng biết đọc, biết viết, không thông thạo tiếng Kinh. Nội dung triển khai tập huấn rất nhiều bao gồm một hệ thống các biện pháp kỹ thuật thâm canh như việc xây dựng các đồi, nương chè (mật độ trồng, tạo hình nương chè) đến việc chăm sóc bón phân, diệt trừ sâu bệnh, cỏ dại, kể cả kỹ thuật hái chè.

Ngoài ra do hạn chế về kinh phí và thời gian nên cịn một bộ phận lớn số hộ trồng chè chưa được tập huấn, chưa được tiếp cận khoa học kỹ thuật trồng chè. Điển hình như việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Để phòng trừ sâu bệnh hại cho cây chè, nhiều hộ đang sử dụng một lượng khá lớn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tuy nhiên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng bệnh của cây chè, chưa theo chỉ dẫn còn nhiều. Hơn nữa nhiều hộ dân chưa quan tâm đến độ độc hại và thời gian cách ly. Kỹ thuật pha, phun thuốc chưa đúng cách, nồng độ tăng, liều lượng giảm nên hiệu quả phòng, trừ dịch hại chưa cao. Khi pha thuốc xong, các vỏ bao bì vứt bừa bãi ngay tại nơi phun thuốc, trên nương chè đã làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, chất lượng sản phẩm…Thâm chí, có nhiều người cịn phun thuốc tăng liều lượng do thói quen hỗn hợp thuốc … để phòng trừ sâu bệnh cho cây chè dẫn đến hiện tượng sâu hại kháng thuốc, làm dịch hại bùng phát. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều sản phẩm chè có dư lượng thuốc BVTV vượt quá mức cho phép…

Như vậy, trong thời gian tới để công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả cao thì Huyện cần đổi mới nội dung, phương pháp tập huấn cho các hộ nghèo trồng chè. Cụ thể:

- Cần phát tài liệu tập huấn cho các hộ trồng chè. Những hộ không đến được lớp tập huấn cần thông qua địa phương phát tận tay. Tài liệu tập huấn cần ngắn gọn, dễ hiểu, nhưng vẫn đảm bảo cụ thể, chi tiết, có hình ảnh minh họa.

- Triển khai cơng tác tập huấn ngồi bằng tiếng Kinh cần kết hợp với cán bộ địa phương thông thuộc tiếng dân tộc thiểu số để hỗ trợ, giải thích cho bà con.

- Cần hình thành các nhóm hộ gia đình có địa bàn sinh sống, sản xuất chè gần nhau để hỗ trợ nhau trong việc thực hiện các nội dung được tập huấn trong sản xuất chè.

- Phương pháp tập huấn cần lồng ghép nhiều nội dung mô tả, thực hành tại thực địa cho bà con nông dân dễ quan sát và học hỏi.

- Huyện nên tổ chức các buổi giao lưu hoặc hội thi tìm hiểu về khoa học kỹ thuật canh tác chè tại từng địa phương để đẩy mạnh triển khai nội dung tập huấn vào thực tiễn.

- Huyện nên nghiên cứu và triển khai mơ hình tổ dịch vụ trong sản xuất chè mà nhiều địa phương khác đã áp dụng, đem lại hiệu quả. Tổ dịch vụ bảo vệ thực vật trên cây chè hoạt động với mục tiêu sản xuất chè theo hướng bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng, người sống xung quanh và môi trường sinh thái, hạn chế thấp nhất số người dân tiếp xúc trực tiếp với thuốc BVTV và cung cấp dịch vụ phòng trừ dịch hại trên cây chè, các loại cây trồng khác với chất lượng dịch vụ tốt nhất... Các thành viên của Tổ dịch vụ là người nắm được khái niệm về thuốc BVTV, cách phân loại thuốc, kỹ thuật sử dụng cũng như phun thuốc… giúp người trồng chè chọn đúng thuốc, phun đúng thời điểm; giảm được 30-50% số lần phun thuốc/lứa chè, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư; thời gian cách ly đảm bảo…

Qua thực hiện mơ hình trên một số địa phương cho thấy tổ dịch vụ chỉ với 3 người và 1 máy phun thuốc động cơ có thể phịng trừ sâu bệnh trên diện tích khoảng 10 ha, tương đương 60 hộ dân. Mơ hình dịch vụ BVTV mang lại hiệu quả cao nhờ phát hiện kịp thời sâu bệnh hại và phun thuốc kịp thời, đúng bệnh và các biện pháp phun hiện đại.

Do đó nếu huyện Tân Sơn triển khai được mơ hình Tổ dịch vụ bảo vệ thực vật sẽ tiết kiệm chi phí về thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên chè đảm bảo phát triển sản xuất chè bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)