Nhóm yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện mắt, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 81)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh

4.4.1. Nhóm yếu tố bên trong

4.4.1.1. Đội ngũ cán bộ và người lao động

Cán bộ y, bác sĩ, kỹ thuật viên của bệnh viện được đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức. Bệnh viện cũng có những chính sách duy trì và phát triển bền vững chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể với kết quả khảo sát chiếm 48 phiếu tương đương 96% trong bảng tổng hợp kết quả sau minh chứng cho điều đó.

Bảng 4.13. Kết quả khảo sát yếu tố thuộc về đội ngũ cán bộ và người lao động và người lao động TT Tiêu chí đánh giá Kết quả đánh giá (ý kiến) Điểm TB Đánh giá 5 4 3 2 1

1 Được cử đi đào tạo và phát triển

kỹ năng nghề nghiệp 0 48 0 2 0 3,92

Hài lòng 2 Được đào tạo, tập huấn về kỹ

năng ứng xử, giao tiếp, y đức 0 46 0 4 0 3,84

Hài lòng 3 Đảm bảo duy trì và phát triển

chất lượng nguồn nhân lực 0 45 5 0 0 3,9

Hài lòng 4 Sự đảm bảo về chế độ đãi ngộ, chính sách tiền lương 0 28 15 7 0 3,42 Hài lòng 5

Công khai về lộ trình, kế hoạch xây dựng bệnh viện và phát triển nguồn nhân lực

0 26 24 0 0 3,52 Hài lòng

6

Sự quan tâm của lãnh đạo về sức khỏe, đời sống tinh thần của cán bộ y, bác sĩ, kỹ thuật viên

0 31 19 0 0 3,62 Hài lòng

7 Năng lực tổ chức quản lý hoạt

động khám, chữa bệnh 0 39 11 0 0 3,78

Hài lòng Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018)

Bên cạnh đó Bệnh viện cũng có các chính sách đãi ngộ dành cho các cán bộ công nhân viên, được cho đi đào tạo, tập huấn về kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức để đảm bảo duy trì và phát triển chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ tốt, lộ trình, kế hoạch xây dựng bệnh viện và nguồn nhân lực một cách công khai, minh bạch, sức khỏe, đời sống tinh thần của cán bộ y, bác sĩ, kỹ thuật viên được quan tâm và cải thiện rất nhiều, nâng cao năng lực tổ chức quản lý hoạt động khám, chữa bệnh.

Tuy nhiên, một số phiếu đánh giá chưa được tạo điều kiện cử đi đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp, tập huấn về kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức, chế độ đãi ngộ, chính sách tiền lương chưa tốt bởi những cán bộ đó là cán bộ mới vào, hoặc hợp đồng, chưa đủ điều kiện thời gian kinh nghiệm để tham dự các khóa tập huấn đó. Và vì là cán bộ mới, trẻ, hợp đồng như vậy nên các đãi ngộ và lương được hưởng chưa cao.

4.4.1.2. Công nghệ, vật tư, thiết bị và bảo vệ môi trường

Bảng 4.14. Kết quả khảo sát yếu tố công nghệ, vật tư, thiết bị và bảo vệ môi trường môi trường TT Tiêu chí đánh giá Kết quả đánh giá (ý kiến) Điểm TB Đánh giá 5 4 3 2 1 1 Tình trạng kỹ thuật của các

trang thiết bị khám, chữa bệnh 0 3 41 6 0 2,94

Tạm hài lòng 2 Sự tiện nghi của phòng bệnh,

buồng vệ sinh của bệnh viện 0 15 31 4 0 3,22

Tạm hài lòng

3

Tình hình an ninh, trật tự, an toàn về điện và phòng chống cháy, nổ trong bệnh viện

0 24 23 3 0 3,42 Hài lòng

4

Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh

0 12 29 9 0 3,06 Tạm hài lòng

5 Khả năng cung ứng vật tư cho

hoạt động khám, chữa bệnh 0 14 31 5 0 3,18

Tạm hài lòng

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Trang thiết bị khám, chữa bệnh chưa được đầy đủ, tình trạng nhà cửa, buồng khám, vệ sinh của bệnh viện chưa được tốt, an ninh, trật tự của bệnh viện đảm bảo, an toàn về điện và cháy nổ đảm bảo, ứng dụng công nghệ thông tin, cung ứng vật tư trong khám, chữa bệnh chưa cao. Cụ thể: có 6 phiếu đánh giá tình trạng kỹ thuật của các trang thiết bị khám, chữa bệnh chưa cao, 4 phiếu sự tiện nghi của phòng bệnh, buồng vệ sinh của bệnh viện chưa tốt, 3 phiếu đánh giá tình hình an ninh, trật tự, an toàn về điện và phòng chống cháy, nổ chưa tốt, 9 phiếu đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh, 5 phiếu đánh giá khả năng cung ứng vật tư cho hoạt động khám, chữa bệnh chưa hài lòng. Những điều này là do viện là viện chuyên khoa mắt mới được tách ra vài năm trở lại đây, viện tái sử dụng lại của bệnh viện Dệt trước kia, kinh phí còn hạn chế nên công nghệ, vật tư, thiết bị và bảo vê môi trường của viện còn chưa cao so với các viện tư trang thiết bị máy móc hiện đại sạch đẹp hiện nay.

d. Yếu tố nguồn lực tài chính

tiến trình phù hợp với sự phát triển và kiểm soát của bệnh viện. Đồng thời, bệnh viện cũng rất được thuận lợi trong việc cấp vốn, đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị hiện đại, đào tạo cán bộ, mở rộng chuyên môn, đầu tư cơ sở vật chất,… tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ phát huy tối đa vai trò, năng lực của mình.

e. Yếu tố Chiến lược phát triển của bệnh viện

Hiện nay, bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh với các bệnh viện lớn khác như: khoa mắt bệnh viện tỉnh Phú Thọ, bệnh viện mắt TƯ,… Tuy bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ là bệnh viện chuyên khoa nhưng lượng bệnh nhân khám chữa bệnh còn chưa nhiều. Một lượng lớn bệnh nhân vẫn mới chỉ biết đến khoa Mắt bệnh viện Đa khoa Tỉnh Phú Thọ. Hoặc nặng, phức tạp hơn chút là bệnh nhân chuyển về tuyến trung ương nhiều,… Ngoài ra, trước xu thế toàn cầu hóa, các bệnh viện công sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn bao giờ hết với các bệnh viện tư hay phòng khám tư có các bác sỹ chuyên môn của tuyến TƯ về rất nhiều, có nhiều thuận lợi về tiềm lực tài chính mạnh, lượng vốn dồi dào, trình độ công nghệ cao, có bề dày kinh nghiệm quản lý, chuyên môn chuyên khoa bác sỹ cao,.... Điều này tạo ra sức ép lớn buộc các bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ phải tăng tốc thực hiện các kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh, vượt qua những thách thức sống còn bằng nhiều cách, như: Đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ với nhiều tiện ích và chất lượng; đổi mới phong cách giao dịch, thái độ phục vụ khách hàng; đưa ra các hình thức phục vụ, chăm sóc chuyên nghiệp, nhanh chóng, tận tình hơn nữa, mức phí phù hợp; nhất là phải có sự thay đổi mô thức quản trị kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế và phát triển cơ chế chính sách của Nhà nước. Vì vậy, cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động bệnh viện cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy việc mở rộng và phát triển các dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện.

Bên cạnh đó trong thời đại công nghiệp 4.0, các máy móc, kỹ thuật, khoa học đang được cải tiến mạnh mẽ. Hệ thống kỹ thuật số hóa, hướng đến giải phóng con người khỏi công việc, robot sử dụng rất nhiều, đặc biệt trong lĩnh vực y khoa. Do vậy, đối với bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ thì sự phát triển khoa học – kỹ thuật là cần thiết hơn bao giờ hết. Phú Thọ là một tỉnh có môi trường chính trị ổn định, không có nhiều biến động bất thường hoặc bất ổn leo thang,các cá nhân, tổ chức chú trọng mở rộng đầu tư, tăng năng lực sản xuất, trình độ dân trí cao,

người dân ngày càng chú ý quan tâm hơn về sức khỏe. Do đó, phát sinh nhiều nhu cầu sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh. Tuy nhiên, người dân trong tỉnh đa phần vẫn còn thói quen khám tại chuyên khoa mắt của Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ và về tuyến trung ương nhiều. Điều này cũng làm hạn chế một phần lượng khám chữa bệnh, giảm khả năng cung ứng DV khám chữa bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện mắt, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)