Đổi mới công tác quy hoạch vùng phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 111)

.Để phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo, Huyện Tân Sơn đã quan tâm đến công tác quy hoạch. Quy hoạch đã chú trọng đến nâng cao chất lượng chè Tân Sơn bằng nhiều biện pháp, và mở rộng diện tích sản xuất chè trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, công tác quy hoạch vùng phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo vẫn còn gặp nhiều hạn chế khi chưa gắn quy hoạch phát triển sản xuất chè đồng bộ với phát triển các yếu tố cơ sở hạ tầng của vùng. Cụ thể, Huyện chưa thực sự quan tâm đến phát triển đến hệ thống đường giao thông tương xứng với quy hoạch phát triển các vùng sản xuất chè cho hộ nghèo. Việc đầu tư, hỗ trợ phát triển các cơ sở chế biến chè đã được quan tâm nhưng chưa thực sự thỏa đáng dẫn tới chưa có cơ sở chế biến nào xứng tầm trên địa bàn. Việc quy hoạch về đất sản xuất để hỗ trợ cho hộ nghèo đã được triển khai cụ thể nhưng còn tồn tại nhiều vấn đề chưa giải quyết được ảnh hưởng đến quy hoạch diện tích trồng chè cho hộ nghèo trên địa bàn Huyện như tỷ lệ đất màu mỡ chưa cao, diện tích đất bị lấn chiếm cần thu hồi còn lớn, việc hỗ trợ đất sản xuất mới đáp ứng được một phần nhu cầu về đất sản xuất cho hộ nghèo,…

Thời gian tới, huyện Tân Sơn cần đổi mới công tác quy hoạch phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo. Cụ thể:

- Gắn với lợi thế vùng sinh thái, vùng nguyên liệu và thị trường làm cơ sở để quản lý chất lượng, phát triển bền vững ngành chè. Từ đó, rà soát quy hoạch, xác định các vùng đủ điều kiện sản xuất để đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, loại bỏ các cơ sở chế biến lạc hậu, không bảo đảm an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường.

Huyện cũng tiếp tục rà soát lại quy hoạch đất nông nghiệp để xây dựng và phát triển vùng chè an toàn. Nội dung chủ đạo là giữ ổn định diện tích chè hiện có; đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật trồng mới, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, đốn, hái... để vừa có năng suất cao, vừa có chè chất lượng tốt; củng cố và đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, điện, đường… vùng chè. Phấn đấu đến năm 2020 năng suất chè bình quân đạt trên 15 tấn/ha/năm, nâng tỷ lệ cơ cấu chè giống mới trên 80%.

hướng đồng thời vừa thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt, vừa tiếp tục khảo sát, nghiên cứu lập bổ sung quy hoạch mới kết hợp với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện tốt nhất để sản xuất, chế biến chè an toàn đạt hiệu quả cao.

- Kết hợp việc triển khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới, huyện Tân Sơn và các xã, thị trấn trong huyện cần đặc biệt lưu ý nội dung quy hoạch vùng sản xuất nói chung và vùng chè theo tiêu chuẩn an toàn.

- Chỉ đạo các xã có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện quy hoạch, xây dựng, đầu tư cơ cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật cho các vùng sản xuất, tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến chè, quả an toàn ở địa phương.

- Thành lập các HTX chuyên canh sản xuất, chế biến chè, đây là cơ sở tiền đề để đẩy mạnh phát triển chè cho hộ nghèo ở Huyện Tân Sơn. HTX trở thành tập thể đại diện cho các hộ trồng chè và là nơi giao lưu học hỏi giữa các hộ hay có trở thành một đơn vị đại diện xây dựng thương hiệu chè Tân Sơn.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn đã đem lại nguồn thu nhập cho huyện, cho kinh tế hộ gia đình và là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao tạo công ăn, việc làm, thu hút lao động lúc nông nhàn của huyện. Cây chè cho năng suất cao, nhưng hiện nay sự phát triển sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ. Do vậy việc nghiên cứu “Giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ” có ý nghĩa rất to lớn đối với huyện Tân Sơn nói chung và nông hộ nghèo nói riêng. Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã giải quyết được cơ bản những yêu cầu đặt ra thông qua những vấn đề chủ yếu sau đây:

1) Một là, trên phương diện lý luận, đề tài đã phân tích rõ các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo gồm hỗ trợ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như hỗ trợ đất sản xuất, giống chè, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học cho hộ nghèo trồng chè, hình thành các tổ hợp tác, giao thương cho hộ nghèo trồng chè, hỗ trợ tiêu thụ chè, kết quả hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo gồm các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, công tác quy hoạch của địa phương, nguồn lực của địa phương, đặc điểm của hộ nghèo trồng chè.

2) Trên phương diện thực tế, Luận văn đánh giá được thực trạng hỗ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Các mặt đạt được: Chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn huyện Tân Sơn về cơ bản đã triển khai tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho hộ nghèo phát triển sản xuất chè từ việc hỗ trợ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như hỗ trợ đất sản xuất, giống chè, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học cho hộ nghèo trồng chè, hình thành các tổ hợp tác, giao thương cho hộ nghèo trồng chè, hỗ trợ tiêu thụ chè. Các chính sách hỗ trợ trên đã phát huy hiệu quả rõ rệt đối với các hộ nghèo trồng chè trên địa bàn Huyện, góp phần làm giảm số hộ nghèo toàn Huyện năm 2016 là 12,7% so với năm 2015, năm 2017 giảm 15,6% so với năm 2016, các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

hộ nghèo huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ cũng bộc lộ nhiều hạn chế.

Trong hỗ trợ đất sản xuất, tồn tại một phần nhỏ đất sản xuất được hỗ trợ không đúng đối tượng, diện tích đất hỗ trợ cho hộ nghèo quá nhỏ so với nhu cầu của các hộ, nhiều diện tích đất sản xuất hỗ trợ người dân tộc lại không màu mỡ, ở địa thế không thuận lợi cho sản xuất. Trong hỗ trợ giống chè, do các giải pháp về hỗ trợ cần được thực hiện đồng bộ nên đã có tình trạng người nghèo được hỗ trợ về giống, về phân bón,…nhưng lại không có đất sản xuất. Trong hỗ trợ phân bón, thuốc BVTV, một phần vật tư bị quá hạn, phân vón cục, hòa tan kém, thuốc bảo vệ thực vật chất lượng không đồng đều. Trong công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nội dung tập huấn chưa dễ hiểu, phương pháp tập huấn chưa phù hợp. Trong hỗ trợ hình thành nhóm sản xuất chưa được quan tâm đúng mức nên thực tế tại Huyện Tân Sơn số hợp tác xã quá ít, chưa có tác dụng quy tụ những hộ trồng chè. Trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, chưa đầu tư đúng mức với hệ thống giao thông, chưa có sự hỗ trợ thích đáng với các cơ sở chế biến. Trong công tác quy hoạch vùng phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo, chưa gắn quy hoạch phát triển sản xuất chè đồng bộ với phát triển các yếu tố cơ sở hạ tầng của vùng.

3) Dựa trên sự phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo và thực trạng tại huyện Tân Sơn, nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới, Tác giả đưa ra một số giải pháp sau: hỗ trợ các yếu tố đầu vào tại huyện Tân Sơn (gồm đổi mới hỗ trợ đất sản xuất, đổi mới hỗ trợ giống cây chè, đổi mới hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), Đổi mới công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, Đổi mới hỗ trợ hình thành nhóm sản xuất, Đổi mới hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, Đổi mới công tác quy hoạch vùng phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo.

5.2. KIẾN NGHỊ

* Đối với Nhà nước:

- Nhà nước cần áp dụng chính sách cho vay dài hạn với việc mở rộng diện tích chè và cho vay ngắn hạn đối với chè thâm canh. Nhà nước nên căn cứ vào tình hình thực trạng của thị trường chè mà có chính sách hỗ trợ nông dân một cách kịp thời và hợp lý.

- Có chương trình nghiên cứu đồng bộ các chính sách, đặc biệt các chính sách trong nông nghiệp đối với các địa phương trung du, miền núi.

* Đối với tỉnh:

- Tỉnh uỷ tiếp tục nghiên cứu đề ra các biện pháp giải pháp cho quá trình phát triển của cây chè cả về diện tích, năng suất, sản lượng, chế biến và tiêu thụ, đồng thời quy hoạch các vùng chè cụ thể. Xây dựng phương hướng sản xuất chế biến cho mỗi vùng, tạo điều kiện mở rộng thị trường, hỗ trợ cho các vùng chế biến, đầu tư sản xuất về vốn, kỹ thuật, vật tư máy móc chế biến.

- Tỉnh cần có chính sách trợ cấp, trợ giá ưu đãi cho người trồng chè cụ thể như: có chính sách trợ cấp 100% phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật trong 3 năm đầu và hỗ trợ xưởng chế biến nhỏ cho người trồng chè… đồng thời kéo dài thời gian vay tín dụng cho người trồng chè phù hợp với chu kỳ trả nợ, như vậy người dân họ mới yên tâm đầu tư vào cây chè.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Chính Phủ Việt Nam Số: 30a/2008/NQ-CP. Nghị quyết về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

2. Chi cục thống kê huyện Tân Sơn (2017). Niên giám thống kê huyện Tân Sơn năm 2017. Huyện Tân Sơn.

3. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2017). Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2017. Tỉnh Phú Thọ.

4. Chè Quang Trung (2006). Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - Tân Sơn. Luận văn thạc sỹ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

5. Đào Quang Định (2015). Phát triển sản xuất chè búp tươi theo hướng bền vững tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Luận văn Thạc sỹ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

6. Đào Thị Mỹ Dung (2012). Trồng cây ăn quả ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

7. Đỗ Kim Chung (2010). ‘Một số vấn đề lý luận và thực tiễn hỗ trợ giảm nghèo và đầu tư công cho giảm nghèo’, Tạp chí khoa học và phát triển. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

8. Đường Hồng Dật (2014). Cây chè: Các biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

9. Lê Tất Khương và Đỗ Ngọc Quỹ (2010). Cây chè sản xuất và chế biến. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Lê Tất Khương (2009). Giáo trình cây Chè. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Lê Lâm Bằng và Trần Đình Tuấn (2013). Hiệu quả kinh tế của sản xuất chè trong các hộ gia đình ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tháng 8 năm 2008. Tạp chí rừng và đời sống. (13). Tr. 20 - 24.

12. Nguyễn Thị Hương (2015). Phát triển sản xuất ba kích tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn Thạc sỹ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 13. Nguyễn Thị Mai Linh (2010). Một số giải pháp phát triển sản xuất chè ở tỉnh Thái

14. Nguyễn Thế Nghĩa (2005). Kinh tế lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Nguyễn Tiến Mạnh (2015). Hiệu quả kinh tế ứng dụng kỹ thuất tiến bộ và sản

xuất cây lương thực và thực phẩm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Nguyễn Hữu Khải (2015). Cây chè Việt Nam, năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển. NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

17. Nguyễn Hữu Quang (2015). Phát triển sản xuất chè trong nông hộ tại xã Khai Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Khóa luận tốt nghiệp. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

18. Nhữ Thị Duyên (2013). Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của nhà nước ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

19. Nguyễn Hải Hoàng (2011). Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của Nhà nước ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sĩ kinh tế., Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

20. Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Trung (1997). Kinh tế nông nghiệp. NXB Học viện Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Tân Sơn (2015). Báo cáo diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng năm 2015. Huyện Tân Sơn.

22. Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Tân Sơn (2016). Báo cáo diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng năm 2016. Huyện Tân Sơn.

23. Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Tân Sơn (2017). Báo cáo diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng năm 2017. Huyện Tân Sơn.

24. Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Tân Sơn (2017). Báo cáo tình hình hỗ trợ giống chè cho các hộ trồng chè giai đoạn 2015-2017. Huyện Tân Sơn.

25. Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Tân Sơn (2017). Báo cáo tình hình hỗ trợ phân bón cho các hộ trồng chè giai đoạn 2015-2017. Huyện Tân Sơn.

26. Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Tân Sơn (2017). Báo cáo tình hình hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ trồng chè giai đoạn 2015-2017. Huyện Tân Sơn. 27. Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Tân Sơn (2017). Báo cáo tình hình tập huấn

kỹ thuật cho các hộ trồng chè giai đoạn 2015-2017. Huyện Tân Sơn.

28. Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Tân Sơn (2017). Báo cáo tình hình sản xuất chè của các hộ trồng chè giai đoạn 2015-2017. Huyện Tân Sơn.

29. Phòng Tài nguyên Môi trường - huyện Tân Sơn (2016). Báo cáo hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2015. Huyện Tân Sơn.

30. Phòng Tài nguyên Môi trường - huyện Tân Sơn (2017). Báo cáo đánh giá phân hạng đất huyện Tân Sơn năm 2017. Huyện Tân Sơn.

31. Phòng Tài nguyên Môi trường - huyện Tân Sơn (2016). Báo cáo Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 2010 – 2015. Huyện Tân Sơn.

32. Phòng Tài Nguyên Môi trường Huyện Tân Sơn (2017). Báo cáo tình hình hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ trồng chè giai đoạn 2015-2017. Huyện Tân Sơn.

33. Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn (2015). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2015. Huyện Tân Sơn.

34. Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn (2016). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2016. Huyện Tân Sơn.

35. Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn (2017). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2017. Huyện Tân Sơn.

36. Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn (2017). Báo cáo tình hình hộ nghèo giai đoạn 2015- 2017. Huyện Tân Sơn.

37. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2015). Đề án phát triển sản xuất chè tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2020. Tỉnh Phú Thọ.

38. Vũ Thị Ngọc Phùng (2006). Giáo trình Kinh tế phát triển. NXB Lao động - xã hội, Hà Nội.

39. Vũ Văn Nâm (2009). Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, Nhà xuất bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)