Đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học cho hộ nghèo trồng chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 75 - 80)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ CHO HỘ

4.1.2. Đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học cho hộ nghèo trồng chè

Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ luôn quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất giống cũng như tìm các giải pháp giúp bà con nông dân tiếp cận những giống tiến bộ khoa học kỹ thuật mới có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh có hiệu quả tăng hiệu quả kinh tế. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cây chè trồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Năm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ đã chọn xã Thu Cúc - huyện Tân Sơn là điểm xây dựng mơ hình đưa 3 giống chè mới gồm các giống: PH11, LDP1, LDP2... vào sản xuất thử ở vụ xuân, vụ hè. Sở còn tiến hành lựa chọn hộ nông dân tham gia, đảm bảo trồng chè khu đồng cao, tập trung thành vùng. Đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 320 hộ nghèo tham gia mơ hình; hỗ trợ hộ nghèo giống theo quy định của tỉnh. Việc trồng thử 3 giống chè mới PH11, LDP1, LDP2 với khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu thời tiết và sâu bệnh cho năng suất cao hơn so với các giống chè hộ nghèo đang trồng đại trà tại huyện Tân Sơn đã giúp hộ nghèo có những giống chè mới cho giá trị kinh tế cao.

Phịng Nơng nghiệp huyện cịn phối hợp với các cơng ty giống cây trồng tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm về trồng chè, chuyển giao kỹ thuật trồng chè đúng kỹ thuật cho người nơng dân. Trong đó phải kể đến các biện pháp:

- Tăng mật độ cây chè trên 1ha để sớm che phủ đất (có tác dụng chống cỏ dại và chống xói mịn) đang là một xu thế trong tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với việc trồng chè. Đặc biệt là những vườn mới trồng, cùng với tăng mật độ chè trên 1ha là việc áp dụng phương pháp tạo hình đốn chè cũng có tác dụng rất tốt đến năng suất chè và bảo vệ đất giữ gìn mơi trường sinh thái.

- Việc bón phân cần được chú ý với từng loại đất để bảo đảm năng suất và chất lượng chè, bón phân theo quy trình, chú trọng bón phân vi sinh để bảo vệ mơi trường. Trồng cây bóng mát và để lại sản phẩm đốn trên vùng chè (cành và ngọn chè) nhờ đó có thể giảm 50% lượng phân bón hàng năm.

- Việc phịng trừ sâu bệnh cho cây chè cũng rất quan trọng và là yếu tố chủ yếu trong thâm canh chè, sâu bệnh có thể làm giảm sản lượng từ 10 đến 12%. Trên thực tế, khả năng phát hiện sâu bệnh của người nông dân thường rất kém, họ cũng không phát hiện được chính xác loại sâu bệnh. Do đó dẫn đến tình trạng phun thuốc một cách tràn lan bừa bãi khơng theo một quy trình kỹ thuật nào cả. Kết quả là vừa lãng phí mà chất lượng sản phẩm lại giảm sút, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mơi trường hiệu quả đạt được cịn thấp. Hiện nay biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp tổng hợp IPM không để lại dư lượng độ chất trong sản phẩm đang được sử dụng khá phổ biến ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh.

- Một số biện pháp kỹ thuật khác nhằm tăng năng suất cây chè

Đây là hệ thống kỹ thuật để thâm canh như xây dựng các đồi , nương chè (mật độ trồng, tạo hình đồi chè, nương chè) đến việc chăm sóc, bón phân, diệt cỏ dại, kể cả kỹ thuật hái chè. Trước mắt có hai việc cần làm:

Thứ nhất đối với diện tích chuẩn bị trồng mới tăng mật độ trồng chè/ha để sớm che phủ đất (có tác dụng phịng trừ cỏ dại, chống sói mịn) đang là xu thế trong tiến bộ khoa học – kỹ thuật với việc trồng chè. Việc áp dụng biện pháp tạo hình đốn chè cũng có tác dụng rất lớn đến năng suất chè và bảo vệ đất, giữ môi trường sinh thái.

Thứ hai là đưa máy hái, đốn chè và các công cụ làm đất nhằm giảm sức lao động cho hộ trồng chè vào canh tác nông nghiệp. Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật trong khâu chăm sóc chè, kết hợp giữa nơng lâm nghiệp, trồng rừng trồng cây chắn gió bên vành đai để bảo vệ cho cây chè, phải làm cỏ thương xuyên, hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh.

Cán bộ khuyến nông cần cung cấp các quy trình kỹ thuật phịng trừ sâu bệnh, hướng dẫn sản xuất và quy trình chăm sóc đảm bảo u cầu an toàn cho sức khoẻ của người lao động.

- Công tác khuyến nông và đào tạo nâng cao tay nghề trồng cây chè Cùng với những khó khăn trong sự khan hiếm về vốn, đất… trình độ lao động trồng cây chè của người dân là một trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế như hiện nay. Tân Sơn là huyện miền núi nên khả năng tiếp cận với các quy trình kỹ thuật trồng cây chè tiên tiến khơng nhiều (chủ yếu là học truyền miệng và làm theo kinh nghiệm bản thân), việc nâng cao kiến thức chung về kỹ thuật là rất cần thiết. Các kiến thức về phổ cập tác dụng của mơ hình canh tác trên đất dốc tạo môi trường sinh thái bền vững, thiết kế cải tạo vườn tạp, bố trí, sắp xếp cơ cấu giống cây trồng cho hợp lý và đem lại hiệu quả kinh tế cao, kỹ thuật chọn giống, lai ghép, chăm sóc, bón phân, phịng trừ sâu bệnh, ủ phân hữu cơ, thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm, thơng qua các buổi hội họp, tham gia mơ hình trình diễn, hội nghị, chuyên đề, tài liệu sách báo, tạp chí chuyên ngành… vai trị của khuyến nơng là rất cần thiết.

Kênh tập huấn kỹ thuật cho người dân trồng chè

Từ năm 2013 - 2015 huyện Tân Sơn liên tục tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho các hộ trồng chè thơng qua các 3 kênh chính.

Số lượng lớp tập huấn tăng dần qua các năm, năm 2015 tồn huyện Tân Sơn có 26 lớp với 1140 người tham gia, đến năm 2017 có 31 lớp tập huấn cho 1334 người. Số kinh phí hỗ trợ cho các buổi tập huấn cũng tăng dân qua các năm, năm 2015 là 42 trđ đến năm 2017 số tiền hỗ trợ là 55 triệu đồng.

Bảng 4.10. Kết quả tập huấn kỹ thuật sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn giai đoạn 2015-2017

STT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016 /2015 2017 /2016 BQ 1 Số lớp bồi dưỡng, tập huấn Lớp 26 31 31 119,23 100,00 109,19

2 Số lượt người tham gia Người 1140 1255 1334 110,09 106,29 108,17

3 Kinh phí hỗ trợ Trđ 42 50 55 119,05 110,00 114,43

Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Tân Sơn (2017)

Hàng năm Phòng NN& PTNT của huyện Tân Sơn đã mở các lớp tập huấn kỹ thuật tại các xã cho các hộ nghèo trồng chè, trong các buổi tập huấn cán bộ khuyến nơng trình chiếu cách thức chăm sóc chè, cách nhận biết sâu hại, từ đó đưa ra kỹ thuật phịng chống, cũng như cách thức bón phân, cách thức thu hoạch chè …. Ngoài giờ nghỉ giải lao, hay kết thúc buổi trình chiếu cán bộ kỹ thuật cịn giải đáp mọi thắc mắc của các hộ trồng chè để họ hiểu và có cách sản xuất chè tốt nhất. Khi các hộ đến tham dự buổi tập huấn sẽ giúp rất nhiều cho các hộ nghèo trong q trình chăm sóc chè cho đúng quy trình.

Bảng 4.11. Kết quả tập huấn kỹ thuật sản xuất chè cho các hộ nghèo tại điểm điều tra

STT Chỉ tiêu ĐVT Thu Cúc Ngạc Thu Đồng Sơn

1 Số lớp bồi dưỡng, tập huấn

KT chăm sóc cây chè Lớp 4 6 3

2 Số lượt người tham gia Người 200 230 160

3 Kinh phí hỗ trợ Trđ 5 7 4

Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Tân Sơn (2017)

Phòng NN & phát triển nông thôn huyện Tân Sơn kết hợp với Trung tâm khuyến nông huyện, năm 2017 mở 3 lớp với 160 người tham dự tập huấn cho bà con nông dân tại xã Thu Ngạc về cách thức gieo trồng, chăm sóc cây chè theo quy trình kỹ thuật để tạo ra năng suất chè cao, chất lượng chètốt. Tại xã Minh Đài số lớp mở tập huấn là 6 lớp với 230 hộ trồng chè đến dự, tại xã Thu Cúc là 4

lớp với 200 người dân đến dự. Trong các buổi tập huấn kỹ thuật cán bộ khuyến cơng huyện cịn giúp bà con trông chè giải đáp mọi vướng mắc trong quá trình gieo trồng chăm sóc chè.

Hộp 4.1. Ý kiến đánh giá về tập huấn kỹ thuật sản xuất chè của cán bộ khuyến nông huyện Tân Sơn

Hiện nay do hộ nghèo trồng chè chưa thật sự chú trọng đến việc chăm sóc cây trồng theo đúng quy trình kỹ thuật, làm việc theo tư tưởng tự phát, dẫn đến hiệu quả từ cây chè chưa cao. Chính vị vậy chúng tơi là cán bộ khuyến nông phải tuyên truyền, phổ biến cách thức, quy trình chăm sóc, trồng chè làm sao cho các hộ nghèo trồng chè theo đúng kỹ thuật. Không những kiến thức sách mở mà cán bộ chúng tơi cịn giải đáp các vướng mắc cho các hộ từ khâu làm đất, bón lót, trừ sâu… đến thu hoạch. Để khai thác tối đa năng suất cây chè, thu về sản lượng lớn từ đó tạo ra thu nhập lớn cho các hộ nghèo. Từ đócải thiện đời sống và tư duy của hộ nghèo.

Nguồn: Anh Nguyễn Mạnh Tuân, cán bộ khuyến nông huyện Tân Sơn

Qua phỏng vấn cán bộ khuyến nông huyện Tân Sơn cho biết: Việc truyển tải kiến thức chăm sóc cây chè đến các hộ trồng chè là rất quan trọng.

Đánh giả hiệu quả công tác tập huấn, chuyển gia KHKT cho hộ nghèo trồng chè tại xã Tân Sơn, tác giả tiến hành điều tra, thu được kết quả ở Bảng 4.10

Bảng 4.12. Đánh giá hiệu quả công tác tập huấn, chuyển gia KHKT cho hộ nghèo để phát triển sản xuất chè

Nội dung

Ý kiến của các hộ nghèo được điều tra

Ý kiến các cán bộ được điều tra Đồng ý Tỷ lệ (%) Không đồng ý Tỷ lệ (%) Đồng ý Tỷ lệ (%) Không đồng ý Tỷ lệ (%)

Nội dung tập huấn

dễ hiểu 89 59,3 61 40,7 20 80,0 5 20,0

Phương pháp tập huấn phù hợp, gần gũi với bà con

109 72,7 41 27,3 22 88,0 8 32,0

Công tác tập huấn

cần thiết 145 96,7 5 3,3 25 100,0 0 0,0

Qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát trên cho thấy các hộ được tập huấn đánh giá khá cao công tác tập huấn KHKT, 61% số ý kiến được hỏi cho rằng nội dung tập huấn dễ hiểu, 72,7 % đánh giá Phương pháp tập huấn phù hợp, gần gũi với bà con, 96,7 % người được hỏi cho rằng Công tác tập huấn cần thiết đối với việc phát triển sản xuất chè.

Đối với các cán bộ được điều tra cho rằng 80% số ý kiến được hỏi cho rằng nội dung tập huấn dễ hiểu, 88 % đánh giá Phương pháp tập huấn phù hợp, gần gũi với bà con, 100 % người được hỏi cho rằng Công tác tập huấn cần thiết đối với việc phát triển sản xuất chè.

Một bộ phận hộ nghèo được điều tra và cán bộ được hỏi (chủ yếu ở UBND 3 xã điều tra) không đồng ý rằng Nội dung tập huấn dễ hiểu, Phương pháp tập huấn phù hợp, gần gũi với bà con.

Ngun nhân có thể do trình độ dân trí của các hộ nghèo khá thấp nên việc tiếp thu KHKT là một trong những khó khăn đối với hộ nghèo trồng chè ở Tân Sơn. Do vậy trong thời gian tới, khi triển khai tập huấn, các cán bộ tập huấn cần lựa chọn nội dung và phương pháp tập huấn phù hợp với trình độ nhận thức, tiếp thu của bà con để công tác tập huấn đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)