Nguồn lực địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 95 - 96)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ

4.2.3. Nguồn lực địa phương

a) Về đường giao thông nông thôn

Công tác hiện đại hóa đường giao thơng trong nơng thơn nói chung trong những năm qua luôn được quan tâm; mặt khác, từ khi thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới, tỉnh Phú Thọ đã có cơ chế hỗ trợ xi măng cho các xã xây dựng nông thôn mới (đến hết năm 2016 đã hỗ trợ cho các xã trên 300.000 tấn xi măng). Vì vậy, việc triển khai làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương luôn được đẩy mạnh; đường giao thông liên xã được mở rộng, đường trong thơn xóm, đường trục chính nội đồng được bê tơng hóa theo tiêu chí quốc gia. Do đó đường giao thơng nơng thơn hiện nay phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển sản xuất chè và đi lại của người dân. Kết quả cụ thể như sau: Đến hết năm 2017 các địa phương đã xây dựng được 1.714 km đường giao thơng thơn, xóm.

Nhờ hệ thống đường giao thông phát triển mà hiệu quả việc phát triển sản xuất chè của huyện được nâng lên đáng kể. Người trồng chè dễ dàng đưa phân bón, cây giống đến nơi sản xuất, thuận tiện trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Đường giao thơng thuận tiện cịn là điều kiện quan trọng để phát triển các cơ sở chế biến và tiêu thụ chè các các địa phương.

b. Về hệ thống thủy lợi tưới tiêu nội đồng

Trong những năm gần đây, Huyện Tân Sơn chủ trương tiếp tục đẩy mạnh đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh và đề nghị Trung ương đầu tư xây dựng các cơng trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất trồng trọt, gắn việc phục vụ tưới tiêu cho trồng trọt với cấp nước cho chăn ni và ni trồng thủy sản như các cơng trình nguồn vốn ngân sách tập trung, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia như các dự án trong vùng phân lũ, nạo vét sông, xây dựng Trạm bơm... Đến nay các địa phương triển khai thực hiện kiên cố hóa kênh mương do xã quản lý được trên 3,38 km. Làm tốt công tác rà soát và quy hoạch lại hệ thống thủy lợi trên địa bàn toàn huyện, đảm bảo tưới tiêu

chủ động cho tồn bộ diện tích 500ha chè.

c) Ngân sách của địa phương

Tân Sơn là một huyện nghèo của tỉnh Phú Thọ nên nguồn thu NSNN tại Huyện Tân Sơn nhìn chung rất thấp. Điều đó một phần thể hiện qua cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng trồng chè của Huyện ở Bảng 4.18.

Bảng 4.18. Nguồn vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng trồng chè huyện Tân Sơn

Đơn vị tính: 1.000đ

Nguồn đầu tư Đơn vị

Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2015 - 2017

Số lượng Tỷ lệ (%)

Ngân sách Trung ương Triệu đồng 2.975,638 53,33

Ngân sách tỉnh Triệu đồng 1.049,491 18,81

Ngân sách huyện Tân Sơn Triệu đồng 118,915 2,13

Ngân sách xã Triệu đồng 655,840 11,75

Nhân dân Triệu đồng 724,570 13,00

Các nguồn vốn khác Triệu đồng 54,950 0,98

Tổng số Triệu đồng 5.579,404 100,00

Nguồn: Chi cục Thống kê Huyện Tân Sơn (2017)

Theo số liệu của bảng dưới đây có thể thấy rằng, trong tổng nguồn vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng nông thôn của Huyện trong giai đoạn 2015 - 2017, số vốn từ NSTƯ chiếm tỷ lệ lớn 53,33% ; tiếp theo đó là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương (bao gồm ngân sách tỉnh, huyện, xã), chiếm 32,69%; nguồn vốn huy động từ nhân dân chiếm khoảng 13%, còn lại chưa đến 1% là nguồn vốn huy động từ các nguồn hỗ trợ khác.

Qua bảng trên ta thấy, nguồn vốn ngân sách địa phương hạn chế dẫn đến việc đầu tư cho kết cấu hạ tầng để phát triển trồng chè cho hộ nghèo Huyện Tân Sơn cịn rất thấp. Ngồi ra nguồn vốn ngân sách của Huyện thấp còn gây hạn chế rất lớn trong hỗ trợ nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)