Hình thành các tổ hợp tác, giao thương cho hộ nghèo trồng chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 80 - 82)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ CHO HỘ

4.1.3. Hình thành các tổ hợp tác, giao thương cho hộ nghèo trồng chè

Nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm chè và thu nhập cho người lao động trong khu vực nông nghiệp, nơng thơn, ngày 26/10/2017, Trung tâm Các chương trình kinh tế xã hội (Liên minh HTX Việt Nam) đã chủ trì, phối hợp với Liên minh HTX huyện Tân Sơn tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chè thông qua chuỗi giá trị cho các hộ nghèo trồng chè huyện Tân Sơn.

Hội thảo đã giúp hộ nghèo trồng chè nói lên nguyện vọng, thực trạng sản xuất chè, đồng thời cũng là cơ hội để các nhà quản lý lắng nghe và đưa ra những đề xuất, định hướng để bước đầu phát triển mơ hình chồng chè kiểu mới gắn với chuỗi giá trị.

Chè được xác định là sản phẩm chủ lực của huyện Tân Sơn, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân trong huyện. Những năm qua, cây chè đã được chú trọng đầu tư phát triển theo hướng hàng hóa và khẳng định được chất lượng trên thị trường trong và ngoài nước thơng qua nhiều mơ hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm.

Tuy nhiên, việc sản xuất chè hiện nay tại Tân Sơn vẫn cịn gặp nhiều khó khăn: Các hộ nghèo trồng chè chủ yếu bán sản phẩm thô, việc bảo vệ thương hiệu sản phẩm khơng có; chưa đồng nhất về giống, công nghệ, sản phẩm, việc sản xuất cịn chủ yếu mang tính tự phát…

Qua thực tế, ngành sản xuất chè tại Huyện Tân Sơn chè những năm qua chủ yếu vẫn sản xuất nhỏ lẻ, ít có sự liên kết giữ các tổ chức sản xuất… Hiện nay cả huyện Tân Sơn mới hình thành 2 hợp tác xã sản xuất, chế biến chè với sự tham gia của 178 hộ trồng chè, chiếm tỷ lệ khoảng 2,3% số hộ trồng chè trong toàn huyện. Điều này gây hạn chế rất lớn trong công tác hỗ trợ các yếu tố đầu vào, triển khai tập huấn, chuyển giao KHKT cho hộ nghèo trồng chè trên địa bàn huyện.

Để tiêu thụ sản phẩm chè hàng hóa bảo đảm phát triển bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với cơ chế thị trường, khơng có con đường nào khác là cần phải tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị với một quy trình khép kín từ đầu vào đến đầu ra, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hộp 4.2. Ý kiến đánh giá của chủ nhiệm HTX chè Tân Sơn về vai trò HTX

Trong thời gian qua, do yêu cầu về sản xuất và tiêu thụ chè đã xuất hiện các hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi gắn với chế biến và tiêu thụ (nông dân liên kết với nông dân, nông dân liên kết với DN thông qua HTX, …). Đây là xu hướng tất yếu nhằm bảo đảm chất lượng các sản phẩm chè và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Việc sản xuất và phân phối theo chuỗi giá trị sẽ làm giảm bớt các khâu trung gian, hạ giá thành, tăng giá trị sản phẩm, đồng thời nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nhờ đó những nhà sản xuất - phân phối sẽ thu được nhiều lợi ích từ những sản phẩm của mình.

Với việc hình thành các HTX chè kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm sẽ góp phần giúp người dân trồng chè ở Thái Nguyên gỡ bỏ được nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng KH-KT vào sản xuất, xây dựng được thương hiệu, qua đó khẳng định được vai trò của HTX trong việc đưa cây chè lên một tầm cao mới.

Nguồn: Bà Nguyễn Thị Lan – chủ nhiệm HTX chè Tân Sơn

Việc tham gia mơ hình trồng chè thơng qua HTX kiểu mới chất lượng chè được nâng cao giúp người nông dân giải quyết nhiều khó khăn về chất lượng, giúp xây dựng thương hiệu cũng như hình thành, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm chè, tạo sự gắn kết giữa nhà quản lý, nhà khoa học trong định hướng phát triển ngành chè.

Cùng đánh giá về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan – chủ nhiệm HTX chè Tân Sơn, cho biết:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)