Các yếu tố ảnh hưởng tới hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho người nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 37 - 41)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho người nghèo

2.1.5.1. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo

Cơ chế chính sách của Nhà nước tác động trực tiếp đến cung, cầu của một số nông sản trên thị trường trong đó có chè. Đi đơi với việc kích thích sản xuất thơng qua tác động của thị trường là chính sách giá, chính sách về tiêu thụ sản phẩm, chính sách về nghiên cứu một số giống mới... Nhà nước cần chú ý đến việc đầu tư vốn, xây dựng các mạng lưới tiêu thụ cũng như xây dựng các nhà máy chế biến chè.

Chính sách quy hoạch phát triển vùng sản xuất: Việc quy hoạch phát triển vùng sản xuất cây chè cần được bố trí tập trung gắn với các nhà máy chế biến, các thị trường tiêu thụ. Đồng thời, lao động trồng và chăm sóc chè cũng cần được quy hoạch tốt. Mặt khác việc quy hoạch nâng cao trình độ đội ngũ lao động và cải thiện cơ cấu đội ngũ là một yếu tố vơ cùng quan trọng.

Chính sách hỗ trợ về vốn: Khó khăn được đề cập nhiều nhất hiện nay đó là vốn và giá các yếu tố đầu vào cho sản xuất chè. Các hộ nông dân trồng chè hiện nay do thiếu vốn tái sản xuất, thường xuyên trong tình trạng làm vụ sau trả nợ vụ trước, khơng có tiền mua giống, phân bón, trang trải sinh hoạt, vì thế họ phải nợ các đại lý, cơ sở thu mua chè với lãi suất từ 2- 3%/ tháng, chưa kể vật tư mua tại đại lý đều cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Dường như thành quy luật, năm được mùa thì giá chè rẻ, năm mất mùa thì giá tăng. Song với cách sản xuất hiện tại thì giá có cao, người dân cũng khơng đủ trả nợ cũ. Chưa kể nhiều yếu tố

bất lợi khác do đầu ra phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà máy chế biến chè thu mua nên bấp bênh.

Chính sách phát triển hạ tầng nông thôn: Cơ sở hạ tầng yếu kém là một trong những khó khăn mà nhà nước cần có chính sách khắc phục. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian bảo quản chè, khả năng tăng vụ và giá bán của sản phẩm chè sau thu hoạch. Phát triển hệ thống giao thơng cũng sẽ góp phần giảm tỷ lệ hao hụt trong q trình vận chuyển chè (Nguyễn Hải Hồng, 2011).

Các chính sách nghiên cứu phát triển giống chè mới: cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất chè, việc tạo ra các giống mới có khả năng chống chịu cao, năng suất chất lượng cao sẽ góp phần tăng năng suất chè.

2.1.5.2. Quy hoạch

Việc quy hoạch phát triển vùng sản xuất cây chè cần được bố trí tập trung gắn với các nhà máy chế biến, các thị trường tiêu thụ. Đồng thời, lao động trồng và chăm sóc chè cũng cần được quy hoạch tốt. Mặt khác việc quy hoạch nâng cao trình độ đội ngũ lao động và cải thiện cơ cấu đội ngũ là một yếu tố vô cùng quan trọng.

2.1.5.3. Nguồn lực địa phương

Để hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất chè thì khơng thể khơng kể đến vai trị của chính quyền địa phương các cấp trong việc triển khai cơ chế, chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất chè, trong việc tổ chức liên kết với các đơn vị như các trường đại học, các trung tâm khoa học công nghệ trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nghèo, liên kết với các tổ chức tài chính hỗ trợ người nghèo vay vốn để phát triển sản xuất…. Để làm tốt được vai trị của mình cịn phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực của từng địa phương. Cụ thể:

Thứ nhất, nguồn lực đất đai

Trong các chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất nơng nghiệp nói chung, phát triển trồng chè nói riêng có chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho người nghèo. Việc hỗ trợ đất cho người nghèo phụ thuộc rất lớn vào quỹ đất sản xuất cảu từng địa phương. Có những địa phương quỹ đất sản xuất dồi dào thì mức hỗ trợ bình quân về quỹ đất sản xuất cho người nghèo nhận được là lớn, từ đó tạo điều kiện cho họ có nhiều đất để phát triển sản xuất chè. Ngược lại một số địa phương hạn chế về quỹ đất sản xuất, cần phải có sự hỗ trợ cho người nghèo

trong việc cải tạo đất để có thể tiến hành sản xuất sẽ là một hạn chế, khó khăn cho người nghèo trong việc phát triển sản xuất chè.

Thứ hai, nguồn lực về tài chính

Nguồn lực về tài chính phụ thuộc rất lớn vào số thu ngân sách của địa phương đó. Ở những địa phương nghèo thì số thu ngân sách rất hạn chế. Từ đó khơng có nguồn lực tài chính để đầu tư cho các cơng trình cơng ích phục vụ cho phát triển sản xuất của địa phương như giao thông, thủy lợi, …Nguồn lực tài chính hạn chế cịn gây khó khăn cho nhiều địa phương trong việc hỗ trợ các yếu tố đầu vào, hỗ trợ tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nghèo trong việc phát triển sản xuất chè.

Thứ ba, nguồn lực con người

Nguồn lực con người ở đây được hiểu là nguồn lực về một bộ máy cán bộ lãnh đạo năng nổ, nhiệt tình, giàu tri thức, giàu tư duy để đem đến luồng sinh khí mới, cách làm mới cho việc phát triển sản xuất nơng nghiệp nói chung, phát triển sản xuất chè nói riêng, đặc biệt tại những địa phương có nhiều hộ nghèo, tạo nên sức bật kinh tế cho địa phương.

Nguồn lực con người ở đây còn là nguồn lực về những người dân, người nơng dân, người sản xuất có vốn, có trình độ cao để từ đó đứng ra làm yếu tố then chốt giữ vai trò nòng cốt trong việc phát triển kinh tế địa phương, tạo ra những điển hình tiên tiến trong việc phát triển sản xuất.

2.1.5.4. Đặc điểm của hộ nghèo

a. Trình độ và nhận thức của hộ sản xuất

Nhận thức ảnh hưởng đến cách thức tổ chức sản xuất: trong sản xuất những người có trình độ văn hóa và trình độ nghề nghiệp cao hơn thì khả năng tổ chức sản xuất tốt hơn. Đối với người nơng dân khi nhận thức cịn thấp thì khả năng tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa là một yếu điểm gây cản trở lớn, hầu hết người dân có tư tưởng sản xuất nhỏ, manh mún theo điều kiện của gia đình về vốn và lao động, kinh nghiệm, dựa phần lớn vào thiên nhiên. Nhận thức theo hướng sản xuất hàng hóa, đầu tư vốn lớn và sản xuất theo quy mơ rất khó được tiếp cận bởi người dân có trình độ thấp. Trong sản xuất chè, nhận thức của người dân còn bị ảnh hưởng theo lối sản xuất du canh, du cư và chặt phá rừng để khai thác nguồn đất đai màu mỡ trong vài lần sản xuất đầu thay vì cải tạo đất.

Tiếp cận và xử lý thơng tin: trong q trình sản xuất chè, việc tiếp cận và xử lý thơng tin là rất quan trọng. Cần trình độ nhận thức đủ để đồng thời tiếp cận, chọn lọc và xử lý thông tin và đưa ra các quyết định. Nhận thức thấp sẽ hạn chế tất cả các bước trong quá trình này, ảnh hưởng lớn đến q trình sản xuất hàng hóa. Nhận thức cao sẽ nâng cao tính hiệu quả của các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ và các lớp đào tạo ngắn hạn.

Áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT): thực tiễn sản xuất đã được chứng minh rằng một người có nhận thức cao hơn sẽ tiếp cận KHKT thông qua học hỏi từ các kênh thông tin tốt hơn. Khả năng áp dụng khoa học đó vào q trình sản xuất tốt hơn. Bên cạnh đó những người nhận thức thấp quá trình xử lý KHKT mới và sáng tạo đúc rút kinh nghiệm nhanh hơn. Điều này ảnh hưởng tích cực tới quá trình sản xuất chè. Và điều ngược lại sẽ xảy ra nếu trình độ nhận thức của người dân thấp sẽ cản trở quá trình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

Phát triển bền vững: phát triển được đặt ra trong quá trình sản xuất chè. Tuy nhiên nhận thức của nơng dân đang ảnh hưởng đến q trình phát triển bền vững. Nội dung phát triển bền vững trong sản xuất chè tức là phát triển cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và mơi trường. Đạt được điều này thì nhận thức người dân phải ở mức cao. Hầu hết người dân chưa hiểu được phát triển bền vững là gì và điều này ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất chè.

b. Tập quán sản xuất

Tập quán sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến việc ứng dụng tiến bộ KHKT mới, áp dụng phương pháp canh tác mới. Hiện nay, phần lớn trình độ nhận thức của người dân ở các vùng miền núi đặc biệt là vùng cao, vùng sâu, vùng xa cịn thấp. Vì vậy việc chuyển đổi phương thức canh tác cũ sang phương thức canh tác mới là một vấn đề khó khăn. Hầu hết các phương pháp canh tác truyền thống là quảng canh ở các vùng núi, dựa vào tự nhiên là chủ yếu, canh tác theo hình thức quảng canh, đốt rừng và phá rừng làm nương rẫy diễn ra phổ biến, đặc biệt là những năm 1990 và 2000, điều này làm một lượng rừng bị biến mất. Bên cạnh đó, phương thức canh tác độc canh, khơng bón phân hoặc bón ít đã làm cho tầng đất mặt bị rửa trôi và bạc màu ảnh hưởng rất lớn đến diện tích đất sản xuất và mơi trường, đồng thời làm tăng chi phí và tính khơng hiệu quả trong quá trình sản xuất (Nguyễn Thị Hương, 2015).

Tập quán sản xuất ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hàng hóa, sản xuất dựa trên tự nhiên, dựa vào điều kiện của hộ trong khi sản xuất hàng hóa phân cơng lao động diễn ra và quy mô sản xuất phải dựa vào nhu cầu và nguồn lực của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)