Hệ thống chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 61 - 63)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

*Chỉ tiêu về kết quả sản xuất, tăng trưởng phát triển sản xuất chè an toàn Tổng giá trị sản xuất (GO) của từng ngành kinh tế và sản xuất chè:

Tổng giá trị của các ngành sản xuất và sản xuất chè được tính bằng cách lấy sản lượng sản phẩm năm báo cáo nhân với đơn giá, đơn giá do Tổng cục Thống kê ban hành. Tổng giá trị sản xuất (GO) sẽ được nghiên cứu trên phạm vi toàn huyện Tân Sơn, phạm vi từng vùng, từng ngành kinh tế.

Ngoài chỉ tiêu trên, các chỉ tiêu về hiện vật, các loại sản phẩm và khối lượng các loại dịch vụ cũng được nghiên cứu sử dụng nhằm phản ánh kết quả sản xuất của từng ngành, từng đối tượng.

*Chỉ tiêu phản ánh phân bổ nguồn lực

Chỉ tiêu nguồn lực lao động phân bố cho các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Các chỉ tiêu chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong sản xuất chè. Vốn đầu tư cơ bản bao gồm toàn bộ giá trị các tài sản và dịch vụ đầu tư để xây dựng các cơng trình, các cơ sở hạ tầng và mua sắm tài sản cố định. Diện tích đất phân bố cho sản xuất chè của các ngành các vùng và các thành phần kinh tế cũng là chỉ tiêu đánh giá phân bổ nguồn lực.

*Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các nguồn lực, các bộ phận hợp thành phát triển sản xuất chè an toàn

Mức độ khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất như hệ số sử dụng ruộng đất, giá trị sản xuất ngành trồng trọt/1 ha canh tác. Mức độ khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sẵn có và sự thay đổi của lao động nông thôn. Mức độ sử dụng vốn, chi phí sản xuất ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của sản xuất chè. Năng lực tăng của các loại cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như giao thông, điện, thuỷ lợi ... Các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ xã hội như trường học, trạm xá. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố ứng dụng kỹ thuật tiến bộ và công nghệ mới có tác động đến phát triển sản xuất chè. Sự thay đổi về môi trường thiên nhiên, sinh thái như nguồn nước, độ che phủ rừng, xói mịn đất ... ảnh tới

tới sự phát triển sản xuất chè. Là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá quá trình phát triển sản xuất chè.

* Các chỉ tiêu hiệu quả của quá trình phát triển sản xuất chè an toàn

Cơ cấu các ngành nơng nghiệp trong đó có ngành chè, cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của dân trồng chè, kết quả mở rộng ngành nghề phi nông nghiệp đặc biệt là chế biến chè. Phát triển đơ thị hố nơng thơn, phát triển các chợ, thị trấn, thị tứ, giải quyết công ăn việc làm đặc biệt là người sản xuất chè. Mức độ khác nhau về hiệu quả phát triển sản xuất chè sẽ phản ánh tính hợp lý hay khơng của việc phát triển sản xuất chè trong huyện Tân Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)