Đổi mới hỗ trợ các yếu tố đầu vào phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 101 - 105)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÈ CHO HỘ NGHÈO HUYỆN

4.3.2. Đổi mới hỗ trợ các yếu tố đầu vào phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo

nghèo tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

a) Đổi mới hỗ trợ đất trồng chè cho hộ nghèo tại huyện Tân Sơn

Việc giao đất cho hộ nghèo đã phát huy được những hiệu quả to lớn trong giai đoạn 2015 – 2017. Về cơ bản, chính sách hỗ trợ đất sản xuất theo Quyết định số 755/QĐ-TTg đã góp phần giúp nhiều hộ gia đình DTTS nghèo nói chung, trên địa bàn huyện Tân Sơn nói riêng có thêm đất để sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế tại các địa phương, chính sách này vẫn bộc lộ nhiều điểm bất cập.

- Chính sách được xây dựng chưa bám sát đặc điểm, tình hình thực tế tại các địa phương. Việc xây dựng chính sách dựa trên những hướng tiếp cận chung chung, cách thức giải quyết chung cho nhiều khu vực khiến cho việc triển khai chính sách gặp rất nhiều khó khăn.

- Nội dung chính sách có phần trùng lắp, do đó khi thực hiện, các địa phương trên địa bàn Huyện lúng túng trong việc triển khai

- Định mức hỗ trợ q thấp, lại mang tính bình qn, cào bằng nên rất khó áp dụng trong thực tiễn;

Thực tế tại Huyện, mặc dù diện tích vùng tự nhiên thì lớn nhưng chỉ có một phần nhỏ đất có thể làm nơng nghiệp. Bình qn diện tích đất hỗ trợ cho hộ nghèo quá nhỏ so với nhu cầu của các hộ, đã vậy rất nhiều diện tích đất sản xuất hỗ trợ người dân tộc lại không màu mỡ, ở địa thế không thuận lợi cho sản xuất. Chưa kể thiên tai, lũ quét, sạt lở đất thường xuyên xảy ra cũng khiến diện tích đất canh tác bị thu hẹp, đất sản xuất ngày càng bạc màu, khơng có nguồn nước…

Ngồi ra cịn một số lượng khơng nhỏ hộ đồng bào dân tộc thiểu số bị thu hồi đất ở, đất sản xuất tại các dự án, cơng trình thuỷ lợi, thuỷ điện, làm đường, …

Vẫn tồn tại một phần nhỏ đất sản xuất được hỗ trợ không đúng đối tượng. Đối tượng được nhận không phải hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số.

Do vậy, vẫn còn nhiều hộ nghèo chưa được giao đất sản xuất. Trong thời gian tới, Huyện cần có nhiều biện pháp để tiếp tục triển khai giao đất cho các hộ nghèo thiếu đất sản xuất để hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo trên địa bàn Huyện. Cụ thể, Huyện cần:

- Soát xét chặt đối tượng hộ nghèo cần được cấp đất từ các địa phương đưa lên để việc hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo được triển khai đúng đối tượng, phát huy hiệu quả của chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đất sản xuất tại từng địa phương trên địa bàn Huyện;

- Thực hiện các biện pháp rà sốt, thu hồi các diện tích đất bị lấn chiếm, cải tạo, hỗ trợ cải tạo đất nông nghiệp,… để tạo quỹ đất sản xuất màu mỡ hỗ trợ các hộ nghèo thiếu đất sản xuất;

- Xây dựng và hoàn thiện quy trình giao đất cho hộ nghèo đảm bảo đơn giản về thủ tục, nhanh chóng về thời gian nhưng phải đúng đối tượng và đảm bảo công bằng giữa các hộ nghèo nhận hỗ trợ đất để trồng chè;

b) Đổi mới hỗ trợ giống chè

Để xóa đói giảm nghèo bền vững cho các hộ nghèo trồng chè, Huyện cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ về giống chè cho các hộ.

Để chủ động về chất lượng, số lượng về giống chè hỗ trợ cho hộ nghèo trồng chè, Huyện nên xây dựng vườn ươm để chủ động nguồn giống tại chỗ, phục vụ công tác trồng mới, trồng cải tạo chè. Phấn đấu đến năm 2025, xây dựng được từ 2 đến 3 vườn ươm trên địa bàn huyện (dự kiến: vườn ươm trung tâm huyện; TTNT Nghĩa Lộ, TTNT Liên Sơn) với năng lực sản xuất từ 3 đến 4 triệu bầu/năm, tập trung ươm những giống chè có năng suất, chất lượng cao.

Việc sản xuất cây giống: Sử dụng kỹ thuật giâm cành, tiếp nhận giống ở các vườn ươm có chất lượng tốt và đã được cấp chứng chỉ chất lượng. Tiếp tục duy trì hệ thống vườn ươm giống chè tập trung để có đủ cây giống đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng mới, trồng cải tạo, thay thế chè trên địa bàn huyện.

Giống chè ngoài là yếu tố nâng cao chất lượng cây chè nó cịn quyết định tới năng xuất, sản lượng chè. Đối với canh tác lúa “nhất nước, nhì phân, tam cần,

tứ giống” thì đối với cây chè thì yếu tố về giống phải được đặt lên hàng đầu. Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá rằng yếu tố giống chiếm 50% và 50% còn lại thuộc về các yếu tố khác. Địa phương muốn nâng cao năng suất chè và đặc biệt là nâng cao chất lượng cây chè thì phải tiếp tục dự án đưa cây chè có chất lượng cao, phù hợp với điều kiện ở đây vào trồng thay thế những vườn chè cho năng suất thấp. Trong những năm tới nên tiến hành mở rộng phần diện tích các giống chè nhập nội bằng cách thay thế lượng chè Trung du hoặc chuyển diện tích đất hoang hóa sang trồng chè. Lựa chọn giống mới vừa có năng suất cao vừa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, vừa cho sản phẩm chất lượng cao để phục vụ sức khoẻ con người, giảm hàm lượng cafein và tăng hoạt chất thơm.

Trong việc chọn giống chè nhiều nơi đã áp dụng rộng rãi những thành tựu công nghệ sinh học như kỹ thuật gen, nuôi cấy mô. Với nhân giống trồng mới thường sử dụng phương pháp nhân giống vơ tính (giâm cành và nuôi cấy mô). Đặc biệt là giống chè cành được trồng khá phổ biến ở Phú Thọ, Tuyên Quang... đều đang cho kết quả rất cao.

Huyện Tân Sơn hiện nay hầu hết diện tích cây chè vẫn là giống chè trung du, ưu điểm của giống này đó là chất lượng chè xanh cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tương đối tốt nhưng năng suất lại thấp, khả năng chịu thâm canh kém hơn những giống chè mới.

Tuy nhiên việc đưa những giống mới vào trong sản xuất là một việc làm khó khăn. Thứ nhất là do chi phí mua những giống mới này khá cao, trong khi các nương chè chủ yếu là giống chè trung du lại vẫn đang phát triển, những khoản chi phí ban đầu như trồng mới, chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản khá lớn, chu kỳ kinh doanh của cây chè lại dài nên chưa thể thu hồi được vốn. Thứ hai là do các hộ hầu hết đã quen với giống cây cũ, ít hộ dám chấp nhận rủi ro hơn nữa nương chè cũng cần có thời gian kiến thiết nhất định.

Quá trình này phải được thể hiện từng bước, trước hết tạm thời sẽ đưa giống mới vào diện tích trồng mới hoặc là thay thế cho nương chè đã trở lên cằn cỗi để từ đó phát triển diện tích chè này.

Vì vậy để đổi mới việc hỗ trợ giống chè cho hộ nghèo trồng chè tại Huyện Tân Sơn, Huyện cần:

- Xây dựng vườn ươm, chủ động về số lượng, chất lượng giống chè hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo; đồng thời giảm chi phí trên một cây

chè giống được hỗ trợ để với khoản chi phí dành cho hỗ trợ giống sẽ hộ trợ được nhiều nhất số cây chè giống chất lượng cho các hộ nghèo trồng chè trên địa bàn Huyện.

- Hỗ trợ giống chè cho đúng đối đối tượng. Các giải pháp về hỗ trợ cần được thực hiện đồng loạt. Có sự phối hợp giữa việc hỗ trợ về đất sản xuất, giống chè, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…để phát huy cao nhất hiệu quả của các chính sách hỗ trợ cho người nghèo. Tránh tình trạng người nghèo được hỗ trợ về giống, về phân bón,…nhưng lại khơng có đất sản xuất như đã từng xảy ra trước đây trên địa bàn Huyện.

- Cần có sự quan tâm đúng mức đến chất lượng, số lượng cây giống sau khi đến tay hộ nghèo được hỗ trợ; đánh giá tỷ lệ sống của cây giống sau khi trồng xem nguyên nhân từ đâu để có những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của việc hỗ trợ giống.

Ví dụ, đánh giá cây chè giống sau khi trồng tỷ lệ sống như thế nào, tốc độ sinh trưởng và phát triển ra sao, nguyên nhân do chất lượng cây giống hay do kỹ thuật trồng và chăm sóc của các hộ nghèo trồng chè,…

c) Đổi mới hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

Việc hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho hộ nghèo trồng chè tại Huyện Tân Sơn về đã phát huy được những hiệu quả to lớn và được đánh giá khá cao trong giai đoạn 2015 – 2017. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Để tránh tình trạng khơng kiểm sốt được tiền hỗ trợ về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có được sử dụng đúng mục đích hay khơng, mặt khác các hộ nghèo trồng chè không đủ hiểu biết và khơng có điều kiện mua đúng loại phân, loại thuốc cần thiết cho sinh trưởng và phòng trừ bệnh của cây chè và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chất lượng tốt, Huyện đã chủ trương hỗ trợ bằng hiện vật, khơng hỗ trợ bằng tiền để mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Về cơ bản, chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được trên dưới 80% số hộ nghèo người được hỏi đánh giá đạt chất lượng, đem lại hiệu quả cho cây chè. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận hộ nghèo được hỏi chưa đánh giá cao. Loại trừ nguyên nhân do sử dụng khơng đúng quy trình, kỹ thuật, cịn một phần nhỏ chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chất lượng chưa tốt. Nguyên nhân do Huyện chủ động mua tại một số cơng ty, cửa hàng có uy tín trên địa bàn Huyện về hai loại vật tư này. Nhìn chung chất lượng đảm bảo, tuy nhiên khơng tránh khỏi tình trạng một phần

vật tư bị quá hạn, phân vón cục, hịa tan kém, thuốc bảo vệ thực vật chất lượng không đồng đều.

Về thủ tục nhận phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được đánh giá đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên cũng phải mất một thời gian sau khi triển khai, rút kinh nghiệm thì việc hỗ trợ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật mới được triển khai một cách nhịp nhàng. Thời gian đầu việc hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và giống chè được chia bình quân theo đầu hộ dẫn đến nhiều bất cập. Những hộ có nhiều đất sản xuất, trồng nhiều chè nhận được mức hỗ trợ bằng các hộ trồng ít hoặc khơng có đất đê trồng. Từ đó dẫn đến lãng phí vật tư hỗ trợ, khơng phát huy được hiệu quả chính sách hỗ trợ tại địa phương. Sau quá trình thực hiện rút kinh nghiệm, hiện nay Huyện thực hiện hỗ trợ dựa trên danh sách hộ nghèo có nhu cầu được hỗ trợ theo từng địa phương đưa lên. Việc thực hiện hỗ trợ có tính đến diện tích trồng chè của từng hộ. Việc bàn giao vật tư hỗ trợ tương đối kịp thời vụ cho việc sản xuất chè. Do vậy nhận được sự ủng hộ từ đông đảo người dân.

Tuy nhiên, do kinh phí hỗ trợ có hạn nên vẫn cịn nhiều hộ nghèo cần hỗ trợ để vươn lên thoát nghèo. Trong thời gian tới, Huyện cần tiếp tục phát huy những mặt đã đạt được trong việc triển khai hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ nghèo trồng chè, khắc phục những nhược điểm của Công tác này. Cụ thể như sau:

- Tổ chức đầu thầu công khai với các cơng ty cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Khi đấu thầu cơng khai đảm bảo giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mua để hỗ trợ người nghèo là thấp nhất, từ đó tăng số lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được hỗ trợ cho các hộ sản xuất chè. Ngoài ra, khi làm việc với các đơn vị cung cấp lớn, có uy tín, các đơn vị cung cấp này cần có sự cam kết, bảo bảo về chất lượng và thời gian giao phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Trường hợp chất lượng vật tư kém cần được đổi trả và xử lý vi phạm cam kết.

- Về phía các hộ nghèo sản xuất chè Huyện cần giao cho các tổ dịch vụ từng địa phương giám sát, hỗ trợ kịp thời về mặt kỹ thuật về tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để có thể điều chỉnh kịp thời những bất cập xảy ra liên quan đến phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được hỗ trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)