Nội dung nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện mắt, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 29)

2.1.4.1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ

Theo Mary Parker Follett (1868-1933), hiệu quả kinh doanh dịch vụ là một trong các công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị thực hiện các chức năng của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh dịch vụ không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở mức độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị đưa ra các định hướng, cách xử lý, quyết định kinh doanh cho đơn vị, tổ chức của mình. Bản chất của hiệu quả kinh doanh thực chất là so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xét trong một kỳ nhất định, tùy theo yêu cầu của các nhà quản trị. Các yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh dịch vụ như các yếu tố môi trường vĩ mô bên ngoài và yếu tố môi trường vi mô trong ngành. Hiệu quả kinh doanh luôn gắn liền với chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ tốt thì hiệu quả kinh doanh sẽ cao. Và ngược lại, chất lượng dịch vụ thấp thì hiệu quả kinh doanh sẽ kém.

Các yếu tố có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh như: doanh thu thuần, chi phí thuần, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu, tỷ suất lợi nhuận/ chi phí, thu nhập trung bình / năm của nhân viên, thu nhập tăng thêm trung bình / năm của nhân viên,...

2.1.4.2. Tăng sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ

Mary Parker Follett (1868-1933) cũng nhấn mạnh chất lượng dịch vụ được đánh giá thông qua sự hài lòng cho khách hàng. Một tổ chức, đơn vị cung

ứng dịch vụ muốn hoạt động được thì cần phải làm hài lòng nhu cầu khách hàng vì khách hàng là nguồn doanh thu và lợi nhuận cho đơn vị, tổ chức đó. Khi khách hàng hài lòng với dịch vụ thi khả năng họ sử dụng tiếp là rất cao. Hơn nữa, khi họ hài lòng thì họ có xu hướng nói tốt về dịch vụ của đơn vị, tổ chức đó. Sự hài lòng có thể được đo lường bằng một thang đo đa hướng như: Sự quan tâm phục vụ khách hàng, sự đồng cảm, thủ tục, thời gian, chi phí, và đội ngũ nhân viên. Có 05 nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến sự hài lòng của khách hàng theo thứ tự tác động giảm dần là: sự quan tâm phục vụ khách hàng, thủ tục, thời gian, chi phí và đội ngũ nhân viên (Mary Parker Follett's, 1900).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện mắt, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 29)