Phòng bệnh trong quá trình ương

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 36 - 42)

1.2. Nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá tầm Nga và Xi-bê-ri

1.2.4.8. Phòng bệnh trong quá trình ương

Myxobacter sp.Flexibacter sp. là 2 loài vi khuẩn phát triển mạnh trong điều kiện nước bẩn và những cá bột bị thương thường bị chết bởi hai loại vi khuẩn này. Khi phát hiện trong bể có nhiều vi khuẩn này phải tiến hành khử trùng ngay. Có thể tắm bằng furance (4-8 ppm) + oxytetracycline (20 pp) trong 1 giờ mà không ảnh hưởng đến cá. Thức ăn trùng chỉ, trùn quế đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh, do đó, cần tẩy trùng chúng trước khi cho cá ăn để tránh lây lan dịch bệnh.

Phân tích sự thay đổi sắc tố trên cơ thể cá thể hiện như kết quả khả năng phản ứng thích nghi của tế bào sắc tố đối với màu nền và độ chiếu sáng trong quá trình phát triển cá thể có thể được sử dụng để làm tiêu chí đánh giá tình trạng sinh lý của ấu trùng

và xác định những dấu hiệu bất thường và bệnh cá trong quá trình ương (Krasnodembskaya, 1993). Dettlaff et al. (1993) đã miêu tả kiểu sắc tố bình thường của cá tầm giống so với những cá thể lưu giữ trong điều kiện không thuận lợi. Tác giả đã nhận thấy phenol với nồng độ 10 – 40 mg/L làm thay đổi sắc tố, nó ức chế tế bào sắc tố hình thành sắc tố đen và phá hoại sắc tố đen đã hình thành. Tổn thương về cấu tạo hệ tiêu hóa, cơ quan nội tạng, mắt và mũi cũng đã được phát hiện.

1.2.5. Tình hình nghiên cứu bệnh trên cá tầm

Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về bệnh trên cá tầm chưa nhiều, đặc biệt là cá tầm được nuôi ở một số vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, cũng như các loài cá khác, cá tầm cũng có thể bị vi khuẩn gây bệnh tấn công. Athanassopoulou và cộng sự (2004) đã phát hiện ra vi khuẩn Aeromonas hydrophilaA. caviae gây bệnh và góp phần làm cá A. gueldestaedtii chết nhanh. Nguyên nhân là cá bị nhiễm virus từ trước nên bị yếu và vi khuẩn đã xâm nhập gây bệnh.

Trong số các loài Aeromonas thì phổ biến nhất là Aeromonas hydrophila. Vi khuẩn này phổ biến ở nước ngọt. Mặc dù sẵn có trong đường tiêu hóa cá, nhưng chúng lại là tác nhân cơ hội khi nguồn nước nuôi bị xấu đi (Aoki, 1999; Carson et al., 1993; Cipriano ,2001). Khi đó, chúng trở thành tác nhân gây nhiễm trùng máu, bệnh lở loét hay “bệnh đỏ” (Dixon, 1993). Do độc tố vi khuẩn phát tán nhanh trên nhiều cơ quan khác nhau nên gây ra hiện tương cá chết nhiều. Dịch bệnh thường gắn liền với sự thay đổi điều kiện môi trường, chẳng hạn như do căng thẳng, mật độ dày, nhiệt độ thay đổi đột ngột, chất lượng nước kém, hàm lượng NO2 và CO2 cao (Aoki, 1999; Uzbilek và Yildiz, 2002). Ở Thổ Nhĩ Kỳ sự hiện diện của A. hydrophila đã được báo cáo ở một số đối tượng bao gồm lươn Anguilla anguilla, cá sấu và cá trắm cỏ Ctenopharyngodon idella (Sherry Guest, 2004; Turutoglu et al., 2005).

Aeromonas hydrophila được tìm thấy trên cá tầm trắng ở thượng lưu sông Columbia, đây là vi khuẩn thường thấy trong các thủy vực nước ngọt và là tác nhân gây bệnh cho nhiều loài cá khác. Bệnh thường xảy ra khi nuôi mật độ quá cao làm cá bị ức chế, suy giảm hệ miễn dịch, chất lượng nước kém, thiếu dinh dưỡng. Khi cảm nhiễm A. hydrophila lên cá khỏe nuôi trong điều kiện đầy đủ oxy, dinh dưỡng, và môi trường nuôi thích hợp không thấy dấu hiệu của bệnh như xuất huyết, lở loét. Khi phát hiện cá bị nhiễm bệnh có thể dùng kháng sinh Terramicin (Oxytetracycline) để điều trị sẽ có hiệu quả (Post, 1987). Li et al. (2008) và Costinar et al. (2010) cũng đã phân lập

được A. hydrophila từ cá tầm Xi-bê-ri nuôi ở Trung Quốc. Thí nghiệm LC50 là 5,62x105 cfu/mL cho thấy chúng có độc lực hơi mạnh đối với cá tầm Xi-bê-ri. Đây là vi khuẩn gram âm, kích thước 1-1,2μm x 2,1-2,4μm xung quanh có lông nhung bao phủ, có khả năng dung huyết mạnh (β-haemolytic) trên môi trường thạch máu thỏ (rabbit blood agar). Chúng nhạy cảm mạnh với cefoperazone và cravit, nhạy vừa với 10 loại kháng sinh bao gồm tobramycin, norfloxacin, sulperazone, kanamycin, gentamycin, fortum, vancomycin, neomycina, polymyxin B và lomefloxacin.

Cá tầm Đại Tây Dương mẫn cảm với A. salmonicida, tác nhân gây bệnh u nhọt ở cá (furunculosis). Vi khuẩn này lây lan chủ yếu theo trục ngang và có thể gây chết đối với cá tầm cỡ 40 g khi nuôi chung với cá hồi bị nhiễm bệnh này. Cá bệnh trở nên lờ đờ, chán ăn có thể xuất hiện các đốm đỏ như máu trên cơ thể và trên vây, xuất hiện những u nhọt riêng biệt trên một số cơ quan và trên bề mặt cơ thể (Post, 1987; Pan Hou-jun et al, 2009). Những biểu hiện khác của bệnh như phồng rộp và lồi, xuất huyết lỗ niệu sinh dục. Cá bị mất màu trở nên tối sẫm, vùng lưng và phía đầu màu nhạt hơn. Bơi lội không bình thường khó giữ thăng bằng, bơi lờ đờ gần mặt nước. Bệnh có thể trị khỏi bằng kháng sinh như Oxytetracycline (Post, 1987).

Khi nhiệt độ nước xuống dưới 10oC thì một số cá tầm con bị mắc phải hội chứng phồng rộp bóng hơi (hyper-inflated swim bladder syndrome), cá mất dần khả năng giữ thăng bằng, bơi nghiêng, bụng hơi phồng lên, có lúc bơi ngửa gần mặt nước và cố gắng lật cơ thể lại như vị trí bình thường. Tác nhân chính gây hội chứng này vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, người ta đã phân lập được vi khuẩn

Bacteriodes sp. từ ruột của cá bị bệnh. Vi khuẩn này sinh H2S như là sản phẩm thải của quá trình trao đổi chất, có thể là nguyên nhân gây chướng bụng nếu chúng sinh ra quá nhiều khí này. Theo đó khí được sinh ra quá mức sẽ dồn ngược lên thực quản chạy vào bóng hơi mang theo vi khuẩn làm cho bóng hơi cũng căng phồng lên. Có thể điều trị bệnh bằng oxytetracycline (Hedrick et al., 1985).

Peng et al. (2007) và Bury và ctv. (2000) đã phân lập được 5 chủng vi khuẩn trên một số loài cá tầm lai (cá đực Huso huso với cá cái Acipenser ruthenus và cá tầm kaluga-Huso dauricus), trong đó có 2 chủng được cho là tác nhân gây bệnh là A. punctata subsp.caviaePlesiomonas shigelloides. Cả 2 chủng này đều là vi khuẩn gram âm, hình que, dương tính với phản ứng oxydase, chúng rất nhạy với kháng sinh cefoperazone, tobramycin, ceftriaxone, cefotaxime, netilmicin và necmycin.

Karatas et al. (2010) và Jerre (2003), lần đầu tiên phân lập Flavobacterium johnsoniae từ cá tầm Nga nuôi tại Thổ Nhĩ Kỳ, cá bệnh lờ đờ, lở loét vùng bụng, miệng, mòn da, xuất huyết đặc biệt là vùng ngực xuống gần hậu môn, da xuất hiện các đốm nâu và tiết nhiều nhớt. Khi nuôi cấy trên môi trường TSA chỉ có một dạng khuẩn lạc mọc. Vi khuẩn ở gan và thận có dạng hình que dài, gram âm, di động bằng cách trượt, Oxidase dương tính, có khả năng lên men. Khuẩn lạc có màu vàng, dẻo lan rộng, mép răng cưa có nhiều sợi li ti trên môi trường Modified Anacker and Ordal Agar. Các đặc điểm sinh học của vi khuẩn và dấu hiệu bệnh do vi khuẩn gây ra cũng đã được mô tả trong các nghiên cứu trước (Buller, 2004; Carson et al., 1993; Bauer et al., 2002; Peng et al., 2007). Nghiên cứu này cũng cho thấy bệnh gây chết rải rác và thường xuất hiện trong điều kiện đặc biệt như sự thay đổi đột ngột nhiệt độ nước, gia tăng các chất hữu cơ lơ lửng trong nước và các yếu tố gây ức chế cho cá.

Bauer và ctv. (2002) thông báo vi khuẩn Flavobacterium johnsonae like bacteria là tác nhân gây thiệt hại lớn cho cá con (3- 4 gam/con). Bệnh xảy ra vào mùa xuân khi nhiệt độ dưới 16oC.

Về con đường lây truyền, các tác giả Madsen và Dalsgaard (1999), Madetoja và ctv (2000), đều cho biết Flavobacterium dễ dàng lây truyền theo chiều ngang giữa cá và cá thông qua nước. Tuy nhiên, việc bệnh thường xảy ra trong những tuần tuổi đầu tiên khiến các nhà khoa học nghi ngờ rằng vi khuẩn có thể được truyền từ cá bố mẹ sang cá con qua trứng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được ái lực giữa vi khuẩn với chất dịch buồng trứng càng chứng minh kết luận này.

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả bệnh do Flavobacterium

mặc dù vaccine đã được sản xuất. Kích cỡ cá nhiễm bệnh rất nhỏ là nguyên nhân khiến hiệu quả vaccine bị giảm đi. Phương pháp điều trị bệnh này khác nhau giữa các vùng địa lí, nhưng nhìn chung, việc sử dụng hóa chất như nifurpirinol (nitrofuran), sulfonamides hoặc kháng sinh oxytetracyline là tương đối hiệu quả. Thế nhưng, một vấn đề nữa đặt ra là phải kiểm soát mức độ tồn dư của kháng sinh và hóa chất này trong cơ thịt cá chẳng hạn như chất bị cấm nitrofuran. Từ năm 2000 - 2006, tại Thổ Nhĩ Kì, với phương pháp tắm bằng oxy già kết hợp điều trị kháng sinh florfenicol (15 mg kg/ngày trong vòng 7 ngày) đã đem lại hiệu quả tốt (Peng et al.,2007).

Hai loài phụ của chủng Streptococus dysgalactieaStreptococcus dysgalactiae subsp.dysgalactiae được tìm thấy trên gan của cá tầm nuôi trong hồ nước

chảy ở Bắc Kinh, Trung Quốc và Streptococcus dysgalactiae subsp.equisimilis được tìm thấy trong tim của cá nuôi lồng trên hồ chứa ở Hebei (Trung Quốc).

Cả hai loài phụ này đều mọc được ở các mức nhiệt độ là 20, 28, và 37oC nhưng không mọc ở 10 và 45oC, chúng mọc trên môi trường bổ sung 1%, 2% và 3% NaCl nhưng không mọc ở môi trường chứa 6,5% NaCl, gram dương hình cầu kết thành chuỗi, khả năng dung huyết yếu (α-haemolytic). Độc tính của chúng đã được kiểm tra bằng cách cho cảm nhiễm ngược lên cá khoẻ. Đặc điểm hình thái và kết quả sinh hóa của chủng vi khuẩn phân lập lại từ cá cảm nhiễm nhân tạo đều giống với kết quả trước đó. Tuy nhiên, độc lực của vi khuẩn mọc ở 37oC mạnh hơn ở 28oC. Kết quả thử kháng sinh đồ cho thấy cả hai đều nhạy với penicillin, ampicillin, amoxicillin, piperacillin, norfloxacin, enrofloxacin, levofloxacin và nhạy vừa đối với erythromycin nhưng kháng lại cefazolin và gentamicin (Jun et al., 2009; Reed và ctv, 1993).

Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh là gram âm, hiếu khí hay hiếu khí tùy tiện, thuộc các giống như Vibrio,Yersinia, PasteurellaEdwarsiella. Bệnh do Vibrio thường xảy ra trên cá nước mặn nhưng đôi khi lại gây bệnh trên cả các loài cá nước ngọt. Dịch bệnh có thể gây chết hơn 50% đàn cá nuôi. Bệnh dịch gây chết nghiêm trọng ở cá tầm Xi-bê-ri nuôi xảy ra vào tháng 2 năm 2010 ở phía Tây nước Ý với các biểu hiện như mắt lồi, lờ đờ, sung huyết, xuất huyết trên vây và miệng. Hai chủng vi khuẩn phân lập được từ gan và thận của cá bị bệnh được định danh là Vibrio alginolyticus

Pasteurella spp. dựa vào các đặc điểm hình thái tế bào, nhuộm gram, hình dạng khuẩn lạc và các phản ứng sinh hóa. Kết quả thử kháng sinh đồ cho thấy hai chủng này đều nhạy cảm với florfenicol, amoxiclav và cloramphenicol, kháng lại erythromycin. Riêng Vibrio alginolyticus kháng lại với cephalotin, gentamicin và enrofloxacin còn

Pasteurella spp. lại nhạy với 3 loại kháng sinh này (Costinar et al., 2010).

Theo Karatas et al. (2010), tác nhân vi khuẩn gây bệnh cho cá tầm ở Mỹ phân lập được từ cá bệnh bao gồm các loài A. hydrophila, A. sobria, Pseudomonas spp.,

Edwardsiella tarda, Yersinia ruckeri, Streptococcus spp. và một trường hợp là

Flavobacterium columnariae. Trong số đó A. hydrophila, A. sobria Pseudomonas

spp. là thường thấy nhất. Chúng thường là tác nhân cơ hội gắn liền với các điều kiện khác như cá bị ức chế, môi trường không phù hợp. Một số nghiên cứu đã phân lập được F. columnariae từ cá tầm vịnh Mexico (A. oxyrinchus desotoi) là rất đáng quan tâm vì họ cho rằng loài này kháng với bệnh columnaris, nhưng thực tế cho thấy loài cá

này đã bị bệnh columnaris. Mặc dù đây là loài vi khuẩn chỉ ký sinh ở các cơ quan bên ngoài nhưng độc lực của nó có thể gây chết cá. Ngoài ra sự xuất hiện bất thường của

Strepotococcus spp. trên cá tầm vịnh ở Mexico cũng là một mối quan tâm. Hầu hết streptococus gây bệnh cho cá tầm được cho là lây lan từ loài giun Lumbriculus variegatus làm thức ăn cho cá tầm. Cá bị bệnh này có thể chết tới 90% chỉ trong vài ngày, cá còn sống có thể trị khỏi bệnh bằng erythromycin (Reed, 1993; MWH, 2003).

Edwardsiella tarda cũng đã phân lập được từ cá tầm Đại Tây Dương, vi khuẩn này có thể gây chết 50% quần đàn, dùng kháng sinh oxytetracycline để trị cho thấy có hiệu quả (Francis et al., 1993; Gultepe, 2006). Theo Karen, 2001 đã phân lập được

Yersinia ruckeri từ não của cá tầm Nga. Cá bệnh bơi lung tung không định hướng và cho thấy dấu hiệu liên quan tới bệnh thần kinh trong vài tuần bị nhiễm bệnh (Karatas et al., 2010).

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w