Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 57 - 58)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Tân Sơn có 17 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm các xã: Minh Đài, Tân Phú, Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Lai Đồng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn, Văn Luông, Long Cốc, Tam Thanh, Vinh Tiền.

Ngoại trừ 3 xã Minh Đài, Văn Luông, Mỹ Thuận, 14 xã còn lại của huyện Tân Sơn đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II.

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho huyện Tân Sơn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác của huyện. Đồng thời chọn điểm nghiên cứu cũng là các xã có đầy đủ điều kiện kỹ thuật đảm bảo cho sản xuất chè của các hộ nghèo. 3 xã chọn làm điểm nghiên cứu là từ các vùng trong huyện, đó là xã Thu Cúc, Thu Ngạc và Đồng Sơn thuộc xã có nhiều hộ nghèo trồng chè có quy mơ diện tích chè lớn. Tổng số hộ được chọn là 15 hộ, trong đó tương ứng với số lượng hộ nghèo từng xã, chọn điều tra xã Thu Cúc 60 hộ, xã Thu Ngạc 50 hộ, xã Đồng Sơn 40 hộ. Số mẫu được đảm bảo tính đại diện cho toàn vùng, được suy rộng được cho cả huyện.

Bảng 3.4. Số hộ nghèo của huyện Tân Sơn – của 3 xã đưa ra nghiên cứu

STT Xã, thị trấn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh(%) 16/15 17/16 BQ

1 Thu Cúc 738 688 486 93,22 70,64 81,15

2 Thu Ngạc 614 586 419 95,44 71,50 82,61

3 Đồng Sơn 441 406 324 92,06 79,80 85,71

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn (2015, 2016, 2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)