Kết quả hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 83 - 90)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ CHO HỘ

4.1.5. Kết quả hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo

4.1.5.1. Hiệu quả kinh tế từ việc hỗ trợ phát triển trồng chè của hộ nghèo

Những năm gần đây, nhận thấy giá trị kinh tế từ cây chè các hộ nghèo tại huyện Tân Sơn đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng loại cây này. Hiện nay, diện tích trồng chè tại Tân Sơn đang được phát triển khá nhanh và đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân, mở ra triển vọng mới trong xóa đói - giảm nghèo ở địa phương.

Với phong trào trồng chè xóa đói giảm nghèo, các hộ dân trên địa bàn huyện Tân Sơn đã lấy cây chè là cây trồng chủ đạo, đây là cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương. Tuy nhiên việc phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo tại huyện Tân Sơn cịn gặp rất nhiều khó khăn như các hộ nghèo thiếu đất sản xuất, thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật trong việc trồng chè để có thể phát triển chè đáp ứng nhu cầu thị trường, Tại từng địa phương cũng gặp nhiều khó khăn về giao thơng đi lại, về chế biến và tiêu thụ chè cho các hộ dân.

Hộp 4.3. Ý kiến đánh giá của hộ trồng chè về hiệu quả trồng chè so với các cây hoa màu khác

Gia đình chúng tơi mạnh dạn đầu tư trồng cây chè theo hướng hàng hóa trên những diện tích đất pha cát, đất thịt nhẹ. Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp nên cây chè phát triển rất tốt, năng suất cao. Hiện nay, gia đình Ơng Lựu đã trồng được trên 5 sào chè. Năm 2017, gia đình ơng đã thu lãi 2-3 triệu đồng/sào từ cây chè. Ông cho biết: Trồng chè thu nhập cao hơn rất nhiều so với trồng cây hoa mầu khác, nếu tính bình qn trên cùng một diện tích thì cây chè có thể cho thu nhập gấp 3 - 4 lần.

Nguồn: Ơng Hồng Văn Lựu, thơn Minh Đạo, xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn.

Là huyện có gần 60% dân số thuộc hộ nghèo thuộc diện được hưởng hỗ trợ từ các chương trình, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, dân tốc thiểu số gồm: Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135, Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 30a, Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Dự án XD và nhân rộng, mơ hình Giảm nghèo, Hỗ trợ phát triển sản xuất theo quyết định 102/2009/QĐ-TTg.

Nắm bắt được như vậy, Chính quyền huyện và các xã cùng người dân huyện Tân Sơn đã phát huy sự hỗ trợ của nhà nước một cách hiệu quả để phát triển sản xuất chè trên địa bàn tồn huyện nói chung, phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo nói riêng tại Huyện. Nhờ vậy tình hình kinh tế - xã hội của Huyện thu được nhiều chuyển biến đáng kể.

Hiện nay, ở huyện Tân Sơn, cây chè được trồng tập trung chủ yếu ở các xã như: Thu Cúc, Thu Ngạc, Xuân Sơn, Long Cốc... bình qn mỗi hộ có từ 9 - 12 sào chè. Dù mới đưa vào trồng đại trà trong khoảng 5 - 10 năm nay nhưng kinh tế của các hộ nghèo trong huyện đã phát triển mạnh bởi cây chè dễ trồng, dễ chăm sóc, giá bán cao và dễ tiêu thụ. Nhờ trồng chè, nhiều hộ ở huyện Tân Sơn đã thốt nghèo, có kinh tế ổn định và có những hộ đã trở nên khá giả hơn.

Mức hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bình quân 1 ha chè qua các năm như sau:

Bảng 4.13. Mức hỗ trợ bình quân 1 ha cho phát triển sản xuất cây chè của hộ nghèo giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: đ/ha Hỗ trợ Mức hỗ trợ Chi phí thực tế Tỷ lệ hỗ trợ (%) Giống 8.126.500 9.500.000 85,5 Phân bón 12.560.000 16.000.000 78,5 Thuốc BVTV 1.120.000 1.500.000 74,7 Tổng 21.806.500 27.000.000 80,8

Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Tân Sơn (2017)

Nhìn bảng trên ta thấy đối với diện tích trồng chè mới, trồng cải tạo sẽ phát sinh chi phí về giống chè. Cịn những diện tích trồng kiến thiết cơ bản (năm 1,2,3) và thời kỳ kinh doanh thì chỉ phát sinh chi phí về phân bón và thuốc BVTV. Mỗi giai đoạn lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên tính trung bình trên địa bàn tồn Huyện thì 1 ha trồng chè mất chi phí: Phân bón khoảng 16.000.000 đ, thuốc BVTV khoảng 1.500.000 đ. Mức hỗ trợ của huyện bình quân 1 ha là 12.560.000đ tiền phân bón, 1.120.000 đ tiền thuốc BVTV. Như vậy các hộ nghèo được hỗ trợ tới 78,5% phân bón, 74,7 % thuốc BVTV, 85,5% tiền giống, bình qn 80,8% chi phí về giống, phân bón, thuốc BVTV được hỗ trợ.

Với sự hỗ trợ giống, vật tư như trên cũng đã tác dụng hỗ trợ, khuyến kích, động viên rất lớn cho các hộ nghèo phát triển sản xuất chè tại huyện Tân Sơn.

Thống kê số hộ nghèo huyện Tân Sơn giai đoạn 2015-2017 qua bảng 4.14

Bảng 4.14. Số hộ nghèo của huyện Tân Sơn giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: Hộ, %

STT Xã, thị trấn

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016

Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) +/- % +/- % 1 Thu Cúc 738 11,9 688 12,7 486 10,6 -50 -6,8 -202 -29,4 2 Thạch Kiệt 244 3,9 200 3,7 151 3,3 -44 -18,0 -49 -24,5 3 Thu Ngạc 614 9,9 586 10,8 419 9,2 -28 -4,6 -167 -28,5 4 Kiệt Sơn 384 6,2 344 6,4 314 6,9 -40 -10,4 -30 -8,7 5 Đồng Sơn 441 7,1 406 7,5 324 7,1 -35 -7,9 -82 -20,2 6 Lai Đồng 303 4,9 263 4,9 268 5,9 -40 -13,2 5 1,9 7 Tân Phú 215 3,5 187 3,5 151 3,3 -28 -13,0 -36 -19,3 8 Mỹ Thuận 632 10,2 532 9,8 405 8,9 -100 -15,8 -127 -23,9 9 Tân Sơn 425 6,9 380 7,0 323 7,1 -45 -10,6 -57 -15,0 10 Xuân Đài 334 5,4 271 5,0 265 5,8 -63 -18,9 -6 -2,2 11 Minh Đài 281 4,5 191 3,5 218 4,8 -90 -32,0 27 14,1 12 Văn Luông 338 5,5 271 5,0 256 5,6 -67 -19,8 -15 -5,5 13 Xuân Sơn 117 1,9 107 2,0 102 2,2 -10 -8,5 -5 -4,7 14 Long Cốc 201 3,2 175 3,2 164 3,6 -26 -12,9 -11 -6,3 15 Kim Thượng 527 8,5 460 8,5 402 8,8 -67 -12,7 -58 -12,6 16 Tam Thanh 253 4,1 215 4,0 204 4,5 -38 -15,0 -11 -5,1 17 Vĩnh Tiền 145 2,3 130 2,4 112 2,5 -15 -10,3 -18 -13,8 Tổng 6192 100,0 5406 100,0 4564 100,0 -786 -12,7 -842 -15,6 Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn (2015, 2016, 2017).

Từ bảng số liệu trên ta thấy số hộ nghèo của các xã giảm mạnh trong giai đoạn 2015-2017. Toàn huyện năm 2015 có 6.192 hộ nghèo thì sang năm 2016 số hộ nghèo giảm xuống còn 5.406 hộ, giảm 786 hộ nghèo, tương ứng mức giảm 12,7%. Năm 2017 giảm 842 hộ nghèo so với năm 2016, tương ứng mức giảm 15,6%. Trong

đó số hộ nghèo giảm nhiều nhất ở các xã Thu Cúc, Thạch Kiệt, Thu Ngạc, Đồng Sơn, Mỹ Thuận mức giảm năm 2017 so với năm 2016 giảm trên 20%.

Qua đó có thể đánh giá các giải pháp hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất chè ở huyện Tân Sơn mang lại kết quả to lớn, mỗi năm giúp gần nghìn hộ thốt nghèo.

4.1.5.2. Diện tích trồng chè của hộ nghèo

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2017, diện tích chè của huyện Tân Sơn đứng thứ 2 của tỉnh, chỉ sau huyện Đoan Hùng với tổng diện tích đạt gần 2.950 ha, trong đó diện tích chè hộ cá thể đạt gần 1.900 ha, Công ty liên doanh chè Phú Đa quản lý khoảng 1.000 ha. Tổng diện tích hỗ trợ cho hộ nghèo trồng chè về cây giống, phân bón, thuốc BVTV…năm 2015 là 336,42ha, đến năm 2017 hỗ trợ là 383,46ha tương ứng với tốc độ phát triển bình quân ba năm là 6,76%. Đây là kết quả tương đối tốt, tạo động lực cho các hộ nghèo trồng chè thoát khỏi nghèo.

Hộp 4.4. Ý kiến đánh giá của hộ trồng chè về hiệu quả cây chè so với các cây trồng khác

“Những năm gần đây được sự hỗ trợ của nhà nước nên bà con nông dân chúng tôi yên tâm trồng chè. Thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật trồng chè, bà con đã biết cách chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh cho chè nên năng suất chè đã tăng đáng kể. Gia đình tơi trồng gần 0,4 ha chè, trung bình 45 ngày cho thu hoạch 1 lần, mỗi tháng từ cây chè cũng thu nhập trên 1 triệu đồng. So với trồng gỗ nguyên liệu và trồng một số hoa màu khác, chè vẫn mang lại giá trị cao nhất. Qua nhiều năm canh tác, bà con chúng tôi nhận thấy cây chè cịn có tác dụng chống xói mịn đất, là mơ hình canh tác bền vững trên đất dốc”.

Nguồn: Ơng Hồ Văn Thích - Trưởng khu 10, xã Tân Phú

Nhiều năm qua, bên cạnh việc mở rộng diện tích, huyện ln quan tâm đầu tư cải tạo, thâm canh diện tích chè, thay thế dần các giống chè năng suất, chất lượng thấp; đồng thời lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn thuộc các chương trình mục tiêu để chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng lấy giá trị sản xuất làm cơ sở để hỗ trợ, trong đó có cây chè. Theo đó, cây chè được hỗ trợ về phân bón, giống từ vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 30a; chương trình 135; chương trình nơng nghiệp trọng điểm của tỉnh... Cùng với hỗ trợ vốn, nhiều lớp tập huấn về thâm canh, chăm sóc cây chè đã được mở để nâng cao trình độ cho bà con. Nơng dân được tham gia các lớp tập huấn, được cán bộ trạm khuyến nông huyện, cán bộ khuyến nông cơ sở

hướng dẫn khoa học kỹ thuật mới trong trồng chè. Qua đó, người dân đã biết áp dụng đồng bộ các kỹ thuật thâm canh, cải tạo đất, phòng trừ sâu bệnh trên cây chè và trồng cây tạo bóng mát cho chè.

Nhằm nâng cao giá trị cây chè, huyện đang phát triển sản xuất chè chất lượng cao, chè đặc sản, chè sạch và trồng cải tạo chè. Theo kế hoạch thực hiện 6 đề án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2015-2020, Tân Sơn chủ trương trồng 220 ha chè chất lượng cao.

Bảng 4.15. Diện tích trồng chè của hộ nghèo đã được hỗ trợ

ĐVT: ha

STT Xã, thị trấn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh(%) 16/15 17/16 BQ 1 Thu Cúc 41,80 37,51 43,06 89,76 114,79 101,51 2 Thạch Kiệt 10,50 14,40 14,00 137,14 97,22 115,47 3 Thu Ngạc 28,53 28,80 30,24 100,95 105,00 102,95 4 Kiệt Sơn 25,68 27,24 29,28 106,07 107,49 106,78 5 Đồng Sơn 22,30 24,30 29,26 108,97 120,41 114,55 6 Lai Đồng 14,22 14,85 14,67 104,43 98,79 101,57 7 Tân Phú 9,48 10,68 12,84 112,66 120,22 116,38 8 Mỹ Thuận 34,60 35,80 37,00 103,47 103,35 103,41 9 Tân Sơn 30,60 36,24 37,32 118,43 102,98 110,44 10 Xuân Đài 9,80 12,32 12,50 125,71 101,46 112,94 11 Minh Đài 10,26 11,25 11,25 109,65 100,00 104,71 12 Văn Luông 21,96 23,40 25,32 106,56 108,21 107,38 13 Xuân Sơn 8,70 10,40 9,35 119,54 89,90 103,67 14 Long Cốc 11,76 14,52 15,12 123,47 104,13 113,39 15 Kim Thượng 31,50 32,70 32,40 103,81 99,08 101,42 16 Tam Thanh 15,93 18,99 18,09 119,21 95,26 106,56 17 Vĩnh Tiền 8,80 12,96 11,76 147,27 90,74 115,60 Tổng 336,42 366,36 383,46 108,90 104,67 106,76

Nguồn: Phịng nơng nghiệp và PTNT huyện Tân Sơn (2017).

Tính đến hết năm 2017, đã trồng được 88 ha chè loại này và có 50 ha đã cho thu hoạch, chủ yếu là giống chè Kim Tuyên, PT95. Chè chất lượng cao là sản phẩm đặc sản phục vụ khách du lịch, sau khi trừ chi phí có giá thành cao hơn chè thông thường khoảng 30%. Đặc biệt, tại vùng đệm Vườn Quốc gia Xn Sơn có lợi thế về khí hậu và độ cao nên có tiềm năng nhất định để trồng nhân rộng chè chất lượng cao.

Tổng diện tích trồng chè năm 2015 của các hộ nghèo huyện Tân Sơn là 336,42 ha trong đó số diện tích trồng chè được hỗ trợ là 336,42 ha đạt 100%.

Tổng diện tích trồng chè năm 2016 của các hộ nghèo huyện Tân Sơn là 370,21 ha trong đó số diện tích trồng chè được hỗ trợ là 366,36 ha chiếm 98,96%, cịn lại 3,85 ha khơng được hỗ trợ tương đương với 1,04%, đến năm 2017 với tổng diện tích trồng chè của các hộ nghèo huyện Tân Sơn là 395,78 ha trong đó số diện tích trồng chè được hỗ trợ là 383,46 ha chiếm 96,88%, cịn lại 3,12% diện tích trồng chè của hộ nghèo không được hỗ trợ là do một số hộ nghèo chồng chè có diện tích q nhỏ dưới 1 sào họ không làm các thủ tục xin hỗ trợ.

4.1.5.3. Sản lượng chè của hộ nghèo

Đối với hộ nghèo huyện Tân Sơn cây chè đã gắn bó với họ từ lâu đời và cũng là cây tạo ra thu nhập gia đình. Chính vì vậy họ ln ln quan tâm đến sản lượng cuối vụ họ thu hoạch được bao nhiêu, khi được giá chè bán hộ nghèo rất phấn khởi.

Bảng 4.16. Sản lượng chè của các hộ nghèo huyện Tân Sơn giai đoạn 2015-2017 giai đoạn 2015-2017

ĐVT: tấn

STT Xã, thị trấn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh(%) 16/15 17/16 BQ 1 Thu Cúc 368,68 335,71 390,55 91,06 116,34 102,92 2 Thạch Kiệt 93,98 131,47 127,82 139,90 97,22 116,63 3 Thu Ngạc 263,33 274,75 291,21 104,34 105,99 105,16 4 Kiệt Sơn 225,73 245,70 271,72 108,85 110,59 109,72 5 Đồng Sơn 203,82 222,10 274,17 108,97 123,44 115,98 6 Lai Đồng 125,42 134,84 139,51 107,51 103,47 105,47 7 Tân Phú 84,85 97,62 120,31 115,05 123,25 119,08 8 Mỹ Thuận 312,44 332,22 343,36 106,33 103,35 104,83 9 Tân Sơn 268,97 327,25 346,33 121,66 105,83 113,47 10 Xuân Đài 89,57 115,44 117,13 128,88 101,46 114,35 11 Minh Đài 95,21 106,09 106,54 111,42 100,42 105,78 12 Văn Luông 196,54 217,15 236,74 110,49 109,02 109,75 13 Xuân Sơn 78,56 93,08 86,77 118,48 93,22 105,09 14 Long Cốc 103,37 131,12 136,53 126,84 104,13 114,93 15 Kim Thượng 287,91 306,40 303,59 106,42 99,08 102,69 16 Tam Thanh 147,83 173,57 167,88 117,41 96,72 106,56 17 Vĩnh Tiền 78,76 120,27 110,19 152,70 91,62 118,28 Tổng 3.024,97 3.364,78 3.570,34 111,23 106,11 108,64

Tổng sản lượng chè thu được năm 2017 của hộ nghèo đạt 3.570,34 tấn, tăng 545,37 tấn so với năm 2015 là 3.024,97 sản lượng chè tăng từng năm và của từng xã, tốc độ tăng sản lượng bình quân qua ba năm là 8,64%.

Với năm suất bình quân của cây chè là 8,94 tấn /ha thì sản lượng chè thu được tại xã Thu Cúc năm 2017 là 390,55 tấn đạt số lượng cao nhất vì xã này có diện tích trồng chè của các hộ nghèo nhiều nhất, xã Thu Ngạc sản lượng chè của hộ nghèo thu được ở năm 2017 là 291,21 tấn chè đạt mức trung bình, xã Xuân Sơn sản lượng chè của hộ nghèo thu được ở năm 2017 thấp nhất là 86,77 vì đây là xã có diện tích trồng chè của hộ nghèo ít nhất.

Bảng 4.17. Đánh giá của các hộ điều tra về hiệu quả kinh tế của sản xuất chè so với cây trồng khác Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) 1.Thu nhập 150 100,00 Cao hơn 115 76,67 Bằng nhau 23 15,33 Thấp hơn 12 8,00

2. Thời gian canh tác 1 vụ 150 100,00

Ngắn ngày hơn 120 80,00

bằng nhau 12 8,00

Dài ngày hơn 18 12,00

3. Chi phí đầu tư 150 100,00

Cao hơn 131 87,33 Bằng nhau 12 8,00 Thấp hơn 7 4,67 4. Lợi nhuận 150 100,00 Cao hơn 99 66,00 Bằng nhau 35 23,33 Thấp hơn 16 10,67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Qua sản xuất thực tế của người dân, với hiệu quả kinh tế đem lại khá cao, cây chè đang mở ra một triển vọng trở thành cây xóa đói, giảm nghèo ở huyện

Tân Sơn. Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng chè ở huyện vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, hầu hết là do người dân trồng tự phát, chưa có quy hoạch; nhiều diện tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)