Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 55 - 57)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện

3.1.3.1. Thuận lợi

Là một huyện miền núi có diện tích đất tự nhiên lớn nhất tỉnh Phú Thọ, có điều kiện giao lưu về kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật giữa các huyện trong tỉnh và tỉnh bạn, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.

Khí hậu, đất đai, tài ngun, khống sản của huyện có tiềm năng rất lớn, phù hợp với phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đặc biệt là phát triển trồng chè và cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, thủy sản, gia cầm..

Huyện Tân Sơn đã hình thành các vùng kinh tế dựa trên cơ sở thế mạnh của vùng:

- Vùng thượng huyện là vùng phát triển nông, lâm nghiệp - chăn nuôi đại gia súc.

- Vùng hạ huyện chuyên phát triển kinh tế nông nghiệp, cây ăn quả, chăn ni bị, lợn.

- Vùng dọc theo quốc lộ 70 là vùng phát triển kinh tế nông nghiệp, cây chè; phát triển cơng nghiệp, dịch vụ, khai thác khống sản.

Hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cả đường bộ và đường thủy. Từ đó giúp cho việc lưu thơng hàng hóa, giao lưu văn hóa và chuyển giao cơng nghệ thuận lợi và phát triển.

Các cơng trình thủy lợi đã từng bước được kiên cố hóa từ cơng trình đầu mối đến mương máng tưới tiêu làm tăng năng suất cây trồng.

Bước đầu người dân được đổi mới nhiều mặt từ phong tục tập quán đến trình độ canh tác. Đã đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa máy móc vào chế biến lương thực, thực phẩm trong sinh hoạt hàng ngày và tăng hiệu suất lao động.

3.1.3.2. Khó khăn

Tân Sơn có tới 85% là đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, tồn huyện chỉ có hơn 2.200 ha đất trồng lúa nước.

Do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, kinh nghiệm phát triển cịn hạn chế, tích lũy nội bộ nền kinh tế ở mức thấp. Nguồn lực đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng thấp và cần phải hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh.

Cơ sở hạ tầng đang từng bước xây dựng, thiếu đồng bộ. Giao thông, thủy lợi cần được đầu tư để tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.

Trình độ thâm canh của đồng bào cịn thấp, năng suất cây trồng thấp, kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện lớn nhưng diện tích sản xuất nơng nghiệp nhỏ.

Lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ cịn thấp, thuần nơng. Khả năng tính tốn và đầu tư vốn trong sản xuất còn chưa khai thác được hết tiềm năng của địa phương.

Cơ sở dạy và học còn thiếu và cần được đầu tư xây dựng hơn nữa.

Cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương quản lý còn nghèo nàn, cơng nghệ lạc hậu, chưa có những điều chỉnh trong phát triển kinh tế tiểu thủ cơng nghiệp.

Trình độ dân trí cịn thấp, phong tục tập qn cịn lạc hậu, trông chờ ỷ lại, chậm đổi mới trong cách làm. Tệ nạn xã hội như cờ bạc, số đề, ma túy,... vẫn xảy ra gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Những khó khăn trên là trở ngại, thách thức đối với huyện Tân Sơn trong phát triển kinh tế theo hướng Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa mà Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân của huyện phải vượt qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)