CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.2. Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ thành thục cá tầm
2.3.2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cá tầm Nga và cá tầm Xi-bê-ri 2 năm tuổi nuôi cho đến thành thục. Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành một số thí nghiệm nhỏ trên cá tầm Xi-bê-ri do Viện Nghiên cứu NTTS I, nhập vào Sapa tháng 04/2005 (đưa vào nuôi trong lồng tại Hồ Tuyền Lâm tháng 11/2007) cùng với cá tầm Nga và Xi-bê-ri thương phẩm các đợt nhập vào Lâm Đồng trước năm 2007.
- Thời gian nghiên cứu: từ 1/4/2009 đến 15/12/2011
- Địa điểm nghiên cứu: Nuôi trong ao nước chảy tại Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên, thôn Klong klanh xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Nuôi lồng: trên hồ Tuyền Lâm, phường 4, Tp. Đà Lạt.
2.3.2.2. Bố trí thí nghiệm
Cá tầm Nga và cá tầm Xi-bê-ri được nuôi thí nghiệm theo 2 hình thức nuôi ao và nuôi lồng.
Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm trong ao và lồng
Nuôi trong ao nước chảy, lót bạt Nuôi trong lồng lưới ở hồ chứa
- Diện tích: 500m2 (10 m x 50 m) - Thể tích: 48m3 (4 x 4 x 3 m) - Lượng nước cấp: 10 L/giây - Bố trí trên hồ chứa
- Mật độ nuôi: 0,14 con/m2 - Mật độ nuôi: 2 con/m2
- Tuổi cá bắt đầu thí ngiệm: 2 tuổi - Tuổi cá bắt đầu thí ngiệm: 2 tuổi - Trọng lượng trung bình: 2,4 kg/con - Trọng lượng trung bình: 2,4 kg/con - Số ao thí nghiệm: 01 - Số lồng thí nghiệm: 01
- Thức ăn sử dụng: Thức ăn viên nhập ngoại dành cho cá tầm hiệu Skretting hàm lượng đạm 52%, N.F.E (Nitrogen Free Extracts) 16%, Lipid 13%. Cho ăn 0,5-1% khối lượng thân cá.
- Thức ăn sử dụng: Thức ăn viên nhập ngoại dành cho cá tầm hiệu Skretting hàm lượng đạm 52%, N.F.E 16%, Lipid 13%. Cho ăn 0,5-1% khối lượng thân cá.
- Chăm sóc: Định kỳ 1 tháng/lần vệ sinh ao, loại bỏ chất lắng cặn, thức ăn thừa và phân cá ở đáy ao.
- Chăm sóc: Thường xuyên vệ sinh lồng, cọ rửa rêu bám vào lồng, giữ cho lồng thoáng, nước dễ dàng chảy qua.
2.3.2.3. Thu thập và xử lý số liệu
- Đo nhiệt độ 2 lần/ngày vào 7 h sáng và 14 h chiều. Các yếu tố môi trường khác được xác định 1 tháng/lần.
- Quan sát hình thái cá bố mẹ: Mỗi lần kiểm tra quan sát các đặc điểm về ngoại hình, màu sắc, lỗ sinh dục, hình dạng bụng của cá.
- Định kỳ 3 tháng/lần cân mẫu cá để lấy số liệu về tốc độ tăng trưởng của cá. - Theo dõi phát triển của tuyến sinh dục: Kết hợp các phương pháp đánh dấu (bấm lỗ trên các vây), siêu âm, biopsy, mổ cá thí nghiệm để đánh giá mức độ phát triển của tuyến sinh dục. Nghiên cứu chu kỳ phát triển tuyến sinh dục theo phương pháp của Sakun và Brushkaya (1986). Đánh giá chất lượng tinh dịch bằng cách quan sát hoạt động của tinh tinh trùng trực tiếp dưới kính hiển vi. Xác định chất lượng trứng bằng phương pháp mô học, quan sát trên kính soi nổi.
- Tuổi cá được xác định theo số liệu thực tế đàn cá nuôi.
- Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel để tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, từ đó đưa ra đánh giá kết luận.
2.3.3.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
Cá tầm Nga và cá tầm Xi-bê-ri trên 4 năm tuổi (4+). Đàn cá này được ấp nở tại Việt Nam ngày 01/04/2007. Số lượng gồm 1 cá đực trọng lượng 5,5 kg và 1 cá cái trọng lượng 7,8 kg. Cá cái đưa vào qua đông có trứng giai đoạn IV, có độ cực hóa nhân PI = 0.38. Đối với cá tầm Xi-bê-ri, gồm 4 cá cái và 4 cá đực có tuyến sinh dục đã ở cuối giai đoạn III và đầu giai đoạn IV đưa vào thí nghiệm qua đông.