Đặc điểm cơ bản của tỉnh Phú thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện mắt, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 46)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Khái quát chung về bệnh viện mắt tỉnh Phú Thọ

3.1.6. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Phú thọ

a. Điều kiê ̣n tự nhiên

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc. Phía Đông giáp Hà Nội, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách trung tâm Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.

Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.

Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế. Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm

Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập; 277 đơn vị hành chính cấp xã. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh.

b. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Tı̀nh hình dân số và lao đô ̣ng

Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2017 ước tính 1.392 nghìn người, trong đó: trong đó nữ chiếm khoảng 50,5%; dân số thành thị chiếm 18,8%. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên đạt 11,60%.

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế ước tính năm 2017 là 759,8 nghìn người, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 54,6% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,9%; khu vực dịch vụ chiếm 22,4%. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo ước đạt 26,7%; tỷ lệ lao động thất nghiệp 1,60%.

Đời sống của người nông dân, nông thôn năm 2017 nhìn chung ổn định, ngày càng được cải thiện, các chính sách đầu tư, an sinh xã hội tiếp tục được tăng cường.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 141 nghìn công nhân, viên chức lao động. Nhìn chung, đời sống của công nhân, viên chức, người lao động tiếp tục được cải thiện, việc làm cơ bản ổn định, không có tình trạng thiếu hoặc mất việc làm kéo dài; ước tính tiền lương bình quân 1 tháng của công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn trên 4,4 triệu đồng tăng. Trong đó: khu vực hành chính - sự nghiệp đạt trên 4,5 triệu đồng; khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt trên 4,2 triệu đồng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 4,4 triệu đồng.

* Tı̀nh hình kinh tế - xã hô ̣i

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, những năm gần đây, tỉnh Phú Thọ luôn duy trì tốc độ tăng trường khá, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng. Tổng sản phẩm GRDP ước đạt 33,9 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người ước đạt 35.6 triệu đồng. Sản xuất công nghiệp duy trì tăng trưởng, các lĩnh vực dịch vụ giữ ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế. Xuất khẩu tăng trưởng ước đạt trên 1.100 triệu USD; thu ngân sách nhà nước ước đạt trên 5.200 tỷ đồng.

Công tác cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp được đẩy mạnh. Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành,

các địa phương thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trên các phương diện như tiếp cận đất đai, nguồn vốn, thủ tục hành chính và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện mắt, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)