Vai trò của giải pháp hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 25 - 26)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ

2.1.2. Vai trò của giải pháp hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất chè

Cây chè ít tranh chấp đất với cây lương thực, thích hợp trên đất dốc. Trồng chè có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mịn, rửa trơi. Chè là cây trồng sử dụng có hiệu quả đất đai, khí hậu vùng đồi núi. phát triển sản xuất chè sẽ thu hút được lượng lao động đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến và tiêu thụ. Cụ thể, hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo có vai trị sau:

Thứ nhất, góp phần cải thiện và ổn định đời sống cho người trồng chè

Có thể khẳng định rằng chè là loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu đời sống hàng ngày của mọi người trên tồn thế giới vì vậy sản phẩm chè được tiêu thụ ngày càng nhiều với giá ổn định.

Hiện nay, chè trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao của các nước trồng và chế biến chè nói chung và ở nước ta nói riêng. Nước ta có khoảng hơn 200.000 nơng dân sống chủ yếu nhờ vào nghề chè – nông dân vùng Trung du miền núi cây chè là cây xóa đói giảm nghèo. Gần 50 năm người dân phía Bắc nước ta đã tìm và thử nghiệm nhiều loại cây trồng giúp họ có thu nhập ổn định để tạo lập đời sống. Quả thực nhiều năm chỉ có cây chè là thích hợp hơn cả.

So sánh hiệu quả kinh tế với các loại cây trồng khác như: Sắn, lúa nương, cây ăn quả, cây café…trồng trên vùng đất gị đồi thì cây chè là cây cho hiệu quả kinh tế tối ưu và được người dân chấp nhận. Vì vậy cây chè đã trụ vững ngày càng phát triển cả về diện tích sản lượng và năng suất. Theo ước tính thì một ngày cơng lao động người trồng chè có thu nhập bằng 2,6 cơng làm lúa, 4,6 cơng làm sắn, 4 công làm lạc. Cây chè đang cho thu nhập ổn định.

Như vậy khi phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, ổn định đời sống bởi nguồn thu nhập của người dân từ trồng chè cao hơn hẳn những loại cây trồng khác, người dân chuyên tâm với việc trồng chè sẽ giúp phát triển kinh tế từng hộ gia đình.

Thứ hai, Góp phần ổn định kinh tế xã hội

Nhận thức cây chè là cây chủ lực trên đất vườn đồi, các tỉnh miền núi trung du đã đưa ra nhiều chính sách để hỗ trợ nơng dân, hỗ trợ hộ nghèo trong đó

có phát triển các cây giúp nơng dân phát triển kinh tế bền vững, trong đó có cây chè. Theo đó, các cấp, ngành, địa phương đã vào cuộc tích cực phổ biến về nội dung chính sách, cơ chế của chính sách, những lợi ích người dân được hưởng khi tham gia. Đồng thời đã tổ chức đưa bà con dân tộc đi tham quan học hỏi, tận mắt chứng kiến mơ hình với hiệu quả cụ thể, nhiều bà con đã hiểu, tin tưởng, đồng lịng cùng các cấp chính quyền tham gia thực hiện chủ trương đưa các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào triển khai, đặc biệt là cây chè.

Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Khi kinh tế của hỗ gia đình có sự chuyển biến góp phần làm kinh tế vùng miền phát triển. Như vậy cây chè là cây không chỉ đem lại giá trị kinh tế mà cịn mang tính văn hóa, xã hội sâu sắc, tạo cơng ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động, giúp nơng dân có cuộc sống ổn định, khấm khá hơn trên vùng đất trung du miền núi, có ý nghĩa quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, ổn định và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Thứ ba, Góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc

Đối với những địa phương thuộc các huyện trung du miền núi, người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, tập quán canh tác lâu đời của người dân chủ yếu canh tác lúa, ngô cho thu hoạch hằng năm. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết hạn chế và tập quán “du canh du cư”, sau vài mùa rẫy, khi đất đai cằn cỗi, hầu hết người dân… lên rừng đốn gỗ, phát rừng tìm đất mới. Hệ quả là những cánh rừng bạt ngàn dần biến thành đất trống đồi trọc.

Tuy nhiên khi xác định cây chè là cây chủ lực kinh tế phù hợp với đất đồi vùng trung du, các địa phương đã bằng nhiều biện pháp vận động, hỗ trợ người dân, phần lớn là các hộ nghèo chuyển đổi sản xuất. Người dân từ bỏ lối canh tác du canh du cư, biến những vùng đất trống đồi trọc thành những đồi chè xanh bạt ngàn. Như vậy hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo góp phần to lớn trong việc thay đổi tập quán sản xuất của nhiều địa phương, phủ xanh đất trống đồi trọc ở nhiều tỉnh miền núi trung du phía bắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)