Nguồn vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng trồng chè huyện Tân Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 96)

Đơn vị tính: 1.000đ

Nguồn đầu tư Đơn vị

Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2015 - 2017

Số lượng Tỷ lệ (%)

Ngân sách Trung ương Triệu đồng 2.975,638 53,33

Ngân sách tỉnh Triệu đồng 1.049,491 18,81

Ngân sách huyện Tân Sơn Triệu đồng 118,915 2,13

Ngân sách xã Triệu đồng 655,840 11,75

Nhân dân Triệu đồng 724,570 13,00

Các nguồn vốn khác Triệu đồng 54,950 0,98

Tổng số Triệu đồng 5.579,404 100,00

Nguồn: Chi cục Thống kê Huyện Tân Sơn (2017)

Theo số liệu của bảng dưới đây có thể thấy rằng, trong tổng nguồn vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng nông thôn của Huyện trong giai đoạn 2015 - 2017, số vốn từ NSTƯ chiếm tỷ lệ lớn 53,33% ; tiếp theo đó là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương (bao gồm ngân sách tỉnh, huyện, xã), chiếm 32,69%; nguồn vốn huy động từ nhân dân chiếm khoảng 13%, còn lại chưa đến 1% là nguồn vốn huy động từ các nguồn hỗ trợ khác.

Qua bảng trên ta thấy, nguồn vốn ngân sách địa phương hạn chế dẫn đến việc đầu tư cho kết cấu hạ tầng để phát triển trồng chè cho hộ nghèo Huyện Tân Sơn cịn rất thấp. Ngồi ra nguồn vốn ngân sách của Huyện thấp còn gây hạn chế rất lớn trong hỗ trợ nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo phát triển sản xuất.

4.2.4. Đặc điểm của hộ nghèo

huyện Tân Sơn, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát 150 hộ nông dân trên địa bàn xã Đồng Sơn, Thu Cúc và Thu Ngạc

Bảng 4.18. Thơng tin chung về các hộ gia đình đã điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1. Tổng số hộ điều tra Hộ 150

Đồng Sơn Hộ 50

Thu Cúc Hộ 50

Thu Ngạc Hộ 50

2. Nhân khẩu/hộ Người 3,8

3. Số lao động/ hộ Lao động/ hộ 3,1

- Lao động tham gia sản xuất chè/ hộ Lao động/hộ 2,8

4. Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 42,7

5. Số năm kinh nghiệm trồng chè Năm 15,5

6. Hộ chỉ trồng chè búp Hộ 17

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Với 150 hộ điều tra những hộ này điều kiện kinh tế khó khăn do những nguyên nhân khác nhau, thu nhập chủ yếu của gia đình là từ chè. Theo phát biểu của những hộ nghèo này, nếu yêu đất kiên trì với cây chè và mạnh dạn đầu tư thì có thể thốt nghèo từ cây chè. Điều này chứng tỏ các hộ nghèo dựa vào sản xuất chè, cây chè có tầm rất quan trọng trong đời sống của ngươi dân nơi đây.

Độ tuổi trung bình của hộ điều tra là 42,7 tuổi, hầu hết với độ tuổi này các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất vốn sống và có kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ có am hiểu về lình vực trồng chè. Do vậy là thuận lợi đáng kể, góp phần kích thích phát triển sản xuất kinh doanh cây chè trong mỗi hộ.

Về trình độ văn hóa của chủ hộ nói chung là cịn thấp từ cấp I đến cấp III, chủ yếu là cấp I, nhưng bù lại thâm niên trồng chè của các chủ hộ tương đối cao. Với những hộ có thu nhập khá thường có trình độ văn hóa cao hơn so với những hộ khác, tiếp đến việc nâng cao trình độ cho hộ nơng dân về văn hóa cũng như kỹ thuật trong chè và kiến thức kinh tế cần đặt nên hàng đầu.

Bình quân số nhân khẩu trong hộ gia đình là 3,76 người, số người tham gia lao động bình quân là 2,7 người. Với lượng lao động này hàng vụ thu hoạch

chè, việc thiếu lao động thường xuyên xảy ra khiến cho nhiều hộ không muốn mở rộng sản xuất chè.

Phương tiện phục vụ sản xuất là yếu tố rất quan trọng. Nhưng phương tiện chủ yếu phục vụ sản xuất cho hộ trồng chè ở đây là hệ thống tưới tiêu nhằm khắc phục một vấn đề khó khăn nhất đó là thiếu nước. Cịn chế biến chè chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu gia đình nên khơng đáng kể và chủ yếu chè được bán trực tiếp cho các Công ty cổ phần chè ngay sau khi thu hoạch.

Ngoài ra các hộ nghèo tại Huyện Tân Sơn chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn sinh sống không thuận tiện giao thông. Đây cũng là một hạn chế rất lớn để các hộ phát triển sản xuất chè.

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÈ CHO HỘ NGHÈO HUYỆN TÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ TÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ

4.3.1 Định hướng phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã có Nghị quyết số 02-NQ/TU về phát triển, nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè, UBND tỉnh cũng đã có đề án phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn đến năm 2020. Tổng nguồn vốn đầu tư cho Đề án phát triển sản xuất chè giai đoạn 2015 - 2020 là trên hai trăm tỷ đồng.

Quan điểm, mục tiêu và những giải pháp phát triển sản xuất, chế biến chè rất cụ thể: "Phát triển sản xuất chè đi vào chiều sâu, lấy chất lượng, giá trị và hiệu quả kinh tế là chính. Hình thành vùng sản xuất chè tập trung, có quy mơ lớn và có chất lượng cao, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.

Đến năm 2020, tổng diện tích chè tồn tỉnh ổn định 13 ngàn ha, tổng sản lượng búp đạt 100 nghìn tấn, sản phẩm chế biến đạt 20 - 22 ngàn tấn. Cơ bản trồng và cải tạo giống chè cũ bằng giống chè mới, chè nhập nội năng suất cao, chất lượng búp tốt đáp ứng cho nhu cầu chế biến. Đổi mới công nghệ chế biến bằng thiết bị tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển dần từ chế biến chè thô sang chế biến chè tinh, xây dựng được 2 sản phẩm chè có thương hiệu trên thị trường, xuất khẩu trực tiếp 50% sản lượng chế biến. Doanh thu từ chè đạt 300 - 350 tỷ đồng, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 12 - 13 triệu USD. Tạo việc làm ổn định cho 25 ngàn lao động nông nghiệp và trên 1.700 lao động công nghiệp".

Cây chè là cây trồng chính mang lại thu nhập lớn nhất cho người dân ở đây. Trong phương hướng phát triển kinh tế địa phương trong những năm tới đây, nhất là phát triển nơng nghiệp thì phát triển cây chè là ưu tiên số một.

Đồng thời căn cứ vào mục tiêu phát triển của ngành chè, tỉnh Phú Thọ đã có những định hướng phát triển cây chè đến từng địa phương và có kế hoạch giao cho huyện Tân Sơn tiếp tục thực hiện. Năm 2015, được tỉnh giao kế hoạch trồng mới và cải tạo 100 ha chè bằng giống nhập nội, huyện đã chủ động gieo ươm giống tại chỗ, giao kế hoạch cụ thể cho các xã để các xã tổ chức vận động tuyên truyền, cho các hộ đăng ký trồng.

Năm 2016, với kế hoạch trồng mới và cải tạo 100 ha chè nhập nội tại 17 xã, huyện Tân Sơn tiếp tục tổ chức sản xuất bầu chè giống để phục vụ cho kế hoạch trồng chè của huyện. Ngay từ cuối năm 2015, Ban quản lý chương trình phát triển sản xuất chè của huyện đã cùng với 8 chủ vườn ươm sản xuất 2 triệu 800 nghìn bầu chè giống, chủ yếu là các giống Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên. Hiện huyện đã giao kế hoạch trồng mới và cải tạo chè năm 2011 cho từng xã để các xã có biện pháp chỉ đạo cụ thể. Về lâu dài, huyện Tân Sơn chủ trương phát triển vùng chè nguyên liệu bằng giống nhập nội phải gắn với chế biến. Có như vậy, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm mới được nâng cao, người trồng chè không phải lo đầu ra và yên tâm sản xuất. Huyện cũng đang xây dựng thương hiệu sản phẩm chè Bát Tiên nhằm quảng bá loại sản phẩm này của địa phương với khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Chủ trương phát triển vùng chè nguyên liệu nhập nội gắn với chế biến của huyện Tân Sơn được nhân dân rất đồng tình. Đây chính là cơ sở để Tân Sơn nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến chè, nâng cao thu nhập cho nông dân theo tinh thần Nghị quyết 02 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ.

* Mục tiêu của địa phương

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tiềm năng phát triển của cây chè và điều kiện khí hậu đất đai, con người và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, căn cứ vào chiến lượng phát triển của huyện Tân Sơn đã đề ra chỉ tiêu phát triển cho ngành chè giai đoạn 2018 - 2020.

a, Diện tích

Theo quy hoạch diện tích chè năm 2020 tăng 53 ha tương đương tăng 15% so với năm 2017. Về cơ cấu diện tích giữa các giống chè cũng có sự thay đổi.

Phần diện tích các giống chè cũ như giống chè Trung du giảm đi 17,6 ha tương đương giảm 9% so với năm 2017.

Bảng 4.19. Chỉ tiêu phát triển diện tích chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn giai đoạn 2018 - 2020

Chi tiêu 2017 2020 Mức độ thay đổi SL (ha) SL(ha) ha % Tổng diện tích 361 413,905 52,905 14,66 1.Trung du 197,6 180,000 -17,6 -8,91 2.Phúc Vân Tiên 39,55 58,895 19,345 48,91 3.Bát Tiên 21,93 43,200 21,27 96,99 4. PH11 87,33 75,330 -12 -13,74 5.LDP 1, 2 14,59 26,480 11,89 81,49 6.Giống chè khác 30

Nguồn: Phòng nơng nghiệp huyện Tân Sơn (2018)

Diện tích các giống chè nhập nội năm 2017 tăng nhanh do đây là mục tiêu của địa phương dựa vào nghị quyết của tỉnh trong việc phát triển ngành chè diện tích giống Bát Tiên tăng 21ha tương đương 97% so với năm 2018, Phúc Vân Tiên tăng 48% so với năm 2017.

Cũng như phần diện tích giống chè Trung du, thì phần diện tích trồng giống chè PH-1 cũng giảm. Dự kiến sẽ trồng một số diện tích với các giống chè khác nữa với diện tích 30 ha.

b, Về năng suất, sản lượng.

Năm 2020 năng suất trung bình ước đạt 6,5tấn/ha chè tăng 12% so với năm 2017, sản lượng cũng tăng 6,65% tương đương tăng 2280 tấn.

Căn cứ vào định hướng phát triển cây chè đặc biệt là mở rộng diện tích chè của tỉnh giao cho huyện, địa phương đã có những chủ trương kịp thời nhằm chỉ đạo thực hiện kế hoạch của huyện. Để thực hiện được mục tiêu này, ngay từ năm 2010 huyện đã chỉ đạo thực hiện triển khai giao đất cho bà con nông dân.

Bảng 4.20. Chỉ tiêu phát trển chè của huyện Tân Sơn đến năm 2020

Chỉ tiêu 2017 2020 Mức độ thay đổi SL (ha) SL(ha) ha %

Tổng DT 361 413,91 52,91 14,66

DT chè KD 28 343,54 315,54 1.126,93

Năng suất 5,8 6,50 0,70 12,07

SL búp tươi 2.093,8 2.233,02 139,22 6,65

Nguồn: Phịng nơng nghiệp huyện Tân Sơn (2018)

4.3.2. Đổi mới hỗ trợ các yếu tố đầu vào phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ nghèo tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

a) Đổi mới hỗ trợ đất trồng chè cho hộ nghèo tại huyện Tân Sơn

Việc giao đất cho hộ nghèo đã phát huy được những hiệu quả to lớn trong giai đoạn 2015 – 2017. Về cơ bản, chính sách hỗ trợ đất sản xuất theo Quyết định số 755/QĐ-TTg đã góp phần giúp nhiều hộ gia đình DTTS nghèo nói chung, trên địa bàn huyện Tân Sơn nói riêng có thêm đất để sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế tại các địa phương, chính sách này vẫn bộc lộ nhiều điểm bất cập.

- Chính sách được xây dựng chưa bám sát đặc điểm, tình hình thực tế tại các địa phương. Việc xây dựng chính sách dựa trên những hướng tiếp cận chung chung, cách thức giải quyết chung cho nhiều khu vực khiến cho việc triển khai chính sách gặp rất nhiều khó khăn.

- Nội dung chính sách có phần trùng lắp, do đó khi thực hiện, các địa phương trên địa bàn Huyện lúng túng trong việc triển khai

- Định mức hỗ trợ q thấp, lại mang tính bình qn, cào bằng nên rất khó áp dụng trong thực tiễn;

Thực tế tại Huyện, mặc dù diện tích vùng tự nhiên thì lớn nhưng chỉ có một phần nhỏ đất có thể làm nơng nghiệp. Bình qn diện tích đất hỗ trợ cho hộ nghèo quá nhỏ so với nhu cầu của các hộ, đã vậy rất nhiều diện tích đất sản xuất hỗ trợ người dân tộc lại không màu mỡ, ở địa thế không thuận lợi cho sản xuất. Chưa kể thiên tai, lũ quét, sạt lở đất thường xuyên xảy ra cũng khiến diện tích đất canh tác bị thu hẹp, đất sản xuất ngày càng bạc màu, khơng có nguồn nước…

Ngồi ra cịn một số lượng khơng nhỏ hộ đồng bào dân tộc thiểu số bị thu hồi đất ở, đất sản xuất tại các dự án, cơng trình thuỷ lợi, thuỷ điện, làm đường, …

Vẫn tồn tại một phần nhỏ đất sản xuất được hỗ trợ không đúng đối tượng. Đối tượng được nhận không phải hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số.

Do vậy, vẫn còn nhiều hộ nghèo chưa được giao đất sản xuất. Trong thời gian tới, Huyện cần có nhiều biện pháp để tiếp tục triển khai giao đất cho các hộ nghèo thiếu đất sản xuất để hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo trên địa bàn Huyện. Cụ thể, Huyện cần:

- Soát xét chặt đối tượng hộ nghèo cần được cấp đất từ các địa phương đưa lên để việc hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo được triển khai đúng đối tượng, phát huy hiệu quả của chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đất sản xuất tại từng địa phương trên địa bàn Huyện;

- Thực hiện các biện pháp rà sốt, thu hồi các diện tích đất bị lấn chiếm, cải tạo, hỗ trợ cải tạo đất nông nghiệp,… để tạo quỹ đất sản xuất màu mỡ hỗ trợ các hộ nghèo thiếu đất sản xuất;

- Xây dựng và hoàn thiện quy trình giao đất cho hộ nghèo đảm bảo đơn giản về thủ tục, nhanh chóng về thời gian nhưng phải đúng đối tượng và đảm bảo công bằng giữa các hộ nghèo nhận hỗ trợ đất để trồng chè;

b) Đổi mới hỗ trợ giống chè

Để xóa đói giảm nghèo bền vững cho các hộ nghèo trồng chè, Huyện cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ về giống chè cho các hộ.

Để chủ động về chất lượng, số lượng về giống chè hỗ trợ cho hộ nghèo trồng chè, Huyện nên xây dựng vườn ươm để chủ động nguồn giống tại chỗ, phục vụ công tác trồng mới, trồng cải tạo chè. Phấn đấu đến năm 2025, xây dựng được từ 2 đến 3 vườn ươm trên địa bàn huyện (dự kiến: vườn ươm trung tâm huyện; TTNT Nghĩa Lộ, TTNT Liên Sơn) với năng lực sản xuất từ 3 đến 4 triệu bầu/năm, tập trung ươm những giống chè có năng suất, chất lượng cao.

Việc sản xuất cây giống: Sử dụng kỹ thuật giâm cành, tiếp nhận giống ở các vườn ươm có chất lượng tốt và đã được cấp chứng chỉ chất lượng. Tiếp tục duy trì hệ thống vườn ươm giống chè tập trung để có đủ cây giống đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng mới, trồng cải tạo, thay thế chè trên địa bàn huyện.

Giống chè ngoài là yếu tố nâng cao chất lượng cây chè nó cịn quyết định tới năng xuất, sản lượng chè. Đối với canh tác lúa “nhất nước, nhì phân, tam cần,

tứ giống” thì đối với cây chè thì yếu tố về giống phải được đặt lên hàng đầu. Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá rằng yếu tố giống chiếm 50% và 50% còn lại thuộc về các yếu tố khác. Địa phương muốn nâng cao năng suất chè và đặc biệt là nâng cao chất lượng cây chè thì phải tiếp tục dự án đưa cây chè có chất lượng cao, phù hợp với điều kiện ở đây vào trồng thay thế những vườn chè cho năng suất thấp. Trong những năm tới nên tiến hành mở rộng phần diện tích các giống chè nhập nội bằng cách thay thế lượng chè Trung du hoặc chuyển diện tích đất hoang hóa sang trồng chè. Lựa chọn giống mới vừa có năng suất cao vừa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, vừa cho sản phẩm chất lượng cao để phục vụ sức khoẻ con người, giảm hàm lượng cafein và tăng hoạt chất thơm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)