Đặc điểm của hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 96 - 98)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ

4.2.4. Đặc điểm của hộ nghèo

huyện Tân Sơn, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát 150 hộ nông dân trên địa bàn xã Đồng Sơn, Thu Cúc và Thu Ngạc

Bảng 4.18. Thông tin chung về các hộ gia đình đã điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1. Tổng số hộ điều tra Hộ 150

Đồng Sơn Hộ 50

Thu Cúc Hộ 50

Thu Ngạc Hộ 50

2. Nhân khẩu/hộ Người 3,8

3. Số lao động/ hộ Lao động/ hộ 3,1

- Lao động tham gia sản xuất chè/ hộ Lao động/hộ 2,8

4. Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 42,7

5. Số năm kinh nghiệm trồng chè Năm 15,5

6. Hộ chỉ trồng chè búp Hộ 17

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Với 150 hộ điều tra những hộ này điều kiện kinh tế khó khăn do những nguyên nhân khác nhau, thu nhập chủ yếu của gia đình là từ chè. Theo phát biểu của những hộ nghèo này, nếu yêu đất kiên trì với cây chè và mạnh dạn đầu tư thì có thể thốt nghèo từ cây chè. Điều này chứng tỏ các hộ nghèo dựa vào sản xuất chè, cây chè có tầm rất quan trọng trong đời sống của ngươi dân nơi đây.

Độ tuổi trung bình của hộ điều tra là 42,7 tuổi, hầu hết với độ tuổi này các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất vốn sống và có kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ có am hiểu về lình vực trồng chè. Do vậy là thuận lợi đáng kể, góp phần kích thích phát triển sản xuất kinh doanh cây chè trong mỗi hộ.

Về trình độ văn hóa của chủ hộ nói chung là cịn thấp từ cấp I đến cấp III, chủ yếu là cấp I, nhưng bù lại thâm niên trồng chè của các chủ hộ tương đối cao. Với những hộ có thu nhập khá thường có trình độ văn hóa cao hơn so với những hộ khác, tiếp đến việc nâng cao trình độ cho hộ nơng dân về văn hóa cũng như kỹ thuật trong chè và kiến thức kinh tế cần đặt nên hàng đầu.

Bình quân số nhân khẩu trong hộ gia đình là 3,76 người, số người tham gia lao động bình quân là 2,7 người. Với lượng lao động này hàng vụ thu hoạch

chè, việc thiếu lao động thường xuyên xảy ra khiến cho nhiều hộ không muốn mở rộng sản xuất chè.

Phương tiện phục vụ sản xuất là yếu tố rất quan trọng. Nhưng phương tiện chủ yếu phục vụ sản xuất cho hộ trồng chè ở đây là hệ thống tưới tiêu nhằm khắc phục một vấn đề khó khăn nhất đó là thiếu nước. Còn chế biến chè chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu gia đình nên khơng đáng kể và chủ yếu chè được bán trực tiếp cho các Công ty cổ phần chè ngay sau khi thu hoạch.

Ngoài ra các hộ nghèo tại Huyện Tân Sơn chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn sinh sống không thuận tiện giao thông. Đây cũng là một hạn chế rất lớn để các hộ phát triển sản xuất chè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)