Các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 99 - 103)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.7.1. Kết quả ương giống cá tầm Nga

3.7.1.1. Các yếu tố môi trường

Nhìn chung các yếu tố môi trường khá ổn định trong suốt quá trình nghiên cứu. Nhiệt độ nước dao động trong khoảng 14 – 18oC, rất ít khi lên tới 22oC và chỉ trong thời gian ngắn vào buổi trưa. Hàm lượng ôxy hòa tan đo được là 5,0 – 6,7 mg/L. Mặc dù cho nước chảy qua liện tục thì hàm lượng ôxy vẫn không cao hơn trị số này là do điều kiện vị trí của trạm thí nghiệm cao trên mực nước biển là 1700 m nên ôxy không thể đạt giá trị tối ưu cho cá tầm là 7 – 8 mg/L. Các yếu tố thủy lý hóa khác đều nằm trong giới hạn cho phép để nuôi cá tầm.

3.7.1.2. Ảnh hưởng của mật độ ương lên kết quả ương giống cá tầm Nga

Giai đoạn cá bột lên cá hương:

Bảng 3.19 trình bày kết quả so sánh tốc độ lớn và tỷ lệ sống của cá tầm Nga ương từ giai đoạn mở miệng (0,39 – 0,41 g/con) lên cá hương (3,19 – 4,23 g/con) nuôi ở 3 mật độ 1000 – 2000 và 3000 con/m2 bằng cùng một loại thức ăn. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá dao động trong khoảng 0,09–0,13 g/con/ngày. Tỷ lệ sống từ

55% đến 75%. Dễ dàng nhận thấy cả 2 chỉ tiêu này đều phụ thuộc rõ rệt vào mật độ thả ban đầu. Ở mật độ 1000 con/m2 cá tăng trưởng nhanh nhất đạt đến 3,79 g/con ở thí nghiệm đợt 1, ở thí nghiệm 2 đạt 4,19 g/con và ở thí nghiệm 3 đạt 4,23 g/con; Đồng thời tỷ lệ sống cũng đạt giá trị cao nhất tương ứng ở 3 đợt ương là 61%, 79% và 75%. Trong khi đó nếu ương với mật độ 3000 con/m2 đến cuối giai đoạn nuôi chỉ đạt cao nhất là 3,75 g/con ở đợt 3, thấp nhất ở đợt 1 chỉ đạt 3,19 g/con, tương ứng với tỷ lệ sống là 61% và 68%. Kết quả ương ở mật độ 2000 con/m2 nằm ở giá trị trung bình giữa 2 mật độ trên.

Tổng hợp cà 3 đợt ương thí nghiệm ở bảng 1 cho thấy nếu tăng mật độ ương từ 1000 con/m2 lên 3000 con/m2 ta thấy có xu hướng giảm đi về tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống. Tuy nhiên, kết quả cho thấy với P < 0,05 sự sai khác về chỉ số tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá giữa các lô không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy rất khó đưa ra kết luận về mật độ ương thích hợp nhất cho giai đoạn ương cá tầm Nga từ bột lên hương. Có thể tạm chọn mật độ ương 2000 con/m2 cho tốc độ lớn (0,11 g/con/ngày) nằm giữa tốc độ lớn ở mật độ 1000 con/m2 (0,12 g/con/ngày) và 3000 con/m2 (0,10 g/con/ngày) nhưng tỷ lệ sống cũng cao như ở mật độ 1000 con/m2 đều là 71% so với 65% ương ở mật độ 3000 con/m2 làm tiêu chuẩn mật độ ương ở giai đoạn này.

Bảng 3.19: Ảnh hưởng của mật độ ương lên kết quả ương giống cá tầm Nga giai đoạn cá bột lên cá hương

Đợt ương

Mật độ ương

Trọng lượng trung bình (g) sau khi ương (ngày) Tăng trọng TB

Tỷ lệ sống

Ban đầu 10 ngày 20 ngày 30 ngày

(con/m2) (g) (g) (g) (g) (g/ngày) (%) Đợt 1 1000 0,40± 0,09 1,02±0,32 1,53 ± 0,53 3,79 ± 1,26 0,11 61 2000 0,40± 0,09 0,86± 0,36 1,36 ± 0,55 3,45 ± 1,27 0,10 61 3000 0,40± 0,09 0,81±0,39 1,17 ± 0,66 3,19 ± 1,47 0,09 55 Đợt 2 1000 0,39 ± 0,08 1,19 ± 0,30 1,78 ± 0,55 4,19 ± 1,30 0,13 79 2000 0,39 ± 0,08 1,05 ± 0,33 1,50 ± 0,56 3,99 ± 1,39 0,12 77 3000 0,39 ± 0,08 0,95 ± 0,37 1,28 ± 0,70 3, 59 ± 1,55 0,11 73 Đợt 3 1000 0,41 ± 0,09 1,22 ±0,35 1,97 ± 0,54 4,23 ± 1,29 0,13 75 2000 0,41 ± 0,09 1,01± 0,35 1,52 ± 0,61 4,00 ± 1,43 0,12 75 3000 0,41 ± 0,09 0,85± 0,45 1,36 ± 0,76 3, 75 ± 1,75 0,11 68 Trung bình 3 đợt Tổng hợp 1000 0,4 1,14 1,76 4,07 0,12 71 2000 0,4 0,97 1,46 3,81 0,11 71 3000 0,4 0,87 1,27 3,51 0,10 65

Mật độ ương cá tầm Nga từ bột lên hương 2000 con/m2 cũng phù hợp với mật độ ương cá tầm Xi-bê-ri. Mặt khác nó cũng phù hợp chung với một số kết luận của các tác giả nước ngoài khi nghiên cứu về kỹ thuật ương nuôi cá tầm.

Lin et al. (2000) cho rằng gia tăng thích đáng mật độ ương sẽ cá tác dụng kích thích tính cạnh tranh bắt mồi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, làm cho cá tích cực ăn hơn. Từ đó gia tăng tốc độ sinh trưởng, đồng thời cũng góp phần làm tăng sản lượng cá ương. Tuy nhiên mật độ quá cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cả về tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống. Vì vậy, các tác giả đề xuất mật độ ương cá tầm nói chung nên sử dụng mật độ 2000 con/m2 đối với cá bột, 700 con/m2 đối với cá hương và 300 con/m2 đối với cá giống. Gisbert & Williot (2002) cho rằng ương cá bột cá tầm Xi-bê-ri thương phẩm thì mật độ ương ban đầu 30 – 60 con/l (tương đương với 900–1800 con/m2, lấy mức nước bể ương là 30 cm) là vừa. Điều này cũng đúng với thí nghiệm ương cá tầm Nga từ bột lên hương.

Giai đoạn cá hương lên cá giống:

Thay đổi về mật độ ương giai đoạn từ hương lên giống cũng cho kết quả tương tự như ở giai đoạn ương từ bột lên hương. Khi nuôi ở mật độ thấp cá tầm Nga có tốc độ tăng trưởng cao và cá phát triển đồng đều hơn so với cá nuôi ở các mật độ cao hơn.

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của mật độ ương lên kết quả ương giống cá tầm Nga giai đoạn cá hương lên cá giống

Đợt ương

Mật độ ương

Trọng lượng trung bình (g) sau khi ương (ngày) Tăng trưởng

TB

Tỷ lệ sống Ban đầu 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày

(con/m2) (g) (g) (g) (g) (g) (g/ngày) (%) Đợt 1 200 3,79 ± 1,26 7,20 ±1,50 11,25 ± 2,75 15,20 ± 4,40 24,30 ± 5,25 1,03 87,5 400 3,79 ± 1,26 6,77 ±1,55 10,70 ± 2,97 14,63 ± 4,35 22,95 ± 5,59 0,98 82,0 600 3,79 ± 1,26 6,1 ±1,67 10,15 ± 3,15 13,40 ± 4,67 21,35 ± 6,85 0,91 72,7 Đợt 2 200 4,19 ± 1,30 6,50 ±1,50 12,15 ± 3,0 16,40 ± 4,00 25,30 ± 5,75 1,06 93,0 400 4,19 ± 1,30 6,50 ±1,77 11,57 ± 3,75 14,63 ± 3,97 23,95 ± 4,50 1,00 87,5 600 4,19 ± 1,30 5,8 ±1,67 10,15 ± 3,15 13,55 ± 4,61 21,35 ± 5,75 0,89 75,0 Đợt 3 200 4,00 ± 1,29 7,50 ±1,55 12,73 ± 3,55 17,10 ± 4,55 23,00 ± 5,76 0,94 85,4 400 4,00 ± 1,29 6,90 ±1,55 11,75 ± 3,75 14,93 ± 3,79 22,95 ± 5,50 0,95 85,6 600 4,00 ± 1,29 6,9 ±1,77 10,77 ± 3,55 13,70 ± 4,91 20,35 ± 6,75 0,83 77,9 Trung bình 3 đợt Tổng hợp 200 3.99 7,07 12,04 16,23 24,20 1,01 88,63 400 3.99 6,72 11,34 14,73 23,28 0,97 85,03 600 3.99 6,27 10,36 13,55 21,02 0,88 75,20

Trong đợt 1 thí nghiệm trọng lượng cá thả ban đầu là 3,79 g/con. Sau 20 ngày nuôi cá nuôi ở các mật độ 200 con/m2, 400 con/m2 và 600 con/m2 đạt trọng lượng cá thể tương ứng là 24,30 22,95 và 21,35 g/con; tỷ lệ sống tương ứng là 87,0% 82,0% và 72,7%. Rõ ràng là mật độ ương tăng lên thì trọng lượng cá và tỷ lệ sống thu được đều tương ứng giảm đi. Số liệu thí nghiệm nuôi ở các đợt 2 và 3 đều phản ánh xu hướng tương tự.

Tổng hợp cả 3 đợt ương thí nghiệm cho thấy sản lượng cá thu được ở 3 công thức thí nghiệm như sau: Mật độ 200 con/m2: Q1 = 24,20 x 200 x 88,63% = 4,289 kg; Mật độ 400 con/m2 : Q2 = 23,28 x 400 x 85,03% = 7,917 kg; Mật độ 600 con/m2 : Q3 = 21,02 x 600 x 75,20% = 9,484 kg.

Rõ ràng nếu lấy tiêu chuẩn cỡ cá gống phải đạt là 20 g/con thì cả 3 mật độ đều đạt yêu cầu, do đó ưu việt hơn cả là mật độ 600 con/m2 vừa cho số đầu con cao vừa được sản lượng cao. Tuy nhiên ở mật độ 200 con/m2 tuy có tỷ lệ sống và trọng lượng

cá thể cao hơn cả nhưng sản lượng quá thấp, nên sẽ không thu được hiệu quả kinh tế nếu sử dụng mật độ này.

So sánh 2 mật độ còn lại ta thấy tuy sản lượng ở mật độ 600 con/m2 cao hơn mật độ kia khoảng 1,4 kg nhưng trọng lượng cá thể thấp hơn nhiều (21,02 so với 23,28 g/con) đồng thời lượng cá hao hụt tương đối lớn (149 con so với 60 con). Vì vậy trong điều kiện ta vẫn phải nhập trứng cá với số lượng không nhiều thì việc ưu tiên cho phương án cho tỷ lệ sống cao là hợp lý. Vì thế đề xuất của chúng tôi là sử dụng mật độ 400 con/m2 để ương cá tầm Nga từ giai đoạn cá hương lên cá giống.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w