Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu phát triển nuôi cá tầm Nga và cá tầm Xi-bê-ri tại các tỉnh vùng Tây Nguyên

Tổng quan đặc điểm sinh thái

Ảnh hưởng của thức ăn Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo

Kỹ thuật siêu âm

Kỹ thuật nuôi vỗ qua đông nhân tạo

Kỹ thuật kích thích sinh sản nhân tạo: thụ tinh, ấp nở trứng Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng

2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn lên sinh sản của cá tầm 2.3.1.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

Đối tượng: Cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii Brandt, 1833) và cá tầm tầm Xi-bê-ri (Acipenser baerii Brandt, 1869) 3 năm tuổi (ấp nở ngày 01/04/2007).

Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại lồng nuôi trên hồ Tuyền Lâm, phường 4, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng.

Thời gian nghiên cứu: từ 10/2010 đến 12 năm 2011.

2.3.1.2. Bố trí thí nghiệm

Cá được nuôi trong lồng trên hồ chứa, lồng hình vuông, có kích thước 4 x 4 m, độ sâu lưới 2.5m. Kích cỡ mắt lưới 2a = 6cm.

Mật độ thả: 1con/m2 lồng, do hạn chế về cơ sở vật chất cũng như lượng cá bố mẹ ít nên thí nghiệm chỉ lặp lại 2 lần cùng thời điểm.

Thức ăn: Thử nghiệm một số loại thức ăn cho quá trình nuôi vỗ như sau:

+ Công thức 1 (BMN1): Thức ăn chế biến bằng nguyên liệu địa phương, có hàm lượng protein 40 – 50% , hàm lượng mỡ là 10 – 12%.

+ Công thức 2 (BMN3): Thức ăn tươi là cá tạp tươi 70%, kết hợp 30% thức ăn công nghiệp XL stela, cỡ thức ăn 10 mm của Skretting. Khẩu phần thức ăn cho ăn hàng ngày 3%BW (trọng lượng thân).

+ Công thức 3 (BMN2): Sử dụng thức ăn nhập ngoại của công ty Skretting ký hiệu mã thức ăn XL stela, cỡ thức ăn 10mm, thành phần dinh dưỡng chủ yếu: Protein 52%, lipid 12%, N.F.I 16%, Ash 8.5%. Khẩu phần hàng ngày cho ăn là 1,2%BW.

2.3.1.3. Thu thập và xử lý số liệu

- Nhiệt độ được xác định 2 lần/ngày vào 7h sáng và 14h chiều. Các yếu tố khác được xác định định kỳ hoặc khi có sự cố bất thường về thời tiết hay hoạt động của cá.

- Theo dõi tốc độ sinh trưởng của cá: Khối lượng cá sau khi kết thúc thí nghiệm trừ đi khối lượng trước thí nghiệm trên tổng thời gian nuôi.

- Theo dõi tỷ lệ sống: tỷ lệ % số cá kết thúc thí nghiệm so với số cá ban đầu - Quan sát về hình thái: Quan sát các đặc điểm về ngoại hình, màu sắc, lỗ sinh dục, hình dạng bụng của cá. Định kỳ 3 tháng cân mẫu cá để lấy số liệu vể tốc độ tăng trưởng của cá.

hợp các phương pháp siêu âm, biopsy, mổ cá thí nghiệm trong các hệ thống nuôi định kỳ để đánh giá mức độ phát triển của tuyến sinh dục.

- Nghiên cứu chu kỳ phát triển tuyến sinh dục theo phương pháp của Hilton với các bước sau: (1) Thu mẫu tuyến sinh dục của cá đực, cá cái, cố định trong dung dịch Sera (hỗn hợp cồn, axit axetic và formol). (2) Tinh trùng quan sát trực tiếp dưới kính hiển vi, trứng sau khi cố định, cắt tiêu bản và quan sát trên kính soi nổi.

- Tuổi thành thục: Cập nhật thực tế số liệu từ đàn cá.

- Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel để tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, từ đó đưa ra đánh giá kết luận.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w