CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.7.1. Kết quả ương giống cá tầm Nga
3.7.1.3. Ảnh hưởng của thức ăn lên ương giống cá tầm Nga
Giai đoạn cá bột lên cá hương;
Trước đây ở Nga đều sử dụng ấu trùng nauplius của Artemia salina làm thức ăn mở miệng. Sau 5 – 7 ngày đầu ấu trùng artemia được thay bằng giun trắng (Enchytraeus sp.) một loại giun ít tơ than nhỏ và ngắn so với trùn quế của ta.
Tuy nhiên, nhiều tác giả cho rằng nếu chỉ sử dụng một loại động vật làm thức ăn để ương giống nhất là giai đoạn từ bột lên hương sẽ không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng phục vụ cho sinh trưởng của cá đặc biệt là nhóm giun trắng (Enchytraeus sp.) sẽ dẫn đến cá bị rối loạn tao đổi chất và làm giảm chất lượng cá hương (Buddington & Doroshov, 1984; Hung, 1991b).
Khi cá tầm Nga nhập vào Trung quốc người ta đã sử dụng trùn chỉ (Tybifex sp.) theo cách ương cá chình thay cho giun trắng. Trùn chỉ có ưu điểm cá thể tuy dài nhưng đường kính thân nhỏ rất vừa miệng cá tầm, mùi vị hấp dẫn, hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ và sản lượng phong phú.
Trong điều kiện của nước ta hiện nay không có nhiều lựa chọn về thức ăn thích hợp đối với cá tầm, nhất là giai đoạn ương từ bột lên hương. Khi cá mới mở miệng việc cho ăn thức ăn động vật tươi sống là cần thiết vì giai đoạn này cá cần loại thức ăn protein động vật dễ tiêu, mùi vị hấp dẫn, vừa miệng và nhất là nó còn hoạt động. Vì vậy trong vài ngày đầu dứt khoát phải sử dụng nauplius của Artemia. Sau đó mới chuyển dần sang thức ăn thay thế khác.
Trong thí nghiệm chúng tôi sử dụng 3 loại công thức thắc ăn khác nhau. Kết quả thí nghiệm lựa chọn loại thức ăn thích hợp để ương cá tầm Nga giai đoạn từ bột lên hương được trình bày ở Bảng 3.21.
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của thức ăn lên kết quả ương giống cá tầm Nga giai đoạn cá bột lên cá hương Đợt ương Loại thức ăn
Trọng lượng trung bình (g) sau khi ương (ngày) Tăng trọng TB
Tỷ lệ sống
Ban đầu 10 ngày 20 ngày 30 ngày
(g) (g) (g) (g) (g/ngày) (%) Đợt 1 CT 1 0,40± 0,09 0,96± 0,35 1,47 ± 0,55 3,57 ± 1,27 0,11 65 CT 2 0,40± 0,09 0,87±0,38 1,17 ± 0,66 3,09 ± 1,67 0,09 35 CT 3 0,40± 0,09 1,11±0,20 2,33 ± 0,30 5,79 ± 1,00 0,18 65 Đợt 2 CT 1 0,39 ± 0,08 1,15 ± 0,33 1,50 ± 0,56 4,17 ± 1,39 0,13 67 CT 2 0,39 ± 0,08 0,86 ± 0,35 1,28 ± 0,70 3, 19 ± 1,65 0,09 33 CT 3 0,39 ± 0,08 1,20 ± 0,20 2,28 ± 0,40 5,19 ± 1,00 0,16 63 Đợt 3 CT 1 0,41 ± 0,09 1,01± 0,35 1,51 ± 0,61 4,30 ± 1,40 0,13 75 CT 2 0,41 ± 0,09 0,85± 0,45 1,16 ± 0,76 3, 55 ± 1,70 0,10 45 CT 3 0,41 ± 0,09 1,27 ±0,35 2,37 ± 0,54 5,33 ± 1,25 0,16 70 Trung bình 3 đợt Tổng hợp CT1 0,40 1,04 1,49 4,01 0,12 69,00 CT2 0,40 0,86 1,20 3,28 0,10 47,67 CT3 0,40 1,19 2,33 5,44 0,17 66,00 Ghi chú:
CT1: Công thức 1, Naplius của Artemiasp.+ Trùn chỉ +Thức ăn cá tầm hiệu Skerting
CT2: Công thức 2, thức ăn cho cá tầm hiệu Skerting
CT3: Công thức 3, Artemia + lá lách bò, trùn quế tươi + thức ăn CN cá mú
Tốc độ tăng trưởng cao nhất và cá đồng đều nhất là loại thức ăn ở công thức ăn chế biến (CT3) bao gồm ấu trùng nauplius của Artemia sp. ở giai đoạn đầu và thức ăn ướt tự chế gồm lách bò, trùn quế và thức ăn công nghiệp dành cho cá mú. Từ cá bột trọng lượng ban đầu 0,4 g/con sau 30 ngày nuôi qua 3 đợt thí nghiệm cá đạt trọng lượng trung bình đợt 1 là 5,79 g/con, đợt 2 là 5,19 g/con và đợt 3 là 5,33 g/con. Tỷ lệ sống trung bình tương ứng với 3 đợt nuôi là 65%, 63% và 70%.
Tiếp đến là công thức 1 (CT1); bao gồm thức ăn ấu trùng nauplius của Artemia
sp. và thức ăn CN+Trùn chỉ. Sử dụng loại thức ăn này cho thấy cá lớn chậm so với CT3. Sao 30 ngày nuôi trọng lượng trung bình cá thu được tương ứng là 3,57 g/con, 4,17 g/con và 4,30 g/con và tỷ lệ sống là 65%, 67%, và 75%.
Công thức 2 cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống thấp nhất. Kết quả sau 30 ngày nuôi bằng thức ăn CT2 cá đạt trọng lượng đợt 1 là 3,09 g/con đợt 2 là 3,19 g/con và đợt 3 là 4,30 g/con. Tỷ lệ sống cũng rất thấp tương ứng là 35%, 33% và 45%. Việc ương cá ở giai đoạn mở miệng bằng thức ăn công nghiệp khó đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cá vì thế có thể một số cá không thích nghi được nên đã chết vì đói hoặc bị suy dinh dưỡng. Do kết quả ương kém rõ rệt của loại thức ăn này nên không thể lựa chọn công thứ 2 để ương cá bột cá tầm Nga lên cá hương.
Lý giải về sự khác nhau kết quả ương ở CT1 và CT3, theo chúng tôi thức ăn tươi sống có vai trò quan trọng đối với cá tầm gian đoạn ương giống. Thời gian 5 ngày đầu cá ương bằng CT1 và CT3 đều được nuôi bằng ấu trùng nauplius của Artemia sp. nên sẽ không có gì khác nhau. Tuy nhiên ở giai đoạn sau, điểm khác nhau căn bản là chất lượng thức ăn của trùn chỉ ở CT1 so với trùn quế ở CT3 và Thức ăn CN cho cá tầm ở CT1 so với thức ăn CN cho cá mú + lách bò ở CT 3.
Tuy hiện chưa có số liệu cụ thể về thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ và trùn quế có thể tạm cho là có giá trị dinh dưỡng ngang nhau thì sự khác nhau còn lại là do sự khác nhau về thành phần dinh dưỡng của thức ăn công nghiệp dùng cho cá tầm (35% đạm) ở CT1 và thức ăn công nghiệp dành cho cá mú (45% đạm) + lách bò ở CT3. Rõ ràng ở CT3 hàm lượng protein con hơn và thành phần của nó cũng phong phú hơn ở CT1. Chính vì lý do này làm cho cá nuôi bằng CT1 có tốc độ lớn chậm hơn (0,12 g/con/ngày) so với cá nuôi bằng CT3 (0,17 g/con/ngày) cho dù tỷ lệ sống của chúng không khác nhau là mấy (69% ở CT1 so với 66% ở CT3).
Từ kết quả nêu trên, theo chúng tôi có thể sử dụng cả 2 công thức là CT1 và CT3 cho việc ương giống cá tầm Nga giai đoạn từ bột lên hương Ương cá bằng 2 công thức thức ăn này đều cho tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao, việc lựa chọn sử dụng loại thức ăn nào sẽ phụ thuộc vào khả năng thức ăn sẵn có của từng trang trại.
Giai đoạn cá hương lên cá giống:
Số liệu về 3 đợt thí nghiệm ương cá giống cá tầm Nga được trình bày ở bảng 4. Kết quả cho thấy tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá tầm Nga ương từ giai đoạn cá hương lên cá giống so với giai đoạn ương từ bột lên hương có xu hướng tương tự như nhau nhưng biên độ về sự sai khác giá trị các chỉ tiêu này giảm đi rõ rệt.
Về tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất là 1,11 g/con/ngày ở thí nghiệm đợt 2 được nuôi bằng CT3 và thấp nhất là 0,88 g/con/ngày cũng ở đợt 2 nuôi bằng CT2. Bình quân cả 3 đợt thí nghiệm thì nuôi bằng CT2 cũng cho mức tăng trưởng thấp hơn cả (0,92 g/con/ngày), cao nhất là CT3 (1,08), trung bình là CT1 (0,98 g/con/ngày).
Về tỷ lệ sống cao nhất là 85,5% nuôi bằng CT3 ở đợt thí nghiệm 2 và thấp nhất là 65,9% nuôi bằng CT2 ở đợt thí nghiệm 3. Trung bính cả 3 đợt thí nghiệm tỷ lệ sống cao nhất thuộc về cả 2 công thức CT1 và CT3 tương ứng là 82,10% và 82,37% và thấp nhất vẫn là CT2 chỉ đạt 62,13%.
Nhận xét chung về kết quả thí nghiệm sử dung 3 loại thức ăn khác nhau để ương cá tầm Nga từ cá hương lên cá giống cho thấy cá nuôi bằng CT1 và CT3 cho kết quả tương tự như ở giai đoạn ương từ bột lên hương có nghĩa là nuôi bằng CT3 cho tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, nhưng biên độ sai khác không lớn bằng ở giai đoạn đầu. Kết quả thí nghiệm nuôi bằng CT2 cho thấy cá sinh trưởng tốt hơn ở giai đoạn đầu. Vì thế sai khác về giá trị tốc độ sinh trưởng không nhiều so với kết quả nuôi bằng 2 công thức kia. Điều này cho thấy thức ăn công nghiệp cho cá tầm phù hợp hơn đối với giai đoạn ương từ hương lên giống (và không phù hợp với giai đoạn ương từ bột lên hương).
Về tỷ lệ sống ở giai đoạn này cá chết ít hơn vì đã vượt qua giai đoạn chuyển tiếp thức ăn ở giai đoạn ương từ bột lên hương. Tuy nhiên tỷ lệ sống vẫn còn thấp (62%) so với 82% khi nuôi bằng CT1 và CT3.
Có thể do thời gian ương cá giai đoạn này tương đối ngắn (20 ngày) nên mức độ sai khác về kết quả thí nghiệm nuôi giữa các công thức thức ăn không được rõ rệt cho lắm. Tuy nhiên, kết quả ương đều tương đối tốt các công thức thức ăn đều có thể chấp nhận được.
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của thức ăn lên kết quả ương giống cá tầm Nga giai đoạn cá hương lên cá giống
Đợt ương
Thức ăn nuôi cá
Trọng lượng trung bình (g) sau khi ương (ngày) Tăng trọng TB
Tỷ lệ sống ban đầu 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày
(g) (g) (g) (g) (g) (g/ngày) (%) Đợt 1 CT 1 3,99 ± 1,26 7,30 ±1,40 11,85 ± 2,85 16,20 ± 4,10 23,50 ± 5,25 0,98 83,3 CT 2 3,99 ± 1,26 6,97 ±1,65 10,97 ± 3,07 15,63 ± 4,25 22,75 ± 5,75 0,94 69,0 CT 3 3,99 ± 1,26 8,35 ±1,50 12,55 ± 3,00 17,40 ± 3,50 25,35 ± 4,00 1,07 80,7 Đợt 2 CT 1 4,19 ± 1,30 6,40 ±1,50 12,15 ± 3,0 15,90 ± 4,00 23,97 ± 5,75 0,99 82,5 CT 2 4,19 ± 1,30 6,40 ±1,75 11,50 ± 3,65 14,13 ± 3,97 21,75 ± 7,50 0,88 72,5 CT 3 4,19 ± 1,30 7,8 ±1,60 13,15 ± 2,60 18,10 ± 3,00 26,35 ± 5,50 1,11 85,5 Đợt 3 CT 1 4,23 ± 1,29 7,50 ±1,55 13,53 ± 3,65 17,10 ± 4,00 24,00 ± 5,56 0,99 80,5 CT 2 4,23 ± 1,29 6,70 ±1,55 11,75 ± 3,75 13,93 ± 4,70 22,95 ± 5,50 0,94 65,9 CT 3 4,23 ± 1,29 7,8 ±1,20 14,77 ± 3,55 18,40 ± 3,50 25,45 ± 5,30 1,06 80,9 Trung bình 3 đợt Tổng hợp CT1 4,14 7,07 12,51 16,40 23,82 0,98 82,10 CT2 4,14 6,69 11,41 14,56 22,48 0,92 69,13 CT3 4,14 7,98 13,49 17,97 25,72 1,08 82,37 Ghi chú:
CT1: Trùn chỉ + Thức ăn công nghiệp cho cá tầm. CT2: Thức ăn công nghiệp cho cá tầm
3.7.2. Cá tầm Xi-bê-ri