Cơ sở thực tiễn về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh trong bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện mắt, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 36)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh trong bệnh viện

BỆNH TRONG BỆNH VIỆN

2.2.1. Tổng hợp kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Bệnh viện Mắt Trung ương

Theo báo cáo số 1208/BC-BV của phòng Kế hoạch tài chính Bệnh viện Mắt Trung ương thì năm 2018 bệnh viện đã đưa ra một loạt các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ KCB cũng được thực hiện như rút ngắn thời gian điều trị, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người bệnh tới khám và thanh toán, lắp bảng số khám điện tử tại các phòng khám, tăng giờ khám của bác sĩ lên và khám hết bệnh nhân mới thôi. Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế (BHYT), Bệnh viện đã cho kê một bàn tại khoa khám bệnh, luôn bố trí nhân viên y tế hướng dẫn giải thích cho người bệnh khi đi KCB tại các khoa, phòng. Mặt khác, để hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc, trong khi bình bệnh án, bệnh án nào có vấn đề, hội đồng bình bệnh án sẽ xem xét kiểm tra lại, nếu có biểu hiện lạm dụng thuốc thì bác sĩ kê đơn tự bỏ tiền túi ra bù phần thuốc đã kê không phù hợp. Ngoài ra, Bệnh viện còn phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) để thanh toán viện phí cho người bệnh có BHYT nội trú ra viện hoặc làm thủ tục giấy chuyển viện kể cả ngày nghỉ, ngày lễ; giao việc trả thẻ thanh toán nội trú cho các khoa để giảm phiền hà cho bệnh nhân (Phạm Thị Thanh Thủy, 2018).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Bệnh viện Mắt Huế

Theo báo cáo đánh giá chất lượng của Bệnh viện Mắt Huế năm 2018 thì bệnh viện đã thực hiện Quyết định 1313/QĐ-BYT về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh, rút ngắn thời gian chờ khám bệnh và làm các xét nghiệm: Thực hiện công nghệ thông tin trong thanh toán BHYT, viện phí, tăng cường dịch vụ cận lâm sàng bằng cách đầu tư nhân lực và trang thiết bị hiện đại; Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp và hướng dẫn cụ thể, người bệnh được điều trị trong môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp; Bố trí ghế đá trong khuôn viên và ngoài sân… dưới tán cây xanh; Cải tiến quy trình khám bệnh, thời gian khám trung bình một bệnh nhân đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế; Triển khai đồng bộ chương trình và giám sát tuân thủ rửa tay, thực hiện tốt công tác chống nhiễm khuẩn; Tổ chức tập huấn cho nhân viên trong bệnh viện về kiểm soát nhiễm khuẩn; Bảo đảm cơ sở vật chất khoa

Dược, công tác cung ứng thuốc và vật tư y tế tiêu hao đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất lượng (Phạm Thị Thanh Thủy, 2018).

2.2.1.3. Kinh nghiệm của Bệnh viện Mắt Hà Nội – Sài Gòn

Theo báo cáo tổng kết năm 2018 của bệnh viện Mắt Hà Nội- Sài Gòn thì viện đã tăng cường công tác định hướng, khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ: y sỹ, điều dưỡng trung cấp, dược sỹ trung cấp, nữ hộ sinh trung cấp, kỹ thuật viên trung cấp tham gia đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn tại các Trường Đại học đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học, cử nhân y tế công đồng, bác sĩ răng hàm mặt, cử nhân điều dưỡng, cử nhân hộ sinh...để trở về phục vụ cho bệnh viện. Liên kết với các cơ sở đào tạo như các Trường Đại học,Cao đẳng Y Dược: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Thái Nguyên, Đại học Dược Hà Nội,… Viện cũng đã lắp bảng số khám điện tử để thuận tiện hơn cho việc đến khám của bệnh nhân. Ngoài ra, viện cũng có bàn quầy ngồi đăng ký thông tin bệnh nhân, tư vẫn cụ thể, nhiệt tình cho bệnh nhân dùng thẻ BHYT, cũng như bệnh nhân khám dịch vụ. Ngoài ra, viện cũng có những biển chỉ dẫn khám bệnh bằng mũi tên theo màu dưới sàn nhà, để bệnh nhân có thể dễ dàng tìm thấy khu khám bệnh (Phạm Thị Thanh Thủy, 2018).

2.2.1.4. Kinh nghiệm của Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt Nga

Được thành lập dựa trên cơ sở hợp tác đầu tư của một trong năm tổ chức hàng đầu thế giới về nhãn khoa – Viện vi phẫu mắt Fyodorov, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga là địa chỉ chuyên cung cấp các dịch vụ khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý về mắt hiệu quả, nhanh chóng. Điểm khác biệt vượt trội tại bệnh viện là đội ngũ bác sĩ chuyên khoa người Nga với hơn 35 năm kinh nghiệm, từng đảm nhiệm những vị trí quan trọng tại các bệnh viện trong nước và quốc tế. Tiến sĩ, Bác sĩ Kurochkin Vladimir Nicolaevich – Hơn 35 năm kinh nghiệm công tác ngành Nhãn khoa. Viện có những ưu điểm vượt trội đem công nghệ máy móc, phương pháp khám chữa bệnh khoa học của các chuyên gia người Nga, phương pháp chăm sóc phục vụ tận tình theo phương châm “Người bệnh là trung tâm” (Phạm Thị Thanh Thủy, 2018).

2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ

Từ các kinh nghiệm được thực hiện và kiểm chứng tại Bệnh viện Mắt Trung ương và bệnh viện Mắt Huế đã được tổng hợp ở trên, việc nâng cao

chất lượng KCB tại Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ có thể áp dụng theo các định hướng sau:

- Thiết lập hệ thống KCB và cung cấp tư vấn 24/7 cho bệnh nhân theo mô hình của Bệnh viện Mắt Trung ương.

- Cải thiện môi trường cảnh quan tại khu vực KCB xanh, sạch đẹp và thoáng đãng.

- Lắp đặt hệ thống phát số KCB tự động, cung cấp thông tin trên bảng điện tử như mô hình của các Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Huế.

- Hỗ trợ và bổ sung thêm các dịch vụ thanh toán BHYT 7 ngày/tuần. - Quản lý hồ sơ bệnh nhân bằng phần mềm tin học như Bệnh viện Mắt Trung ương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện mắt, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)