Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.5. Giải pháp chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện mắt tỉnh Phú
4.5.1. Cải thiện tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc
Nhằm đạt được một không gian thu hút bên ngoài, thân thiện và tiện lợi bên trong cho bệnh nhân, Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ có thể hướng đến các giải pháp như sau:
+ Một là, cần có một số hình ảnh như một bàn nước với một lọ hoa và một vài tạp chí giới thiệu về hoạt động của bệnh viện, một vài dịch vụ nhỏ trong khi chờ đợi như mời nước, dùng bánh, có điều dưỡng ra hỏi thăm tư vấn cho bệnh nhân quy trình khám chữa bệnh cũng là một cách thu hút bệnh nhân hiệu quả. Việc thiết kế bao gồm bố trí trong hành lang bệnh viện, thiết bị, đồ đạc, không gian, màu sắc,... tất cả những yếu tố đó có thể tạo nên không khí thân thiện và giúp việc loại bỏ “hàng rào ngăn cách” giữa bệnh nhân và nhân viên y tế. Một số yếu tố khác như giờ mở cửa, khả năng cung ứng dịch vụ ... cũng là yếu tố bổ trợ thêm làm tăng chất lượng dịch vụ.
+ Hai là, thiết kế thêm phòng khám bệnh và bổ sung quầy hướng dẫn khách hàng. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào môi trường, cảnh quang xung quanh bao gồm: thiết kế và bố trí thêm phòng khám bệnh sao cho thuận tiện nhất. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút bệnh nhân của Bệnh viện Mắt tỉnh Phú thọ cần sắp xếp thêm các phòng khám bệnh để rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám chữa bệnh, gia tăng sự thoải mái cho bệnh nhân, đồng thời giúp tổ công tác xã hội trực thuộc phòng điều dưỡng quản lý được bệnh nhân, tư vấn thông tin, cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ phù hợp mà bệnh viện hiện có, trao đổi nắm bắt toàn bộ nhu cầu sử dụng
dịch vụ của bệnh nhân.
+ Ba là, không gian làm việc có thể chia ra làm ba khu vực cơ bản: Khu vực tiếp đón được thiết kế riêng, giúp bệnh nhân có thể thực hiện nhanh chóng nhu cầu khám bệnh và giảm thiểu thời gian chờ đợi. Khu vực chuyên giới thiệu, và tư vấn các sản phẩm như phẫu thuật mổ trọn gói được yêu cầu bác sỹ mổ, được chọn giờ mổ, kíp mổ... được thiết kế với không gian bắt mắt, sang trọng để làm chậm bước chân bệnh nhân và khuyến khích bệnh nhân và người nhà dừng lại xem qua các sản phẩm dịch vụ giới thiệu tại đó. Ngoài ra, cần có khu vực dành riêng cho khách hàng VIP và đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp sẵn sàng phục vụ các yêu cầu cụ thể của khách hàng VIP.
+ Bốn là, bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ cần bố trí một quầy nhân viên hướng dẫn bệnh nhân tại cửa ra vào. Nhân viên này có nhiệm vụ: tiếp đón bệnh nhân một cách thân thiện; phỏng vấn nhu cầu, giải thích sơ bộ và cung cấp tờ rơi, đồng thời phân luồng bệnh nhân vào sảnh chờ; hướng dẫn vào cửa đăng ký khám bệnh hoặc dẫn sang khu khám chữa bệnh chất lượng cao; kiểm soát luồng bệnh nhân, không để bệnh nhân chờ lâu, chăm sóc bệnh nhân và người nhà bệnh nhân như mời nước, trò chuyện trong trường hợp bệnh nhân phải chờ lâu; chào cảm ơn bệnh nhân khi bệnh nhân ra về. Việc triển khai quầy và nhân viên hướng dẫn bệnh nhân góp phần lớn cho việc gia tăng chất lượng dịch vụ.
+ Năm là, bệnh viện có công văn xin bộ, ngành, tỉnh hỗ trợ ngân sách thêm về máy phẫu thuật hiện đại, phù hợp với khoa học công nghệ, y học phát triển không ngừng hiện nay để theo kịp với sự diễn biến không ngừng phức tạp của các loại bệnh tình hiện nay. Dưới đây là bảng liệt kê danh mục các trang thiết bị y tế được dự kiến mua sắm hoặc được tài trợ đưa vào mục đích phục vụ việc khám chữa bệnh năm 2018 – 2022:
Bảng 4.16. Danh mục trang thiết bị y tế dự kiến mua sắm hoặc xin tài trợ của Bệnh viện Mắt Phú Thọ 2018-2022
STT Tên máy Đơn vị tính Số lượng Thành tiền (đồng)
1 Sinh hiển vị khám mắt gắn nhãn áp kế SL-450
Cái 01 853,852,000 2 Máy gây mê kèm máy thở Cái 01 501,078,000 3 Kính hiển vi Phẫu thuật Cái 01 172.753.000 4 Máy phẫu thuật khúc xạ MEL90 Cái 01 1,331,918,000 Nguồn: Tác giả tổng hợp (2018)