Bài học về hỗ trợ phát triển sản xuất chè tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 47)

Phú Thọ

Từ thực tiễn hỗ trợ phát triển sản xuất, tiêu thụ và quảng bá thương hiệu chè tại tỉnh Thái Nguyên và huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, rút ra một số bài học về hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ nghèo trồng chè huyện Tân Sơn như sau:

- Huyện cần quan tâm đến công tác quy hoạch phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện nói chung, cho các hộ nghèo trồng chè nói chung. Lấy công tác quy hoạch làm trung tâm để triển khai thực hiện các công tác hỗ trợ khác.

- Hỗ trợ cho các hộ nghèo trồng chè gồm hỗ trợ các yếu tố, các khâu của quá trình sản xuất như hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ giá giống (một phần hay toàn phần), hỗ trợ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất khác như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra cần đặc biệt quan tâm đến chuyển giao kỹ thuật trồng chè, chế biến chè cho các hộ nghèo để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.

- Huyện cần quan tâm đến việc hỗ trợ các hợp tác xã, các nhóm sản xuất để các hộ có điều kiện giúp đỡ nhau về sản xuất, đồng thời thuận tiện trong công tác hỗ trợ.

- Vấn đề đầu ra là vấn đề sống còn đối với bất kỳ ngành sản xuất nào, nó có vai trò định hướng và chỉ đạo sản xuất. Vì vậy huyện cần quan tâm hơn nữa đến việc quảng bá thương hiệu sản phẩm chè Tân Sơn dưới nhiều hình thức nâng cao chất lượng sản phẩm để định vị thương hiệu, tổ chức hội chợ, kết hợp du lịch sinh thái,…Huyện cũng cần hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển, nhằm phát huy vai trò là đầu mối trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè tại huyện Tân Sơn.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vi trí địa lý

Tân Sơn là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Việt Trì 75 km và cách thủ đô Hà Nội 117 km, huyện có tổng diện tích tự nhiên 68.984,58 ha.

Biểu đồ 3.1. Bản đồ huyện Tân Sơn

Ranh giới hành chính như sau: - Phía Đông giáp huyện Thanh Sơn.

- Phía Tây giáp huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ và huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

- Phía Nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

- Phía Bắc giáp huyện Yên Lập.

Huyện có 17 đơn vị hành chính cấp xã (14 xã đặc biệt khó khăn), hiện tại huyện chưa có thị trấn. Trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị của huyện đóng tại xã Tân Phú.

Trên địa bàn huyện có các tuyến quốc lộ 32A, 32B chạy qua, đây là các tuyến quan trọng tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản nói riêng giữa Tân Sơn với các địa phương lân cận như Sơn La, Phú Thọ và các huyện trong tỉnh.

3.1.1.2. Địa hình

Là huyện miền núi nên địa hình Tân Sơn có đặc điểm độ dốc lớn, xen kẽ là các dải ruộng và thung lũng nhỏ, chia cắt mạnh tạo nên sự đa dạng và phức tạp cho địa hình của huyện. Có 4 dạng địa hình chính:

Địa hình núi thấp loại địa hình này có độ dốc trên 30º, độ cao trung bình so với mực nước biển 700 - 800 m. Dạng địa hình này bị chia cắt mạnh, gây khó khăn trong sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng. Phân bố chủ yếu ở các xã: Thu Cúc, Đồng Sơn, Xuân Sơn, Kim Thượng, Thu Ngạc, Thạch Kiệt.

Địa hình đồi cao có độ dốc từ 25 - 30º, độ cao trung bình so với mực nước biển 300 - 700m, được phân bố chủ yếu ở các xã Tân Phú và Xuân Đài.

Địa hình Trung du, đồi thấp có dộ dốc trung bình 15 - 20º, độ cao trung bình so với mực nước biển 150 - 300 m. Loại địa hình này khá phù hợp và thuận lợi cho sự phát triển nông lâm nghiệp và phân bố chủ yếu ở các xã: Minh Đài, Long Cốc, Mỹ Thuận, Tam Thanh, Văn Luông.

Địa hình thung lũng đồng bằng là các dạng thung lũng nhỏ hẹp, các dải đất hẹp nằm xen lần vùng đồi núi. Đây là vùng thuận lợi nhất trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lương thực, cây chè..

3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

Tân Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới, mang những nét điển hình như mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh, cuối đông ẩm ướt và mưa phùn.

Địa hình huyện Tân Sơn rất đa dạng tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau, địa hình chia cắt, dốc kéo dài, phần lớn là rừng núi đất, cấu tạo theo kiểu bát úp, nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa, nơi kết thúc dãy Hoàng Liên Sơn.

Theo số liệu khí tượng thuỷ văn tại trạm Minh Đài, nhiệt độ không khí trung bình qua các năm là 23,30C (nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,30C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3,10C). Số giờ nắng trung bình qua các năm là 1.453 giờ. Lượng mưa trung bình qua các năm là 1.808,8 mm, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 (chiếm trên 70% lượng mưa cả năm). Độ ẩm không khí trung bình qua các năm là 86,8%, tháng có độ ẩm không khí lớn nhất là tháng 8 và thấp nhất là tháng 5. Tốc độ gió trung bình 1,8 m/s, hướng gió chính: Đông, Đông Nam và Tây Nam.

Mùa khô hạn kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tân Sơn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng vào các tháng 4, 5, 6, 7, nhiệt độ trong các tháng này nhiều khi lên tới 39 - 400C; mưa bão vào tháng 8, 9 gây lụt lội và lũ; sương muối vào mùa đông, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung khí hậu của huyện Tân Sơn khá thuận lợi trong sản xuất nông lâm nghiệp với thế mạnh cây nguyên liệu giấy và thuận lợi cho cây chè phát triển...

3.1.1.4. Tài nguyên đất đai

a) Đặc điểm thổ nhưỡng

Bảng 3.1. Các loại đất huyện Tân Sơn

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất Phù sa 264,00 0,38 2 Đất Giây 720,12 1,04 3 Đất xám 62840,53 91,09 4 Đất tầng mỏng 429,84 0,63 5 Đất Đỏ 2303,45 3,34 6 Đất khác 2426,64 3,52 Tổng diện tích tự nhiên 68 984,58 100,00

Nguồn số liệu: Phòng Tài nguyên Môi trường - huyện Tân Sơn (2017)

Đất đai của huyện Tân Sơn mang những nét cơ bản chung của vùng núi thấp, được hình thành do nham thạch phong hoá tại chỗ và từ các sản phẩm bồi tụ. Qua điều tra đánh giá cho thấy, chất lượng đất trong toàn huyện có hàm lượng các chất dinh dưỡng ở mức khá, kết cấu đất tơi xốp, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, các loại cây đặc sản và cây dược liệu đặc biệt là cây chè

Theo số liệu báo cáo của đánh giá phân hạng đất của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Phú Thọ về tài nguyên đất huyện Tân Sơn có 5 nhóm đất chính với 23 đơn vị phân loại.

Hướng sử dụng các loại đất

nghiệp, rất thích hợp với các loại cây trồng như lúa, ngô, rau màu các loại... - Nhóm đất Giây: Do phân bố ở những địa hình thấp trũng nên cây trồng chính của loại đất này chủ yếu là lúa.

- Đất xám: Diện tích tập trung nhiều nhất là ở xã Thu Cúc và Xuân Đài. Đây là nhóm đất nghèo dinh dưỡng, bị khô hạn và rửa trôi mạnh. Tuy nhiên do địa hình bằng thoải, đất có cơ giới nhẹ dễ canh tác nên thích hợp với cây màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất tầng mỏng: Đây là nhóm đất nghèo dinh dưỡng nên khó thích nghi với các loại cây màu, cây công nghiệp chỉ nên trồng rừng, tăng cường thảm phủ thực vật và trồng các loại cây có khả năng cải tạo đất.

- Đất đỏ: Đây là nhóm đất có thành phần dinh dưỡng khá, phù hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cây chè

b) Hiện trạng sử dụng đất

Năm 2016 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 68.984,58 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp 57.869,3 ha, chiếm 83,89% tổng diện tích đất tự nhiên; - Đất phi nông nghiệp 2.214,8 ha, chiếm 3,21% tổng diện tích đất tự nhiên; - Đất chưa sử dụng 8.900,8 ha, chiếm 12,9% tổng diện tích đất tự nhiên.

* Đất nông nghiệp

Chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất đai của huyện, diện tích đất nông nghiệp của huyện là 57.869,3 ha chiếm 83,89% so với diện tích đất tự nhiên. Trong đó phân theo mục đích sử dụng:

- Đất sản xuất nông nghiệp 5.224,1 ha, chiếm 9,03% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó: Diện tích đất trồng cây hàng năm 2.422,3 ha, đất trồng cây lâu năm 2.801,8 ha. Riêng đất trồng lúa, năm 2016 diện tích là 2.262,3 ha, trong đó đất chuyên lúa 1.397,4 ha (2 vụ lúa), đất lúa còn lại 824,4 ha (1 vụ lúa), đất lúa nương còn 40,5 ha (Kim Thượng).

- Đất lâm nghiệp 52.563,7 ha, chiếm 90,83% so với diện tích đất nông nghiệp. Trong đó: Đất rừng sản xuất là 27.821,6 ha; đất rừng phòng hộ là 15.228,4 ha; đất rừng đặc dụng là 9.513,7 ha.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 81 ha, chiếm 0,14 % diện tích đất nông nghiệp - Đất nông nghiệp khác là 0,4 ha.

* Đất phi nông nghiệp

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015

STT Diễn giải

Năm 2010 Năm 2015 Diện

tích (ha) Cơ cấu (%) tích (ha) Diện Cơ cấu (%)

ĐẤT NÔNG NGHIỆP 56613,5 82,22 57869,2 84,04

1 Đất sản xuất nông nghiệp 5231,9 9,24 5224,1 9,03

1.1 Đất trồng cây hàng năm 2520,9 48,18 2422,3 46,36

1.1.1 Đất trồng lúa 2288,5 90,78 2262,3 93,39

- Đất chuyên trồng lúa nước 1501,8 1397,4

- Đất lúa nước còn lại 746,2 824,4

- Đất lúa nương 40,5 40,5

1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 232,4 9,22 160 6,61

- Đất bằng trồng cây hàng năm khác 209,2 136,9

- Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác 23,2 23,1

1.2 Đất trồng cây lâu năm 2711,1 51,82 2801,8 53,63

- Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 2081,9 2142,7

- Đất trồng cây ăn quả lâu năm 13,5 26

- Đất trồng cây lâu năm khác 603,7 633,1

2 Đất lâm nghiệp 51303,9 90,62 52563,7 90,83

2.1 Đất rừng sản xuất 27847,4 54,28 27821,6 52,92

- Đất có rừng tự nhiên sản xuất 12172,7 11489,2

- Đất có rừng trồng sản xuất 10118,8 9763,5

- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 1014,1 994,1

- Đất trồng rừng sản xuất 4541,9 5574,9

2.2 Đất rừng phòng hộ 15962,8 31,11 15228,4 28,97

- Đất có rừng tự nhiên phòng hộ 12596,5 11458,2

- Đất có rừng trồng phòng hộ 2681,6 2803,3

- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ 373,4 274,3

- Đất trồng rừng phòng hộ 311,3 692,6 2.3 Đất rừng đặc dụng 7493,7 14,61 9513,7 18,11 - Đất có rừng tự nhiên đặc dụng 7015,7 8959,7 - Đất có rừng trồng đặc dụng 478 554 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 72,7 0,14 81 0,14 4 Đất nông nghiệp khác 0,5 0,4

Đất phi nông nghiệp toàn huyện là 2.214,8 ha, chiếm 3,21% tổng diện tích đất tự nhiên. Bao gồm: Đất ở nông thôn, đất chuyên dùng, đất tôn giáo tín

ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng....

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Kinh tế

- Giá trị sản xuất

GTTT trên địa bàn năm 2017 đạt 918,86 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân trong giai đoạn 2015 - 2017 đạt 4,55%, trong đó nông lâm và thủy sản đạt 4,42%; công nghiệp - xây dựng đạt 15,4%; thương mại - dịch vụ đạt 2,94%.

Bảng 3.3 Giá trị tăng thêm trên địa bàn huyện Tân Sơn

Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ I. GTTT trên địa bàn tính theo giá SS 2010 Tr.đ 832.049 868.409 909.448 104,37 104,73 104,55 1. Nông, lâm và thủy

sản Tr.đ 443.761 466.378 481.967 105,10 103,34 104,22 1.1.Nông nghiệp Tr.đ 371.543 366.656 377.767 98,685 103,03 100,83 1.2. Lâm nghiệp Tr.đ 66.433 93.472 97.657 140,70 104,48 121,24 1.3.Thủy sản Tr.đ 5.785 6.250 6.543 108,04 104,69 106,35 2. Công nghiệp - xây

dựng Tr.đ 58.809 65.418 78.313 111,24 119,71 115,4 2.1. Công nghiệp Tr.đ 32.201 34.291 35.589 106,49 103,79 105,13 2.2. Thủy sản Tr.đ 26.608 31.127 42.724 116,98 137,26 126,72 3. Dịch vụ Tr.đ 329.479 336.613 349.168 102,17 103,73 102,94 II.Tốc độ tăng liên

hoàn GTTT % 6,23 3,17 5,95 50,883 187,7 97,727 1. Nông, lâm và thủy

sản % 5,42 5,10 3,34 94,096 65,49 78,501 2. Công nghiệp - xây

dựng % 27,55 11,24 19,71 40,799 175,36 84,583 3. Dịch vụ % 4,19 5,77 6,91 137,71 119,76 128,42 Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn (2015, 2016, 2017)

Mặc dù nền kinh tế của huyện Tân Sơn trong thời gian qua có bước tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên có thể nói Tân Sơn vẫn là huyện thuần nông, sản xuất mang tính tự cung, tự cấp; xuất phát điểm kinh tế của huyện còn ở mức thấp trong khi tiềm năng phát triển khá, đặc biệt huyện có rất nhiều lợi thế để phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm đặc sản, sản xuất chè hàng hóa, chè chất lượng cao. Huyện cũng có tiềm năng lớn trong phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản xuất làng nghề phục vụ gắn với phát triển du lịch. Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư những năm trước đây thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất xuống cấp, do mới tách huyện nên tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, thu nhập và đời sống của nông dân còn gặp nhiều khó khăn.

Huyện Tân Sơn có 17 đơn vị hành chính cấp xã, Ngoại trừ 3 xã Minh Đài, Văn Luông, Mỹ Thuận, 14 xã còn lại của huyện Tân Sơn đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II – Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Tân Sơn cũng là một trong những huyện nghèo được hưởng hỗ trợ từ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trên cả nước.

3.1.2.2. Dân số huyện Tân Sơn

Đặc điểm nổi bật đối với dân số huyện Tân Sơn là có 7 nhóm hộ dân tộc thiểu số chiếm 82,3%, cụ thể: dân tộc Mường chiếm 75%, Dao 6,4%, H'mông 0,67% ...).

Đặc điểm nhóm dân tộc này thường ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại rất khó khăn nên hạn chế trong phát triển giáo dục, y tế, văn hóa,… trình độ và sự hiểu biết thấp, kỹ thuật canh tác thường lạc hậu dẫn đến năng suất thấp, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, không có tư duy sản xuất hàng hóa.

Đây là trở ngại rất lớn đối với việc phát triển kinh tế tại huyện Tân Sơn.

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện

3.1.3.1. Thuận lợi

Là một huyện miền núi có diện tích đất tự nhiên lớn nhất tỉnh Phú Thọ, có điều kiện giao lưu về kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật giữa các huyện trong tỉnh và tỉnh bạn, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.

Khí hậu, đất đai, tài nguyên, khoáng sản của huyện có tiềm năng rất lớn, phù hợp với phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đặc biệt là phát triển trồng chè và cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, thủy sản, gia cầm..

Huyện Tân Sơn đã hình thành các vùng kinh tế dựa trên cơ sở thế mạnh của vùng:

- Vùng thượng huyện là vùng phát triển nông, lâm nghiệp - chăn nuôi đại gia súc.

- Vùng hạ huyện chuyên phát triển kinh tế nông nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi bò, lợn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)