Đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện mắt, tỉnh phú thọ (Trang 76 - 77)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện

CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN MẮT TỈNH PHÚ THỌ

Các hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ KCB tại Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ đã mang lại nhiều tác động tích cực. Điều đó thể hiện qua nghiên cứu từ nguồn số liệu thứ cấp, kết hợp với kết quả khảo sát được thực hiện đối với 100 đối tượng là bệnh nhân và 30 đối tượng là các cán bộ y, bác sĩ, kỹ thuật viên. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ đã đang được đánh giá ở mức độ chung là chấp nhận được. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số bất cập cần khắc phục để Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ có thể làm tốt hơn công tác nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh hơn.

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng của bệnh viện Mắt Phú Thọ và mô tả ở phần 4 cho thấy chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện đã đặt được một số kết quả như sau:

Thứ nhất, doanh thu của Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ tăng mạnh trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể: năm 2016 đạt 45,599 triệu đồng, đến năm 2018 là 58,582 triệu đồng. Sự tăng doanh thu này là điều rất tốt, giúp tạo thêm quy mô vốn cho bệnh viện.

Thứ hai, sự trung thành của khách hàng tăng lên khi số lượng các bệnh nhân đến khám ngày càng cao. Cụ thể: năm 2016 là 31.532 bệnh nhân, đến năm 2018 bình quân là 43.200 bệnh nhân/ năm. Điều này có được là do chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện ngày càng tăng và tạo được uy tín, do đó đã làm cho sự trung thành của khách hàng ngày càng được nâng cao.

Thứ ba, tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tại Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ được nhân viên đánh giá tương đối tốt. Điều này có được là do công nghệ được sử dụng trong công tác khám chữa bệnh tại Bệnh Viện Mắt tỉnh Phú Thọ được bệnh viện, tỉnh, ngành quan tâm tạo điều kiện hơn cấp, mua máy móc theo công nghệ tiên tiến hiện nay phục vụ khám chữa bệnh. Điều này giúp cho vị thế của Bệnh viện ngày một tăng cao.

Thứ tư, hiện nay, bệnh viện cũng đã quan tâm tới hoạt động marketing và đầu tư hơn như đưa lên đài truyền hình tỉnh Phú Thọ, viết bài tại báo Phú

Thọ để nâng cao hình ảnh của mình. Thêm vào đó là hoạt động chăm sóc bệnh nhân trong thời gian này cũng được Bệnh viện quan tâm nhiều hơn trong tình hình kinh tế xã hội nói chung nói chung hết sức khó khăn. Bên cạnh đó, các chính sách hậu mãi ngày càng được chú trọng hơn nên mọi người được biết và tìm tới nhiều hơn. Đây sẽ là đòn bẩy giúp bệnh viện kinh doanh tốt hơn và nâng cao được lợi thế của mình.

Thứ năm, ban lãnh đạo bệnh viện với năng lực và trình độ chuyên môn tương đối tốt. Chính vì vậy, công tác quản lý của ban lãnh đạo khá tốt nên được nhân viên đánh giá cao. Điều này có được là do ban lãnh đạo đã thực sự tin tưởng, và thực thi một cách triệt để những quyết định điều hành trong toàn thể nhân viên.

Thứ sáu, đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện đa số có những cử chỉ thân thiện, hoà nhã với khách hàng. Điều này có được là do trong những năm gần đây bệnh viện luôn đầu tư cho đội ngũ y bác sĩ được học hỏi, trau dồi về kiến thức và cả đạo đức để ngày càng hoàn thiện hơn dịch vụ chăm sóc về sức khoẻ cho bệnh nhân.

Thứ bảy, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ được khách hàng đánh giá khá tốt, tạo được niềm tin đối với người bệnh nhờ chuyên môn tay nghề cao của đội ngũ chuyên khoa luôn tận tâm với nghề. Bệnh viện cần phát huy và cố gắng hơn nữa để góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh và uy tín bệnh viện ngày một tăng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện mắt, tỉnh phú thọ (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)