Hỗ trợ các yếu tố đầu vào phục vụ phát triển sản xuất chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 63 - 75)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ CHO HỘ

4.1.1. Hỗ trợ các yếu tố đầu vào phục vụ phát triển sản xuất chè

4.1.1.1. Hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo trồng chè

Tân Sơn là huyện nghèo nằm trong diện được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, dân tốc thiểu số gồm: Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135, Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 30a, Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Dự án XD và nhân rộng, mơ hình Giảm nghèo, Hỗ trợ phát triển sản xuất theo quyết định 102/2009/QĐ-TTg. Theo đó người nghèo, dân tộc thiểu số được hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Huyện Tân Sơn đã từng bước triển khai về từng thôn, xã căn cứ tiêu chuẩn hộ nghèo kết hợp bình xét lập danh sách các hộ nghèo cần được hỗ trợ.

Tại Tân Sơn xác định cây chè là cây chủ đạo giúp xóa đói giảm nghèo nên cây giống được hỗ trợ chủ yếu là cây chè và vật tư được hỗ trợ chủ yếu là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất chè. Từ khi thực hiện các chính sách trên, rất nhiều hộ nghèo đã được hỗ trợ giúp phát triển sản xuất. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc hỗ trợ chưa mang lại nhiều kết quả trong việc giảm nghèo. Nguyên nhân chính là các hộ nghèo trên địa bàn xã khơng có hoặc có rất ít đất sản xuất nên việc hỗ trợ đã đúng đối tượng nhưng chưa phù hợp với thực tiễn và khơng phát huy hiệu quả, thậm chí mang tính hình thức gây lãng phí.

Năm 2013, Nhà nước đã ban hành Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20- 5-2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Huyện Tân Sơn đã triển khai đến từng thôn, xã lập danh sách các hộ nghèo trên địa bàn thiếu đất sản xuất, cụ thể đến từng mức độ: khơng có đất sản xuất, có đất sản xuất dưới 1 sào, dưới 2 sào, dưới 3 sào,… Đồng thời, căn cứ vào quỹ đất sản xuất của Huyện, Huyện tiến hành hỗ trợ giao đất sản xuất cho những hộ nghèo thiếu đất sản xuất nói chung, thiếu đất sản xuất trồng chè nói riêng trên địa bàn tồn Huyện theo từng giai đoạn. Trung bình mỗi hộ được hỗ trợ 8 sào đất để phát triển sản xuất.

Kết quả hỗ trợ đất sản xuất giai đoạn 2015-2017 thể hiện qua Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Tân Sơn giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: hộ, ha STT Xã, thị trấn Tổng số hộ được hỗ trợ (hộ) Tổng diện tích được hỗ trợ (ha) 1 Thu Cúc 49 14,11 2 Thạch Kiệt 16 4,61 3 Thu Ngạc 41 11,81 4 Kiệt Sơn 26 7,49 5 Đồng Sơn 29 8,35 6 Lai Đồng 42 12,10 7 Tân Phú 14 4,03 8 Mỹ Thuận 20 5,76 9 Tân Sơn 28 8,06 10 Xuân Đài 22 6,34 11 Minh Đài 19 5,47 12 Văn Luông 23 6,62 13 Xuân Sơn 8 2,30 14 Long Cốc 13 3,74 15 Kim Thượng 35 10,08 16 Tam Thanh 17 4,90 17 Vĩnh Tiền 10 2,88 18 Tổng 412 118,66

Nguồn: Phịng Tài Ngun Mơi trường Huyện Tân Sơn (2017)

Giai đoạn 2015-2017, Huyện đã giao tổng số 118,66 ha cho các hộ nghèo để hỗ trợ đất sản xuất trồng chè. Theo đúng chủ trương của Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20-5-2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo và hộ nghèo ở xã, thơn đặc biệt khó khăn thì các hộ này phải sử dụng đúng mục đích để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống góp phần xóa đói, giảm nghèo; khơng được chuyển

nhượng, tặng, cho, cầm cố, cho thuê đất ở, đất sản xuất trong thời gian 10 năm, kể từ ngày được Nhà nước giao đất.

Để đánh giá hiệu quả từ việc hỗ đất sản xuất cho người nghèo tại huyện Tân Sơn, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát lấy ý kiến từ các hộ nghèo trồng chè và các đơn vị có liên quan. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.2. Đánh giá của các hộ nghèo trồng chè về việc hỗ trợ đất sản xuất để phát triển sản xuất chè

STT Nội dung

Ý kiến của các hộ nghèo trồng chè được điều tra Đồng ý Tỷ lệ (%) Không đồng ý Tỷ lệ (%)

1 Chất lượng đất sản xuất được hỗ trợ

đồng đều 111 74,0 39 26,0

2 Việc bình xét các hộ được nhận hỗ trợ

khách quan, công bằng 95 63,3 35 23,3

3 Đất sản xuất được hỗ trợ đúng đối tượng 120 80,0 30 20,0

4 Thủ tục xét, cam kết và nhận hỗ trợ về đất sản xuất được hướng dẫn cụ thể, chi tiết

135 90,0 30 20,0

5 Thủ tục xét, cam kết và nhận hỗ trợ

về đất sản xuất nhanh chóng, dễ dàng 126 84,0 5 3,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Qua điều tra cho thấy về cơ bản việc hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ nghèo trồng chè tại Huyện Tân Sơn đã diễn ra công bằng, khách quan, đúng đối tượng, quy trình hỗ trợ nhanh chóng.

Cụ thể 74% số người được hỏi đánh giá Chất lượng đất sản xuất được hỗ trợ đồng đều giữa các hộ 63,3 % số người được hỏi đánh giá Việc bình xét các hộ được nhận hỗ trợ khách quan, công bằng 80,0% số người được hỏi đánh giá Đất sản xuất được hỗ trợ đúng đối tượng 90,0% số người được hỏi đánh giá Thủ tục xét, cam kết và nhận hỗ trợ về đất sản xuất được hướng dẫn cụ thể, chi tiết 84,0 % số người được hỏi đánh giá Thủ tục xét, cam kết và nhận hỗ trợ về đất sản xuất nhanh chóng, dễ dàng.

Tuy vậy vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ người dân đánh giá việc hỗ trợ đất sản xuất chưa tốt. Huyện cần xem xét và có điều chỉnh phù hợp để chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho người nghèo trồng chè khơng chỉ phát huy hiệu quả mà cịn là chính sách đi vào lịng dân, giúp dân vững niềm tin vào Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương.

Điều tra, khảo sát lấy ý kiến từ các cơ quan và cấp chính quyền có liên quan đến việc hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo trồng chè huyện Tân Sơn, tác giả phát phiếu điều tra đến các đối tượng chọn mẫu tại Phịng Tài Ngun Mơi trường

Huyện, Ủy ban nhân dân Huyện, UBND 3 xã chọn mẫu, tổng cộng 25 phiếu. Kết

quả điều tra thể hiện qua Bảng 4.3.

Bảng 4.3. Đánh giá của Phịng Tài Ngun Mơi trường Huyện, Ủy ban nhân dân Huyện, UBND 3 xã về việc hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo để phát

triển sản xuất chè

STT Nội dung

Ý kiến của các hộ nghèo được điều tra Đồng ý Tỷ lệ Không

đồng ý Tỷ lệ

1 Chất lượng đất sản xuất được hỗ trợ

đồng đều 21 84,0 4 16,0

2 Việc bình xét các hộ được nhận hỗ trợ

khách quan, công bằng 23 92,0 35 140,0

3 Đất sản xuất được hỗ trợ đúng đối

tượng 25 100,0 30 120,0

4

Thủ tục xét, cam kết và nhận hỗ trợ về đất sản xuất được hướng dẫn cụ thể, chi tiết

25 100,0 30 120,0

5 Thủ tục xét, cam kết và nhận hỗ trợ về

đất sản xuất nhanh chóng, dễ dàng 21 84,0 5 20,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm (2017)

Qua bảng kết quả điều tra 4.3, ta thấy các cán bộ, lãnh đạo có liên quan quan đến đến việc hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo để phát triển sản xuất chè đánh giá cao về việc chất lượng công tác hỗ trợ đất sản xuất cho người nghèo. 100% ý kiến đồng ý với nhận định Đất sản xuất được hỗ trợ đúng đối tượng,

Thủ tục xét, cam kết và nhận hỗ trợ về đất sản xuất được hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Việc bình xét các hộ được nhận hỗ trợ được nhận định tương đối khách quan, công bằng với 92% số ý kiến được hỏi. Tuy nhiên chỉ có 84% cán bộ được hỏi cho rằng Chất lượng đất sản xuất được hỗ trợ đồng đều, Thủ tục xét, cam kết và nhận hỗ trợ về đất sản xuất nhanh chóng, dễ dàng. Nguyên nhân chất lượng đất sản xuất phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên về đất đai của huyện về độ dốc, độ màu mỡ,…việc chia đất cho hộ nghèo sẽ cố gắng cao nhất về việc chia đất hỗ trợ cho sản xuất ở vị trí tập trung đối với từng hộ, không chia làm nhiều mảnh nhỏ để các hộ được chia thuận lợi trong việc canh tác, tạo điều kiện phát triển sản xuất. Vì vậy việc chất lượng đất được chia bằng nhau tuyệt đối là điều không thể có. Nguyên nhân dẫn đến thủ tục chưa được đánh giá cao như các nội dung khảo sát sát khác một phần do dân trí và trình độ hiểu biết của người dân, đặc biệt người dân tộc thiểu số, và một phần trình độ năng lực của cán bộ triển khai. Người dân cần được hướng dẫn, giải thích rõ và tiến hành cam kết về việc sử dụng đất đúng mục đích và không được chuyển nhượng, tặng, cho, cầm cố, cho thuê đất ở, đất sản xuất trong thời gian 10 năm, kể từ ngày được Nhà nước giao đất, tránh tình trạng người nghèo có đất lại bán đất sau khi nhận được hỗ trợ.

4.1.1.2. Hỗ trợ giống chè cho hộ nghèo

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Sơn, giai đoạn 2011 - 2017, tổng kinh phí đã bố trí thực hiện Đề án 30a trên địa bàn huyện là trên 1.250 tỷ đồng. Quá trình triển khai thực hiện, Nghị quyết 30a đã đi vào đời sống, mang lại hiệu quả thiết thực, đóng góp quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Trong giai đoạn 2011 - 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên địa bàn huyện đạt 5,5%; thu nhập bình quân đạt 18 triệu đồng/người năm 2017 (tăng 11,3 triệu đồng so với năm 2011); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 44%; tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 36,17% (năm 2011) xuống còn 22,12% (năm 2017)…

Giai đoạn 2018 - 2020, huyện Tân Sơn đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%; thu nhập bình quân đạt 20,7 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50%; có 1 xã đạt chuẩn và 1 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, 34 khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới.

Bảng 4.4. Số lượng cây chè đã hỗ trợ cho hộ nghèo trồng chè huyện Tân Sơn giai đoạn 2015-2017 ĐVT: cây STT Xã, thị trấn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh(%) 16/15 17/16 BQ 1 Thu Cúc 104.500 95.671 101.210 91,55 105,79 98,41 2 Thạch Kiệt 21.000 44.640 39.200 212,57 87,81 136,63 3 Thu Ngạc 95.576 91.584 93.744 95,82 102,36 99,04 4 Kiệt Sơn 22.720 14.953 93.110 111,91 81,00 95,21 5 Đồng Sơn 62.440 106.191 123.477 170,07 116,28 140,62 6 Lai Đồng 44.082 56.133 64.108 127,34 114,21 120,59 7 Tân Phú 30.146 38.021 51.360 126,12 135,08 130,53 8 Mỹ Thuận 146.012 143.200 148.000 98,07 103,35 100,68 9 Tân Sơn 133.722 101.472 132.859 75,88 130,93 99,68 10 Xuân Đài 37.044 49.280 50.000 133,03 101,46 116,18 11 Minh Đài 36.526 31.500 31.500 86,24 100,00 92,87 12 Văn Luông 87.840 72.540 101.280 82,58 139,62 107,38 13 Xuân Sơn 24.360 33.072 26.180 135,76 79,16 103,67 14 Long Cốc 36.456 61.274 46.872 168,08 76,50 113,39 15 Kim Thượng 100.170 142.899 103.032 142,66 72,10 101,42 16 Tam Thanh 67.225 75.960 76.340 112,99 100,50 106,56 17 Vĩnh Tiền 38.456 51.840 49.627 134,80 95,73 113,60 18 Tổng 1.168.274 1.310.230 1.331.900 112,15 101,65 106,77 Nguồn: Phịng nơng nghiệp và PTNT huyện Tân Sơn (2017)

Tại buổi giám sát, các đại biểu đã trao đổi làm rõ thêm một số vấn đề trong triển khai thực hiện Nghị quyết 30a cũng như những tồn tại, hạn chế như: tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện còn chậm; chưa khai thác hết tiềm năng về đất đai và lao động; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ lẻ; thu nhập bình qn cịn thấp và tăng chậm; còn tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ…

Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền đã ghi nhận những kết quả đạt được trong thực hiện Nghị quyết 30a thời gian qua trên địa bàn huyện Tân Sơn. Đồng chí Trưởng đồn giám sát u cầu: Với vai trò là cơ quan thường trực, chủ trì thực hiện Nghị quyết 30a, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần nâng cao hơn nữa vai trị, trách nhiệm của mình, đồng thời thống nhất với các sở, ngành liên quan và huyện Tân Sơn để hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong thời gian sớm nhất.

Tổng số cây chè hỗ trợ cho các hộ nghèo toàn huyện Tân Sơn năm 2015 là 1.168.274, đến năm 2017 là 1.331.900 cây, tốc độ tăng bình quân 6,77%.

Số cây chè hỗ trợ cho các hộ nghèo tại xã Mỹ Thuận cao nhất năm 2017 là 148.000 cây, cao thứ hai là xã Tân Sơn năm 2017 được nhận trên 130.000 cây chè giống các loại, thứ ba là xã Thu Cúc các hộ nghèo năm 2017 được nhận trên 100.000 cây, xã Thạch Kiệt được nhận ít nhất số cây chè hỗ trợ cho hộ nghèo trên 39.000 cây giống chè các loại, đây là xã có số hộ nghèo ít trong huyện.

Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh Huyền, cho rằng: Từ kinh nghiệm thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết 30a và để triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ thì các sở, ngành liên quan cần chủ động tham mưu cho tỉnh triển khai thực hiện đồng bộ, phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các ngành, địa phương trong triển khai thực hiện; phát huy có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, giảm hỗ trợ trực tiếp để khơng cịn tâm lý trơng chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ.

Bảng 4.5. Thống kê giống chè đã hỗ trợ cho hộ nghèo trồng chè huyện Tân Sơn giai đoạn 2015-2017

ĐVT: cây

STT Giống chè

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/ 2015 2017/ 2016

Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) +/- % +/- % 1 Giống chè PH 11 373.848 32,0 290.871 22,2 367.604 27,6 -82.977 -22,2 76.733 26,4 2 Giống chè LDP 1 502.358 43,0 537.194 41,0 520.773 39,1 34.836 6,9 -16.421 -3,1 3 Giống chè LDP 2 140.193 12,0 235.841 18,0 233.083 17,5 95.649 68,2 -2.759 -1,2

4 Giống chè Kim Tuyên 93.462 8,0 132.333 10,1 127.862 9,6 38.871 41,6 -4.471 -3,4

5 Giống chè PT 95 58.414 5,0 113.990 8,7 82.578 6,2 55.576 95,1 -31.412 -27,6

Tổng 1.168.274 100,0 1.310.230 100,0 1.331.900 100,0 141.956 12,2 21.670 1,7

Nguồn: Phịng nơng nghiệp và PTNT huyện Tân Sơn (2017)

Nhìn bảng số liệu trên ta thấy các giống chè như PH11, LDP 1, LDP 2 được hỗ trợ với tỷ lệ lớn từ 80-85% trong tổng số cây giống được hỗ trợ trong 3 năm 2015-2017. Đây là những giống chè cho năng suất cao, đặc biệt thích hợp với khí khậu thổ nhưỡng trên địa bàn huyện Tân Sơn.

Hai giống chè Kim Tuyên và PT 95 cũng được đưa vào trồng tại nhiều hộ trên địa bàn xã Tân Sơn. Tổng số cây chè thuộc hai giống này chiếm tỷ lệ từ 15-20% trên tổng số cây chè được hỗ trợ giai đoạn 2015-2017. Đây là các giống chè chất lượng cao, là sản phẩm đặc sản phục vụ khách du lịch, sau khi trừ chi phí có giá thành cao hơn chè thông thường khoảng 30%. Tuy nhiên kỹ thuật trồng và canh tác với các giống chè này đòi hỏi yêu cầu cao hơn và cho năng suất thấp hơn với các giống PH11, LDP 1, LDP. Trong thời gian tới khi bà con nông dân, đặc biệt các hỗ nghèo đã quen với các kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 63 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)