Qui trình cho cá qua đông nhân tạo

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 55 - 57)

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.5.2. Qui trình cho cá qua đông nhân tạo

Cá bố mẹ được tuyển chọn sau khi thả vào bể qua đông giữ ở nhiệt độ nuôi bình thường (15-18oC) độ 3–5 ngày cho cá quen với điều kiện chật hẹp của bể, đồng thời cũng để cá thải hết phân.

Tiếp theo, hạ nhiệt độ nước 1oC/ngày đến khi đạt được 6oC thì giữ ổn định ở nhiệt độ này để qua đông. Thời gian giữ cá ở nhiệt độ 6oC là 14–15 ngày. Sau đó nâng nhiệt độ nước ở chế độ qua đông lên nhiệt độ đẻ trứng. Mỗi ngày nâng 1,0–1,50C cho đến khi nhiệt độ đạt 15ºС thì dừng lại.

Tiến trình điều khiển nhiệt độ trong thời gian trú đông nhân tạo được trình bày theo sơ đồ hình 6. Thời gian gian cách từng giai đoạn cụ thể, tốc độ hạ hoặc nâng nhiệt có thể thay đổi theo loài, tình trạng phát dục và sinh lý của cá. Trong khi qua đông hoàn toàn không cho cá ăn.

Hình 2.8: Biến động nhiệt độ cho cá tầm qua đông nhân tạo

Sau khi qua đông, tiến hành kiểm tra độ cực hóa của trứng. Những cá thể có phần lớn trứng có độ cực hóa PI = 0.06-0.08 sẽ được chuyển sang tiêm kích thích tố cho sinh sản nhân tạo.

2.3.5.3. Kỹ thuật kích thích sinh sản

Hormon thường dùng trong sinh sản nhân tạo cá tầm trước đây là hypophis của cá tầm hoặc cá chép. Tỷ lệ cá cái rụng trứng sau khi tiêm dao động trong khoảng 39– 86%. Hiện nay rất ít sử dụng hypophis vì đắt và khó tìm. Đã tìm được một số chất kích thích thay thế, kết quả cũng khá ổn định. Trong đó, loại kích thích tố dùng phổ biến hơn cả là GnRH (Gonadotropin-releasing hormone) trước đây thường gọi là Luteinising-hormone releasing hormone (LH-RH). Đây là một loại hormone kích thích giải phóng FSH và LH có nguồn gốc từ hypothalamus. Hiệu quả kích thích rụng trứng của GnRH mạnh gấp hàng nghìn lần hypophis. Hormone GnRH đã có thể tổng hợp được ở dạng tương tự có giá rẻ hơn hypophis có tên là GnRH-a.

Ovopel được chế tạo từ GnRH-a và chất kháng dopamin, là dạng viên dễ tan trong nước. Hoạt tính mỗi viên ovopel tương đương với 3 mg hypophis cá chép khô (Das, 2004). Liều lượng và cách tiêm cho cá tầm được trình bày ở Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Kích thích tố dùng trong sinh sản nhân tạo cá tầm Nga

Cá cái Cá đực

Loại kích thích tố *CCP Surfagon *GnRH CCP Ovopel GnRH

Liều lượng (mg/kg) 5 – 7 2 0,1 1 1 viên 0,01

Thời gian hiệu ứng (giờ) 24 – 40 26 – 38 18 – 22 Ghi chú *Tiêm 2 lần, lần đầu tiêm 10%

liều lượng

Tiêm 1 lần

Trong quá trình thí nghiệm đã sử dụng các loại kích thích tố sau: hypophis của cá chép (CCP – Common Carp Pituitary), LRH-a do Trung quốc sản xuất và Surfagone do Nga sản xuất để tiêm cho cá đực và cá cái. Liều lượng sử dụng như sau: Sử dụng phương pháp tiêm 2 lần đối với cá cái và 1 lần đối với cá đực. Cá cái: Lần đầu tiêm 10 % tổng liều, 12 giờ sau tiêm lần 2 tiêm phần còn lại; Cá đực: Tiêm 2–3 giờ trước khi tiêm lần 2 cho các cái.

Loại kích thích tố Cá cái Cá đực CCP (Common Carp Pituitary) 6 mg/kg 3mg/kg

GnRH-a (surfagone) 2 mg/kg 1 mg/kg

LH-RH-a Trung quốc 0,1 mg/kg + DOM 0,05 mg/kg + ½ DOM

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w