Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 49 - 54)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vi trí địa lý

Tân Sơn là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Việt Trì 75 km và cách thủ đô Hà Nội 117 km, huyện có tổng diện tích tự nhiên 68.984,58 ha.

Biểu đồ 3.1. Bản đồ huyện Tân Sơn

Ranh giới hành chính như sau: - Phía Đơng giáp huyện Thanh Sơn.

- Phía Tây giáp huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ và huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

- Phía Nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.

- Phía Bắc giáp huyện n Lập.

Huyện có 17 đơn vị hành chính cấp xã (14 xã đặc biệt khó khăn), hiện tại huyện chưa có thị trấn. Trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị của huyện đóng tại xã Tân Phú.

Trên địa bàn huyện có các tuyến quốc lộ 32A, 32B chạy qua, đây là các tuyến quan trọng tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nơng lâm nghiệp, thủy sản nói riêng giữa Tân Sơn với các địa phương lân cận như Sơn La, Phú Thọ và các huyện trong tỉnh.

3.1.1.2. Địa hình

Là huyện miền núi nên địa hình Tân Sơn có đặc điểm độ dốc lớn, xen kẽ là các dải ruộng và thung lũng nhỏ, chia cắt mạnh tạo nên sự đa dạng và phức tạp cho địa hình của huyện. Có 4 dạng địa hình chính:

Địa hình núi thấp loại địa hình này có độ dốc trên 30º, độ cao trung bình so với mực nước biển 700 - 800 m. Dạng địa hình này bị chia cắt mạnh, gây khó khăn trong sản xuất nơng lâm nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng. Phân bố chủ yếu ở các xã: Thu Cúc, Đồng Sơn, Xuân Sơn, Kim Thượng, Thu Ngạc, Thạch Kiệt.

Địa hình đồi cao có độ dốc từ 25 - 30º, độ cao trung bình so với mực nước biển 300 - 700m, được phân bố chủ yếu ở các xã Tân Phú và Xuân Đài.

Địa hình Trung du, đồi thấp có dộ dốc trung bình 15 - 20º, độ cao trung bình so với mực nước biển 150 - 300 m. Loại địa hình này khá phù hợp và thuận lợi cho sự phát triển nông lâm nghiệp và phân bố chủ yếu ở các xã: Minh Đài, Long Cốc, Mỹ Thuận, Tam Thanh, Văn Lng.

Địa hình thung lũng đồng bằng là các dạng thung lũng nhỏ hẹp, các dải đất hẹp nằm xen lần vùng đồi núi. Đây là vùng thuận lợi nhất trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lương thực, cây chè..

3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

Tân Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới, mang những nét điển hình như mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đơng lạnh, cuối đơng ẩm ướt và mưa phùn.

Địa hình huyện Tân Sơn rất đa dạng tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau, địa hình chia cắt, dốc kéo dài, phần lớn là rừng núi đất, cấu tạo theo kiểu bát úp, nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sơng Bứa, nơi kết thúc dãy Hoàng Liên Sơn.

Theo số liệu khí tượng thuỷ văn tại trạm Minh Đài, nhiệt độ khơng khí trung bình qua các năm là 23,30C (nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,30C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3,10C). Số giờ nắng trung bình qua các năm là 1.453 giờ. Lượng mưa trung bình qua các năm là 1.808,8 mm, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 (chiếm trên 70% lượng mưa cả năm). Độ ẩm khơng khí trung bình qua các năm là 86,8%, tháng có độ ẩm khơng khí lớn nhất là tháng 8 và thấp nhất là tháng 5. Tốc độ gió trung bình 1,8 m/s, hướng gió chính: Đơng, Đơng Nam và Tây Nam.

Mùa khô hạn kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tân Sơn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khơ nóng vào các tháng 4, 5, 6, 7, nhiệt độ trong các tháng này nhiều khi lên tới 39 - 400C; mưa bão vào tháng 8, 9 gây lụt lội và lũ; sương muối vào mùa đông, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung khí hậu của huyện Tân Sơn khá thuận lợi trong sản xuất nông lâm nghiệp với thế mạnh cây nguyên liệu giấy và thuận lợi cho cây chè phát triển...

3.1.1.4. Tài nguyên đất đai

a) Đặc điểm thổ nhưỡng

Bảng 3.1. Các loại đất huyện Tân Sơn

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất Phù sa 264,00 0,38 2 Đất Giây 720,12 1,04 3 Đất xám 62840,53 91,09 4 Đất tầng mỏng 429,84 0,63 5 Đất Đỏ 2303,45 3,34 6 Đất khác 2426,64 3,52 Tổng diện tích tự nhiên 68 984,58 100,00

Nguồn số liệu: Phịng Tài ngun Mơi trường - huyện Tân Sơn (2017)

Đất đai của huyện Tân Sơn mang những nét cơ bản chung của vùng núi thấp, được hình thành do nham thạch phong hoá tại chỗ và từ các sản phẩm bồi tụ. Qua điều tra đánh giá cho thấy, chất lượng đất trong tồn huyện có hàm lượng các chất dinh dưỡng ở mức khá, kết cấu đất tơi xốp, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, các loại cây đặc sản và cây dược liệu đặc biệt là cây chè

Theo số liệu báo cáo của đánh giá phân hạng đất của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Phú Thọ về tài nguyên đất huyện Tân Sơn có 5 nhóm đất chính với 23 đơn vị phân loại.

Hướng sử dụng các loại đất

nghiệp, rất thích hợp với các loại cây trồng như lúa, ngơ, rau màu các loại... - Nhóm đất Giây: Do phân bố ở những địa hình thấp trũng nên cây trồng chính của loại đất này chủ yếu là lúa.

- Đất xám: Diện tích tập trung nhiều nhất là ở xã Thu Cúc và Xuân Đài. Đây là nhóm đất nghèo dinh dưỡng, bị khơ hạn và rửa trơi mạnh. Tuy nhiên do địa hình bằng thoải, đất có cơ giới nhẹ dễ canh tác nên thích hợp với cây màu và các loại cây cơng nghiệp ngắn ngày.

- Đất tầng mỏng: Đây là nhóm đất nghèo dinh dưỡng nên khó thích nghi với các loại cây màu, cây công nghiệp chỉ nên trồng rừng, tăng cường thảm phủ thực vật và trồng các loại cây có khả năng cải tạo đất.

- Đất đỏ: Đây là nhóm đất có thành phần dinh dưỡng khá, phù hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cây chè

b) Hiện trạng sử dụng đất

Năm 2016 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 68.984,58 ha, trong đó: - Đất nơng nghiệp 57.869,3 ha, chiếm 83,89% tổng diện tích đất tự nhiên; - Đất phi nơng nghiệp 2.214,8 ha, chiếm 3,21% tổng diện tích đất tự nhiên; - Đất chưa sử dụng 8.900,8 ha, chiếm 12,9% tổng diện tích đất tự nhiên.

* Đất nông nghiệp

Chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất đai của huyện, diện tích đất nơng nghiệp của huyện là 57.869,3 ha chiếm 83,89% so với diện tích đất tự nhiên. Trong đó phân theo mục đích sử dụng:

- Đất sản xuất nông nghiệp 5.224,1 ha, chiếm 9,03% diện tích đất nơng nghiệp. Trong đó: Diện tích đất trồng cây hàng năm 2.422,3 ha, đất trồng cây lâu năm 2.801,8 ha. Riêng đất trồng lúa, năm 2016 diện tích là 2.262,3 ha, trong đó đất chun lúa 1.397,4 ha (2 vụ lúa), đất lúa còn lại 824,4 ha (1 vụ lúa), đất lúa nương còn 40,5 ha (Kim Thượng).

- Đất lâm nghiệp 52.563,7 ha, chiếm 90,83% so với diện tích đất nơng nghiệp. Trong đó: Đất rừng sản xuất là 27.821,6 ha; đất rừng phòng hộ là 15.228,4 ha; đất rừng đặc dụng là 9.513,7 ha.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 81 ha, chiếm 0,14 % diện tích đất nơng nghiệp - Đất nơng nghiệp khác là 0,4 ha.

* Đất phi nông nghiệp

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015

STT Diễn giải

Năm 2010 Năm 2015 Diện

tích (ha) Cơ cấu (%) tích (ha) Diện Cơ cấu (%)

ĐẤT NÔNG NGHIỆP 56613,5 82,22 57869,2 84,04

1 Đất sản xuất nông nghiệp 5231,9 9,24 5224,1 9,03

1.1 Đất trồng cây hàng năm 2520,9 48,18 2422,3 46,36

1.1.1 Đất trồng lúa 2288,5 90,78 2262,3 93,39

- Đất chuyên trồng lúa nước 1501,8 1397,4

- Đất lúa nước còn lại 746,2 824,4

- Đất lúa nương 40,5 40,5

1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 232,4 9,22 160 6,61

- Đất bằng trồng cây hàng năm khác 209,2 136,9

- Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác 23,2 23,1

1.2 Đất trồng cây lâu năm 2711,1 51,82 2801,8 53,63

- Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 2081,9 2142,7

- Đất trồng cây ăn quả lâu năm 13,5 26

- Đất trồng cây lâu năm khác 603,7 633,1

2 Đất lâm nghiệp 51303,9 90,62 52563,7 90,83

2.1 Đất rừng sản xuất 27847,4 54,28 27821,6 52,92

- Đất có rừng tự nhiên sản xuất 12172,7 11489,2

- Đất có rừng trồng sản xuất 10118,8 9763,5

- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 1014,1 994,1

- Đất trồng rừng sản xuất 4541,9 5574,9

2.2 Đất rừng phòng hộ 15962,8 31,11 15228,4 28,97

- Đất có rừng tự nhiên phòng hộ 12596,5 11458,2

- Đất có rừng trồng phịng hộ 2681,6 2803,3

- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ 373,4 274,3

- Đất trồng rừng phòng hộ 311,3 692,6 2.3 Đất rừng đặc dụng 7493,7 14,61 9513,7 18,11 - Đất có rừng tự nhiên đặc dụng 7015,7 8959,7 - Đất có rừng trồng đặc dụng 478 554 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 72,7 0,14 81 0,14 4 Đất nông nghiệp khác 0,5 0,4

Đất phi nơng nghiệp tồn huyện là 2.214,8 ha, chiếm 3,21% tổng diện tích đất tự nhiên. Bao gồm: Đất ở nông thơn, đất chun dùng, đất tơn giáo tín

ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sơng suối và mặt nước chuyên dùng....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)