Tuyển chọn cá bố mẹ, tiến hành qua đông nhân tạo

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 54 - 55)

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.5.1. Tuyển chọn cá bố mẹ, tiến hành qua đông nhân tạo

Nguồn cá bố mẹ:

Cá tầm Nga trên 4 năm tuổi (4+), đàn cá này được ấp nở tại Việt Nam ngày 01/04/2007. Trong đàn chỉ chọn được 1 cá đực trọng lượng 5,5 kg/con và 1 cá cái trọng lượng 7,8 kg/con. Cá cái đưa vào qua đông có trứng giai đoạn 4, có độ cực hóa nhân PI = 0.38. Cá tầm Xi-bê-ri, trên 4 năm tuổi (4+), đàn cá chọn được 4 cá cái và 4 cá đực có trọng lượng cá thể theo Bảng 2.2:

Bảng 2.2: Trọng lượng cá tầm Xi-bê-ri được tuyển chọn để qua đông

Cá đực Cá cái Số thứ tự Trọng lượng (kg) Số thứ tự Trọng lượng (kg) 1 7,5 1 10,5 2 8,5 2 7,8 3 5,5 3 8,5 4 5,8 4 6,0

Tiêu chuẩn tuyển chọn cá cho thí nghiệm qua đông là độ chín mùi tuyến sinh dục. Cá đực phải có buồng sẹ ở giai đoạn III hoặc II – III. Cá cái có buồng trứng ở giai đoạn IV. Cá bố mẹ được chọn sơ bộ bằng phương pháp siêu âm. Sau đó số cá tốt được kiểm nghiệm lại bằng phương pháp biopsy.

Sau khi quan sát bằng mắt thường mẫu trứng cá lấy được bằng biopsy, số cá cái có trứng tốt nhất trước khi đưa vào thí nghiệm qua đông đều được xác định độ cực hóa của trứng theo phương pháp Kazanski và cộng sự (1978). Cách làm như sau: Dùng que thăm trứng chọc vào bụng cá ở vị trí tấm vảy bụng thứ 3 – 4, lấy trứng ra và ngâm trong dung dịch Xera (một hỗn hợp gồm Formol, axit axetic và cồn) trong vòng 2 giờ. Sau đó lấy 10 trứng dùng dao sắc cắt dọc trứng theo chiều từ cực động vật đến cực thực vật. Đặt vào kính giải phẫu quan sát. Đo cự li từ nhân trứng đến viền trong của vỏ trứng. Tính độ cực hóa của nhân trứng theo công thức (Hình 2.4): L = (A/B) x 100% (với L – hệ số cực hóa của trứng; A – khoảng cách từ mép nhân trứng đến viền trong vỏ trứng; B – Chiều dài trứng từ cực động vật đến cực thực vật).

Cũng theo Kazanski (1978) thì độ cực hóa (PI) đối với cá tầm tốt nhất ở trong khoảng 1/30 – 1/40 tức là PI = 0,03 – 0,025. Tuy nhiên theo Chapman et al. (2007) thì chỉ số PI đối với cá tầm chỉ cần <0,1 tức là nằm trong khoảng 0,07 – 0,08 là có thể tiêm cho đẻ được.

Thiết bị hạ nhiệt cho cá qua đông:

Việc qua đông nhân tạo được tiến hành trong hệ thống nuôi tuần hoàn khép kín kết nối với máy làm lạnh nước và sục khí. Do bể chứa dung tích nhỏ, công suất máy làm lạnh không lớn nên để dễ điều khiển đã thiết kế hai hệ thống kết cấu tương tự như nhau dùng phân biệt cho cá đực và cá cái qua đông. Hình 2.2 và mục 2.3.3.2 trình bày kết cấu và nguyên lý hoạt động của hệ thống qua đông nhân tạo dành cho cá tầm.

Chất lượng nước được cải thiện trong quá trình qua đông nhân tạo nhờ việc thay và bổ sung 15–20% nước mới hàng ngày. Hệ thống nuôi nước tuần hoàn dùng cho cá đực có kết cấu hoàn toàn giống với hệ thống dành cho cá cái (Hình 2.2 và mục 2.3.3.2).

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w