Thu trứng và sẹ, thụ tinh, khử dính, ấp trứng

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 57 - 59)

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.5.4. Thu trứng và sẹ, thụ tinh, khử dính, ấp trứng

Kết quả cụ thể của quá trình tuyển chọn, cho cá qua đông và tiêm kích thích tố được thể hiện thông qua việc đánh giá chất lượng trứng và sẹ thu được.

Thu trứng và sẹ:

Sau khi tiêm liều quyết định 8-10 giờ thì kiểm tra phản ứng của cá đực và cá cái 1 giờ một lần để kịp thời thu trứng và sẹ. Thu sản phẩm sinh sản được tiến hành trong nhà có mái che. Thu sẹ tiến hành khoảng 1 giờ trước khi thu trứng và bảo quản trong tủ lạnh 12oC. Dùng bơm tiêm 100 ml, nối với ống dẫn bằng nhựa dẻo luồn qua lỗ sinh dục và hút tinh (Hình 2.9). Tinh dịch cá đực được để riêng từng cá thể.

Hình 2.9: Thu sẹ và trứng cá tầm

Khi thu trứng lau cá bằng khăn khô, dụng cụ hứng trứng có đáy nhẵn và khô tuyệt đối. Thu trứng cá tầm theo cách giữ sống cá mẹ của Pa-dush-ka (1986). Phương pháp này thực hiện bằng cách dùng một dao giải phẫu nhỏ rạch một đường của một nhánh ống dẫn trứng để cho trứng thoát ra (Hình 2.9).

Hình 2.10: Mổ bụng thu trứng cá và khâu vết mổ

Do đặc tính rụng trứng của cá tầm Nga và cá tâm Xi-bê-ri đều rụng phân đợt nên việc thu trứng phải tiến hành làm nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 giờ. Sau khi thu trứng lập tức cho thụ tinh nhân tạo. Một số cá cái rụng trứng không hoàn toàn, không thể thu trứng theo phương pháp Pa-đush-ka mà phải sử dụng phương pháp mổ bụng cá để thu trứng, sau đó khâu lại vết thương bằng chỉ tự tiêu (Hình 2.10).

Thụ tinh:

Trứng cá tầm không chỉ có 1 lỗ thụ tinh. Trong trường hợp lượng tinh dịch nhiều có thể sẩy ra thụ tinh đa tinh trùng làm giảm tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ sống. Dùng phương pháp thụ tinh nửa khô (nghĩa là dùng tinh dịch hòa loãng vào nước trước rồi mới cho thụ tinh) để tránh hiện tượng trên. Lượng tinh dịch sử dụng là 10 ml tinh dịch cho 1 kg trứng. Đổ tinh dịch sau khi pha loãng 200 lần vào chậu trứng cho thụ tinh. Dùng lông vũ nhẹ nhàng trộn trứng với hỗn hợp tinh dịch trong vòng 5 phút. Sau đó đổ bỏ nước tinh dịch, rửa trứng bằng nước sạch (Hình 2.11) rồi tiến hành khử dính.

Khử dính:

Phương pháp dễ áp dụng hơn cả là dùng sữa bò tươi để khử dính. Dùng 10 lít nước hòa với 2 lít sữa bò tươi. Đổ dung dịch khử dính cùng với trứng vào bình vây sục khí mạnh trong vòng 40 – 45 phút. Quá trình khử dính kết thúc khi trứng đã rời nhau và không bám vào thành bình (Hình 2.11).

Cũng có thể dùng axit tanic (C76H52O46) để khử dính. Cách làm là hòa tan 2 gam axit tanic với 10 lít nước làm dung dịch khử dính. Đổ dung dịch khử dính cùng với trứng vào bình vây, sục khí mạnh trong vòng 1-2 phút.

Sau khi khử dính, rửa sạch chất khử dính bằng cách rửa nước sạch nhiều lần. Khi rửa trứng không để nhiệt độ giữa trứng và nước rửa trứng chênh lệch quá 0,5 oC tránh phôi sẽ bị chết.

Hình 2.11: Rửa trứng sau thụ tinh và khử dính bằng sữa bò tươi

Ấp trứng:

Ấp trứng bằng bình Weiz 20 lít. Bình Weiz ấp trứng và dụng cụ liên quan phải được tiệt trùng trước khi đưa vào ấp. Khử trùng bằng thuốc tím (KMnO4). Lưu lượng nước cấp qua bình khoảng 10 lít/phút, được điều chỉnh sao cho tất cả trứng ấp được đảo đều trong quá trình ấp.

Chăm sóc trứng cá trong thời gian ấp: Trứng trước khi đưa vào ấp phải được khử trùng. Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, kiểm soát chất lượng nước, thường xuyên loại bỏ trứng hỏng. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước duy trì ở 7-8 mg/l. Cần đề phòng nấm thủy mi phát triển trên trứng hỏng.

2.3.6. Nghiên cứu kỹ thuật ương cá tầm từ giai đoạn cá bột lên cá giống

Nguồn cá: Cá thí nghiệm lấy từ kết quả ấp trứng cá tầm Nga và cá tầm Xi-bê-ri đã thụ tinh nhập từ các nước Nga, Ukraina, Đức các năm 2009, 2010 và 2011, ấp nở và thu cá bột trong điều kiện Tỉnh Lâm Đồng.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w