Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh
4.4.3. Những mặt tồn tại
Mặc dù, bệnh viện đã đạt được một số kết quả nhất định như trên nhưng vẫn còn một số tồn tại như sau:
4.4.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thật, trang thiết bị máy móc và cung ứng thuốc
Cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị máy móc của bệnh viện tuy đã tương đối đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu của người dân. Nhưng trên thực tế, do ngân sách, danh mục thuốc thang,... do tỉnh, ngành cấp, quy định nên viện đôi khi còn bị hạn chế không như bệnh viện tư. Ngoài ra, các máy móc hiện đại như các bệnh viện lớn tại tuyến trung ương vẫn chưa được đầu tư.
Nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao. Khi vào viện chữa trị họ cũng mong muốn được mát mẻ, rộng rãi, sạch sẽ, tiện nghi. Tuy nhiên, ở viện, điều này mới chỉ khá hơn ở các phòng dịch vụ, các phòng bảo hiểm vẫn còn nóng, thời điểm cao điểm còn bị chật khi phải dùng chung giường, đồ dùng cần thiết còn chưa đủ. Quy mô viện vẫn còn nhỏ, chưa được mở rộng nhiều phòng bệnh do viện còn chưa có kinh phí.
Mặt khác, việc thiết kế, bố trí các khoa phòng khám, chữa bệnh trong bệnh viện chưa thực sự phù hợp, hợp lý cho việc đi lại của người bệnh trong khi
việc chỉ dẫn, hướng dẫn (qua hệ thống bảng biểu, sơ đồ bệnh viện, tư vấn) còn thiếu hoặc không rõ ràng.
Vấn đề giá dịch vụ bệnh viện cùng với việc phổ cập bảo hiểm y tế là vấn đề cần được quan tâm xem xét trong quá trình nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh đảm bảo sự phù hợp với thực trạng thu nhập của người dân trong điều kiện kinh tế hiện nay.
Cung ứng thuốc còn nhiều hạn chế, nhiều thiếu sót. Thuốc bảo quản ở nhiệt độ phòng, thì phòng đôi khi còn không đảm bảo nhiệt độ, không bật điều hòa. Hay tủ bảo quản thuốc không được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc. Hay thuốc được kê ra còn khó đọc.
Thời gian dùng thuốc đôi khi còn chưa đúng quy định trong vòng 24h. Đường dùng thuốc như uống, tiêm, truyền đôi khi điều dưỡng còn nhầm, quên không dặn bệnh nhân.
Cách phòng chống bệnh, biện pháp xử lý khi cần thiết bác sĩ đôi khi còn quên không tư vấn, dặn bệnh nhân,... Điều này làm bệnh nhân mất đi lòng tin vào bệnh viện, tạo nên tâm lý chung là tuyến tỉnh khám, chữa bệnh không hiệu quả, phải chuyển về tuyến trung ương.
4.4.3.2. Nguồn nhân lực y tế
Trình độ chuyên môn, năng lực của bác sĩ ở tuyến tỉnh rất tốt nhưng bác sỹ có chứng chỉ thực hành phẫu thuật vẫn còn ít. Một số những ca mổ khó hoặc khó chẩn đoán bệnh, bác sĩ đã phải gửi về tuyến trên. Các bác sĩ có chuyên môn cao vẫn còn thiếu. Nên đôi khi có nhiều ca cấp cứu, hay mổ cùng lúc là thiếu bác sĩ có chuyên môn cao. Thái độ phục vụ của nhân viên đôi khi còn chưa tốt, còn bị phản ánh của bệnh nhân,… Điều này dẫn đến bệnh viện sẽ mất dần một lượng lớn bệnh nhân. Bên cạnh đó, các phong trào phát động thi đua của bệnh viện chưa được phát huy hết tác dụng, hiệu quả. Và chế độ đãi ngộ phù hợp với năng lực chưa được cao.
4.4.3.3. Tài chính y tế
Nguồn thu chủ yếu của viện là từ ngân sách nhà nước cấp và viện phí. Ở Phú Thọ là tuyến tỉnh, lượng dân thưa, và còn có Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, nên bệnh nhân khám chữa bệnh ở Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ còn bị hạn chế, không đông lắm, nên tiền viện phí thu được chưa nhiều, ngân sách cấp cũng có hạn. Do vậy, tình hình tài chính của viện còn bị hạn hẹp, tài chính để sửa sang, xây dựng, mua sắm máy móc trang thiết bị, bệnh viện, phòng ốc còn bị hạn chế. Điều này cũng làm bệnh viện có sự cạnh tranh kém hơn so với các bệnh viện
công, tư khác như hiện nay với dòng máy móc hiện đại, cơ sở vật chất tiện nghi, sạch sẽ, mát mẻ, trình độ chuyên môn các bác sĩ cao.
4.4.3.4. Hệ thống công nghệ thông tin y tế
Hệ thống công nghệ thông tin y tế của viện do là viện công nên còn nhiều hạn chế trong cập nhật công nghệ. Người dân hiện nay đi khám, chữa bệnh, thanh toán viện phí, họ cũng mong muốn mở rộng hình thức thanh toán như bằng quẹt thẻ, chuyển khoản ngân hàng, thay vì phương pháp thanh toán truyền thống bằng tiền mặt trước đây.
Hay hiện nay, các hệ thống bảo hiểm sức khỏe của các công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Daiichi Life, Manu life,... rất đa dạng. Nhưng những bệnh viện công, quy mô nhỏ như Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ chưa nằm trong danh mục thanh toán của họ, chỉ gồm các viện lớn như viện Mắt Trung ương, Vinmec, Hồng Ngọc, Việt Pháp,... Do vậy, Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ cũng nên có các phương án liên kết với các hệ thống bảo hiểm lớn để quyền lợi người dân được tăng cao hơn.
4.4.3.5. Cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh
Dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà, hay cấp cứu tại bệnh viện đôi khi chưa được nhanh, kịp thời do tình trạng quá tải, thiếu bác sĩ chuyên môn cao, có thể mổ,... Bệnh nhân đến khám, chữa còn tình trạng chời đợi xếp hàng cả buổi, lâu, thủ tục rườm rà, mệt mỏi. Tình trạng phân biệt đối xử còn xảy ra, “người quen”, “người thân”, hay bệnh nhân dịch vụ được bác sĩ khám, chữa trước, mặc dù có thể bệnh nhân khác đã xếp hàng đợi cả buổi,... Kết quả xét nghiệm hay khám trước của bệnh nhân ở cơ sở, bệnh viện khác không được công nhận, yêu cầu bệnh kiểm tra lại gây tốn kém chi phí, lãng phí cho người bệnh. Chưa tạo điều kiện cho bệnh nhân chuyển tuyến khi ở tuyến tỉnh không thực hiện được hoặc bệnh tình không tiến triển. Điều này rất ảnh hưởng tới các bệnh nhân cấp cứu, có tình trạng bệnh cấp bách.
Dù bệnh viện luôn đề cao mục tiêu coi người bệnh là trung tâm, tuy nhiên theo đánh giá của các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thì hiện còn một bộ phận cán bộ chưa tuân thủ đúng các quy trình chuyên môn, có thái độ không đúng đắn, tỏ ra khó chịu hoặc nhăn nhó khi tiếp xúc với bệnh nhân. Thái độ của một bộ phận cán bộ khi chăm sóc người bệnh, gây nhiều bức xúc cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
4.4.3.6. An toàn
chưa có hướng dẫn toàn diện và tổng thể về an toàn người bệnh, chưa có chương trình đào tạo liên tục về an toàn người bệnh. Việc áp dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật của WHO vẫn đang thực hiện thí điểm. Tiêm an toàn, sử dụng kháng sinh dự phòng, phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ… cần có hướng dẫn cập nhật.