CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5.3. Kết quả kiểm tra độ thành thục của cá tầm Xi-bê-ri
Cá tầm Xi-bê-ri đưa vào qua đông có trọng lượng từ 5,8 – 8,5 kg đối với cá đực và 6,0 – 10,5 kg đối với cá cái (Bảng 3.12). Trước khi qua đông toàn bộ cá cái đã được xác định chỉ số cực hóa (PI). Chỉ số này lần lượt là: 0,32; 0,44; 0,44 và 0,36, cá đều chưa sẵn sàng đi đẻ.
Cá đực Cá cái Số thứ tự Trọng lượng (kg) Số thứ tự Trọng lượng (kg) 1 7,5 1 10,5 2 8,5 2 7,8 3 5,5 3 8,5 4 5,8 4 6,0
Kết quả quá trình qua đông nhân tạo bằng cách kiểm tra độ cực hóa của trứng cá tầm cái cho thấy, trước khi đưa vào qua đông nhân tạo cả 4 cá cái đều được kiểm tra xác định chỉ số PI. Kết quả cho thấy các cá cái từ số 1 đến số 4 có chỉ số PI tương ứng là 0,32; 0, 44; 0,44 và 0,36 tức là trứng mới ở đầu giai đoạn IV và mầm phôi vẫn nằm ở gần giữa tế bào trứng (Bảng 3.13, Hình 3.12).
Sau khi qua đông chỉ số PI của cá 4 cá thể đều có chuyển biến rõ rệt. Chỉ số PI trung bình của 4 cá thể theo thứ tự là 0,079; 0,086; 0,083 và 0,081 tức là đều cao hơn 0,07. Theo lý thuyết của chuyên gia Nga thì buồng trứng mới chỉ gần đến ngưỡng có thể cho đẻ tuy chưa thật sự tốt. Theo Chapman và ctv (2007) thì chỉ số PI thích hợp để có thể tiêm kích thích tố là từ 0,06 – 0,08 thì 4 cá trên đều có thể tiến hành tiêm kích thích tố để cho đẻ. Tuy nhiên, chỉ số này lại cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Kazanski và ctv (1987) tức là PI = 0,033 – 0,025. Có thể chính vì vậy mà sau khi tiêm thử số cá cái còn lại (cá ♀1 bị chết sau khi qua đông không rõ nguyên nhân) chỉ có cá ♀2 và ♀4 phản ứng rụng trứng còn cá ♀3 không rụng trứng.
Bảng 3.13: Độ cực hóa (PI) của trứng cá tầm Xi-bê-ri trước và sau khi qua đông
STT Thời điểm xác
định
Chỉ số PI của 10 mẫu trứng PI Trung
bình
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
♀1
Trước qua đông 0.32 0.27 0.4 0.36 0.31 0.25 0.38 0.34 0.28 0.29 0.32
Sau qua đông 0.11 0.07 0.06 0.05 0.09 0.06 0.11 0.09 0.08 0.07 0.079
♀2
Trước qua đông 0.36 0.35 0.55 0.46 0.30 0.55 0.42 0.44 0.38 0.59 0.44
Sau qua đông 0.07 0.08 0.11 0.06 0.09 0.09 0.06 0.12 0.08 0.10 0.086
♀3
Trước qua đông 0.34 0.37 0.53 0.48 0.30 0.57 0.40 0.44 0.39 0.58 0.44
Sau qua đông 0.08 0.08 0.06 0.07 0.09 0.06 0.07 0.09 0.11 0.12 0.083
♀4
Trước qua đông 0.32 0.34 0.53 0.28 0.30 0.45 0.45 0.28 0.32 0.33 0.36
Sau qua đông 0.05 0.08 0.10 0.11 0.09 0.06 0.07 0.09 0.08 0.08 0.081
Ghi chú: Cá cái 1 bị chết sau khi qua đông
Theo chuyên gia Nga lượng mỡ tích tụ nhiểu ở buồng trứng làm cản trở quá trình rụng trứng của cá. Mỡ còn nhiều trong buồng trứng có thể là kết quả của việc điều chỉnh thức ăn chưa hợp lý trong quá trình nuôi, cũng có thể thời gian qua đông chưa đủ để cá chuyển hóa hết cho nhu cầu sinh sản.
Hình 3.12: Độ cực hóa của trứng cá Xi-bê-ri sau khi qua đông nhân tạo
Cá đực sau khi qua đông không thấy có biểu hiện đặc biệt gì về biến đổi hình thái ngoài. Tuy nhiên, tất cả 4 cá thể đều được đem tiêm thử nghiệm. Kết quả cá ♂2 và ♂4 cho một lượng sẹ tương ứng là 105 ml và 50 ml, lượng sẹ thu được tỷ lệ với trọng lượng cá là 8,5 kg và 5,8 kg. Số còn lại không có phản ứng. Kết quả giải phẫu con cá số 1 bị chết cho thấy, phần lớn trứng cá đã ở giai đoạn 4, có thể thụ tinh, tuy nhiên cũng qua quan sát thấy rằng lượng mỡ trong buồng trứng chưa tiêu hết (Hình 3.13).
Đánh giá kết quả thí nghiệm qua đông nhân tạo đối với cá tầm Xi-bê-ri cho thấy sau khi qua đông tuyến sinh dục cá đực và cá cái đều có chuyển biến rõ rệt. Tuy chỉ có 50% số cá phản ứng tốt với kích thích tố cũng đủ chứng tỏ điều đó. Nhưng so với kết quả thí nghiệm đối với cá tầm Nga thì kết quả đối với cá tầm Xi-bê-ri kém hơn.
Hình 3.13: Buồng trứng cá tầm cái số 1 sau khi qua đông nhân tạo
Williot et al. (1991) cho rằng khi cho sinh sản của cá tầm Xi-bê-ri nếu chỉ sử dụng chỉ số phân cực sẽ có thể chưa đủ độ thuyết phục. Vì vậy, muốn chắc chắn rằng trứng sẽ phản ứng tốt khi tiêm hormon sinh sản, cần tiến hành khảo nghiệm với progesterone. Có thể phán đoán kết quả thí nghiệm qua đông đối với cá tầm Xi-bê-ri
chưa đạt đến mức độ cần thiết, thể hiện ở chỗ chỉ số phân cực PI còn non (0,08), chỉ có 50% số cá phản ứng với kích thích tố nhưng hiệu quả chưa cao, và hàm lượng mỡ ở tuyến sinh dục sau khi qua đông còn nhiều.
Nếu so sánh với kết quả qua đông của cá tầm Nga thì với thời gian qua đông như nhau nhưng cá tầm Nga cho kết quả tốt hơn. Nếu xét về nguồn gốc thì cá tầm Nga suốt đời sinh sống ở vùng biển ấm hơn như Caspian, Hắc Hải chỉ đến mùa đẻ mới vào sông nước lạnh để qua đông rồi đẻ trứng. Trong khi đó cá tầm Xi-bê-ri luôn sống trong điều kiện rất lạnh tại các sông miền Bắc Xi-bê-ri nên thời gian qua đông có thể phải kéo dài. Có lẽ vì thế mà thời gian cần thiết để qua đông nhân tạo cho cá tầm Xi-bê-ri sẽ dài hơn so với cá tầm Nga.
Môi trường chật hẹp trong bể qua đông của cá tầm Xi-bê-ri (4 cá/bể) so với cá tầm Nga (1 cá/bể) kết hợp với hàm lượng NH3 cao cũng có thể nguyên nhân làm cho cá ♀1 chết và hiệu quả thí nghiệm qua đông giảm đi nhiều.
3.5.4. Kết luận
Sau khi qua đông cá tầm Nga đã có chuyển biến rõ rệt cả về mặt hình thái ngoài cũng như cấu tạo bên trong tế bào trứng. Chỉ số PI (0,084) thấp hơn hẳn trước khi qua đông (0,38), cá đã có phản ứng sau khi tiêm thích tố sinh sản. Tương tự, cá tầm Xi-bê- ri sau qua đông cho hệ số PI thấp (0,079 – 0,086 so với 0,32 – 0,44), sau khi tiêm kích dục tố 50% số cá thể cho phản ứng dương. Điều này cho thấy giải pháp qua đông nhân tạo là điều kiện sinh thái rất cần thiết để cá tầm Nga nuôi trong điều kiện nhiệt đới hoàn tất quá trình phát triển sản phẩm sinh dục.
Sau khi tiêm kích thích tố cá đã rụng trứng đúng theo thời gian hiệu ứng. Số trứng thu được là 879 g tương đương với sức sinh sản thực tế là 11%. Cá đực sau khi tiêm thu được 67 ml sẹ sức sống tinh trùng trong nước là 2,5 phút. Như vậy, tuyến sinh dục của cá sau khi qua đông đã phản ứng tốt với kích thích tố, chứng tỏ tình trạng sinh lý bình thường sản của phẩm sinh dục cá sau khi qua đông. Tuy nhiên, với cá tầm Xi- bê-ri, chỉ số PI trung bình của 4 cá cái sau khi qua đông mới đạt 0,08 nằm hạn dưới đối với tiêu chuẩn cần thiết, có 50% số cá thể không phản ứng sau khi tiêm kích thích tố chứng tỏ quá trình chuyển biến tuyến sinh dục chưa hoàn tất.
Thông thường, chỉ số PI đối với hầu hết cá tầm dao động 0,033 – 0,025 và chỉ cần tiêm 1 liều hypophis là cá cái đã đẻ được. Cá tầm Nga cái trong thí nghiệm này có
PI = 0,084 có thể đã qua đông chưa hoàn troàn. Cần nghiên cứu thêm về thời điểm bắt đầu qua đông và thời gian giữ ở nhiệt độ thấp 6oC cho từng đối tượng cá tầm để đạt kết quả hoàn hảo hơn. Do số liệu ít chưa đủ điều kiện để xác định nguyên nhân và độ tin cậy của kết luận. Thêm nữa, kết quả qua đông còn phụ thuộc vào quá trình nuôi vỗ để có tuyến sinh dục tốt trước khi qua đông. Yếu tố này chưa được kiểm chứng.