Chính sách hỗ trợ hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 90 - 93)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ

4.2.1. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo

Tân Sơn là huyện nghèo nằm trong diện được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, dân tốc thiểu số gồm: Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135, Hỗ trợ phát triển

sản xuất thuộc chương trình 30a, Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Dự án XD và nhân rộng, mơ hình Giảm nghèo, Hỗ trợ phát triển sản xuất theo quyết định 102/2009/QĐ-TTg. Các chính sách hỗ trợ phát triến sản xuất và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã quy định tương đối đầy đủ, rõ ràng về đối tượng hưởng thụ, phạm vi thực hiện và nội dung chính sách hỗ trợ, cơ chế thực hiện hỗ trợ... đã cơ bản đáp ứng yêu cầu hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất theo hướng minh bạch, có sự tham gia của người dân, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

Theo đó người nghèo, dân tộc thiểu số được hỗ trợ đất sản xuất, về giống cây trồng, vật ni, vật tư sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, về tiêu thụ sản phẩm. Huyện Tân Sơn đã từng bước triển khai về từng thôn, xã căn cứ tiêu chuẩn hộ nghèo kết hợp bình xét lập danh sách các hộ nghèo cần được hỗ trợ. Nhờ có các chính sách hỗ trợ toàn diện của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương trên địa bàn toàn Huyện mà bộ mặt kinh tế - xã hội của Huyện đang thay đổi từng ngày, số hộ nghèo giảm đáng kể, gần như khơng có số hộ tái nghèo.

Qua việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo đã giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn Huyện Tân Sơn phát triển sản xuất để có thu nhập ổn định từ đó giảm nghèo bền vững, cụ thể:

- Nhận thức của người dân về chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chọn giống cây trồng vật nuôi, phương thức canh tác, chăm sóc, bảo vệ rừng ngày càng được cải thiện.

- Người nghèo, hộ nghèo đã được tập huấn các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phát triển ngành nghề, được tiếp cận với các kiến thức, khoa học, kỹ thuật để áp dụng vào thực tế, sử dụng các giống cây trồng, vật ni có năng suất và giá trị cao hơn để thay thế cho các giống cũ, phương thức canh tác, nuôi trồng cũ, năng suất thấp ở địa phương. Số lượng đàn gia súc đã tăng lên, phù hợp với nguyện vọng của người dân.

- Nhiều việc làm đã được tạo ra cho người nghèo, đời sống của người dân, nhất là người nghèo đã từng bước được cải thiện.

Tuy vậy, việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo còn tồn tại, hạn chế, vướng mắc sau:

- Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo được quy định dàn trải ở nhiều văn bản khác nhau. Một số nội dung và định mức hỗ trợ phát triển sản xuất cịn bất cập. Việc bố trí vốn cịn thấp so với nhu cầu thực tế nên nhiều nội dung trong đề án giảm nghèo chưa được triển khai.

- Một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất giảm nghèo còn chồng chéo về nội dung, đối tượng hưởng thụ, địa bàn, thiếu nhất quán về quy trình thực hiện, mức chi, thanh quyết tốn cho cùng một lĩnh vực trên cùng 1 địa bàn. Thiếu cơ chế phối kết hợp lồng ghép cụ thể từ cấp Trung ương đến địa phương.

- Một số chính sách mang tính chất cho khơng đã ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác giảm nghèo, hạn chế tính sáng tạo, chủ động của các địa phương trong tổ chức thực hiện chính sách, tạo ra tính ỷ lại của một bộ phận người nghèo.

- Ở cấp hộ gia đình, do các hộ nghèo, vùng nghèo nhận được đầu tư hỗ trợ từ nhiều chính sách khác khau, các chính sách này lại không nhất quán hỗ trợ về mức đầu tư, quy trình lập kế hoạch và thời gian hỗ trợ/đầu tư. Vì vậy, mà các nguồn lực giảm nghèo đã bị xé lẻ, các hộ được nhận nhiều hỗ trợ khác nhau song mỗi lần được hỗ trợ một khoản nhỏ, do vậy các hỗ trợ này đã khơng đủ để có một kế hoạch sản xuất đồng bộ, với qui mô lớn hơn để tạo sức bật thoát nghèo.

Cụ thể, tại huyện Tân Sơn đã có lúc xảy ra tình trạng hộ nghèo được nhận hỗ trợ về giống cây trồng, chủ yếu là giống cây chè. Tuy nhiên rất nhiều hộ khơng có đất sản xuất nên khơng biết trồng vào đâu, gây lãng phí rất lớn, đồng thời chính sách hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất không phát huy hiệu quả, tác dụng.

- Công tác triển khai các chính sách tại Huyện cịn nhiều lúng túng, từ khâu lập kế hoạch, phân bổ vốn, đến khâu tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát. Trình độ, năng lực của một số cán bộ ở cấp Huyện, cấp xã cịn hạn chế, cơng tác chỉ đạo điều hành cịn lúng túng từ khảo sát, lập dự tốn đến tổ chức thực hiện. Cán bộ khuyến nơng đã được tăng cường, song do năng lực cịn hạn chế nên việc chuyển giao khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả đạt thấp.

- Nhận thức của nhân dân vẫn còn hạn chế nên việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào thực tế còn nhiều khó khăn.Việc hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi một lần chưa phát huy hiệu quả do người nghèo, dân tộc chưa làm làm quen nên cần được tiếp tục hỗ trợ trong 2-3 mùa vụ. Việc sản xuất đã được cải thiện song chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Huyện cịn gặp nhiều khó khăn.

- Một số doanh nghiệp còn lúng túng trong việc phối hợp với địa phương lựa chọn nội dung và hình thức đầu tư, hỗ trợ hỗ trợ phát triển sản xuất cho huyện nghèo, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)