KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 113 - 116)

5.1. KẾT LUẬN

Phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn đã đem lại nguồn thu nhập cho huyện, cho kinh tế hộ gia đình và là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao tạo cơng ăn, việc làm, thu hút lao động lúc nông nhàn của huyện. Cây chè cho năng suất cao, nhưng hiện nay sự phát triển sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ. Do vậy việc nghiên cứu “Giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện

Tân Sơn tỉnh Phú Thọ” có ý nghĩa rất to lớn đối với huyện Tân Sơn nói chung

và nơng hộ nghèo nói riêng. Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã giải quyết được cơ bản những yêu cầu đặt ra thông qua những vấn đề chủ yếu sau đây:

1) Một là, trên phương diện lý luận, đề tài đã phân tích rõ các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo gồm hỗ trợ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như hỗ trợ đất sản xuất, giống chè, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học cho hộ nghèo trồng chè, hình thành các tổ hợp tác, giao thương cho hộ nghèo trồng chè, hỗ trợ tiêu thụ chè, kết quả hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo gồm các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, công tác quy hoạch của địa phương, nguồn lực của địa phương, đặc điểm của hộ nghèo trồng chè.

2) Trên phương diện thực tế, Luận văn đánh giá được thực trạng hỗ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Các mặt đạt được: Chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn huyện Tân Sơn về cơ bản đã triển khai tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho hộ nghèo phát triển sản xuất chè từ việc hỗ trợ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như hỗ trợ đất sản xuất, giống chè, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học cho hộ nghèo trồng chè, hình thành các tổ hợp tác, giao thương cho hộ nghèo trồng chè, hỗ trợ tiêu thụ chè. Các chính sách hỗ trợ trên đã phát huy hiệu quả rõ rệt đối với các hộ nghèo trồng chè trên địa bàn Huyện, góp phần làm giảm số hộ nghèo toàn Huyện năm 2016 là 12,7% so với năm 2015, năm 2017 giảm 15,6% so với năm 2016, các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất q hương mình.

hộ nghèo huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ cũng bộc lộ nhiều hạn chế.

Trong hỗ trợ đất sản xuất, tồn tại một phần nhỏ đất sản xuất được hỗ trợ khơng đúng đối tượng, diện tích đất hỗ trợ cho hộ nghèo quá nhỏ so với nhu cầu của các hộ, nhiều diện tích đất sản xuất hỗ trợ người dân tộc lại không màu mỡ, ở địa thế không thuận lợi cho sản xuất. Trong hỗ trợ giống chè, do các giải pháp về hỗ trợ cần được thực hiện đồng bộ nên đã có tình trạng người nghèo được hỗ trợ về giống, về phân bón,…nhưng lại khơng có đất sản xuất. Trong hỗ trợ phân bón, thuốc BVTV, một phần vật tư bị quá hạn, phân vón cục, hịa tan kém, thuốc bảo vệ thực vật chất lượng không đồng đều. Trong công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nội dung tập huấn chưa dễ hiểu, phương pháp tập huấn chưa phù hợp. Trong hỗ trợ hình thành nhóm sản xuất chưa được quan tâm đúng mức nên thực tế tại Huyện Tân Sơn số hợp tác xã q ít, chưa có tác dụng quy tụ những hộ trồng chè. Trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, chưa đầu tư đúng mức với hệ thống giao thơng, chưa có sự hỗ trợ thích đáng với các cơ sở chế biến. Trong công tác quy hoạch vùng phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo, chưa gắn quy hoạch phát triển sản xuất chè đồng bộ với phát triển các yếu tố cơ sở hạ tầng của vùng.

3) Dựa trên sự phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo và thực trạng tại huyện Tân Sơn, nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới, Tác giả đưa ra một số giải pháp sau: hỗ trợ các yếu tố đầu vào tại huyện Tân Sơn (gồm đổi mới hỗ trợ đất sản xuất, đổi mới hỗ trợ giống cây chè, đổi mới hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), Đổi mới công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, Đổi mới hỗ trợ hình thành nhóm sản xuất, Đổi mới hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, Đổi mới công tác quy hoạch vùng phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo.

5.2. KIẾN NGHỊ

* Đối với Nhà nước:

- Nhà nước cần áp dụng chính sách cho vay dài hạn với việc mở rộng diện tích chè và cho vay ngắn hạn đối với chè thâm canh. Nhà nước nên căn cứ vào tình hình thực trạng của thị trường chè mà có chính sách hỗ trợ nơng dân một cách kịp thời và hợp lý.

- Có chương trình nghiên cứu đồng bộ các chính sách, đặc biệt các chính sách trong nơng nghiệp đối với các địa phương trung du, miền núi.

* Đối với tỉnh:

- Tỉnh uỷ tiếp tục nghiên cứu đề ra các biện pháp giải pháp cho quá trình phát triển của cây chè cả về diện tích, năng suất, sản lượng, chế biến và tiêu thụ, đồng thời quy hoạch các vùng chè cụ thể. Xây dựng phương hướng sản xuất chế biến cho mỗi vùng, tạo điều kiện mở rộng thị trường, hỗ trợ cho các vùng chế biến, đầu tư sản xuất về vốn, kỹ thuật, vật tư máy móc chế biến.

- Tỉnh cần có chính sách trợ cấp, trợ giá ưu đãi cho người trồng chè cụ thể như: có chính sách trợ cấp 100% phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật trong 3 năm đầu và hỗ trợ xưởng chế biến nhỏ cho người trồng chè… đồng thời kéo dài thời gian vay tín dụng cho người trồng chè phù hợp với chu kỳ trả nợ, như vậy người dân họ mới yên tâm đầu tư vào cây chè.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)