Ảnh hưởng của thức ăn lên kết quả ương cá tầm Xi-bê-ri

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 110 - 114)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.7.1. Kết quả ương giống cá tầm Nga

3.7.2.2. Ảnh hưởng của thức ăn lên kết quả ương cá tầm Xi-bê-ri

Giai đoạn cá bột lên cá hương:

Bảng 3.25 liệt kê kết quả ương cá tầm Xi-bê-ri từ giai đoạn cá bột (0,38 – 0,40 g/con) lên cá hương (3, 29 – 5,79 g/con). Số liệu trình bày ở bảng 3 cho thấy:

Sử dụng thức ăn CT1 để ương cá tầm Xi-bê-ri cho kết quả tương đối khá. Ở giai đoạn đầu cá được nuôi bằng ấu trùng artemia. Sau 7 ngày cá được chuyển dần sang nuôi bằng trùn chỉ thái nhỏ. Cá tầm Xi-bê-ri tỏ ra rất ưa thích loại thức ăn này. Trùn

chỉ rẻ tiền, nhưng không chủ động được nguồn cung như artemia, ngoài ra nó còn tiềm ẩn khả năng mang bệnh cho cá vì khai thác ở những nơi môi trường ô nhiễm ngoài tự nhiên. Việc tẩy trùng không tốt có khi ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá tầm. Về cuối giai đoạn nuôi, thức ăn công nghiệp được bổ sung để tập cho cá quen dần với loại thức ăn này. Kết quả sau 30 ngày nuôi ở thí nghiệm đợt 1 cá đạt 3,77 g/con tỷ lệ sống 67%. Kết quả cao hơn cả là ở thí nghiệm đợt 3 cá đạt 5,34 g/con tỷ lệ sống 71%.

Bảng 3.25: Ảnh hưởng của thức ăn lên kết quả ương giống cá tầm Xi-bê-ri giai đoạn cá bột lên cá hương

Đợt ương

Loại thức ăn

Trọng lượng trung bình (g) sau khi ương (ngày) Tăng trọng TB

Tỷ lệ sống

Ban đầu 10 ngày 20 ngày 30 ngày

(g) (g) (g) (g) (g/ngày) (%) Đợt 1 CT 1 0,42± 0,08 1,06± 0,31 1,55 ± 0,55 3,77 ± 1,30 0,11 67 CT 2 0,42± 0,08 0,97±0,41 1,27 ± 0,63 3,29 ± 1,67 0,10 33 CT 3 0,42± 0,08 1,21±0,20 2,43 ± 0,40 5,79 ± 1,20 0,18 63 Đợt 2 CT 1 0,38 ± 0,08 1,25 ± 0,35 1,60 ± 0,57 4,57 ± 1,39 0,14 67 CT 2 0,38 ± 0,08 0,97 ± 0,35 1,38 ± 0,50 3,29 ± 1,65 0,10 35 CT 3 0,38 ± 0,08 1,31 ± 0,24 2,38 ± 0,50 5,29 ± 1,20 0,16 64 Đợt 3 CT 1 0,40 ± 0,09 1,12± 0,35 1,61 ± 0,71 4,50 ± 1,40 0,14 75 CT 2 0,40 ± 0,09 0,97± 0,45 1,26 ± 0,86 3,65 ± 1,90 0,11 45 CT 3 0,40 ± 0,09 1,39 ±0,30 2,47 ± 0,64 5,34 ± 1,45 0,16 71 Trung bình 3 đợt Tổng hợp CT1 0,40 1,14 1,59 4,28 0,13 69,67 CT2 0,40 0,97 1,30 3,41 0,10 37,67 CT3 0,40 1,30 2,43 5,47 0,17 66,00

Ghi chú: CT1: Công thức 1: Artermia + trùn chỉ + thức ăn công nghiệp CT2: Công thức 2: 100% thức ăn công nghiệp

CT3: Công thức 3: Artermia + lá lách bò + trùn quế tươi + thức ăn công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng cao nhất và cá đồng đều nhất là thí nghiệm ương bằng thức ăn ở công thức 3 (CT3). Trong thí nghiệm này ấu trùng Artermia được sử dụng để nuôi cá giai đoạn đầu. Sau 7 ngày ương thức ăn Artermia được thay dần bằng trùn quế trộn với lách bò. Thức ăn được chế biến từ lách bò, trùn quế và thức ăn công nghiệp dành cho cá mú, trộn với nhau, xay nhuyễn rồi cho cá ăn ngay. Kết quả nuôi bằng loại thức ăn này sau 30 ngày nuôi trọng lượng bình quân theo thứ tự các đợt thí nghiệm 1,2,3 tương ứng là 5,79 g/con, 5,29 g/con và 5,34 g/con và tỷ lệ sống là 63%, 64 % và 71%.

Rõ ràng ương cá tầm Xi-bê-ri bằng thức ăn hỗn hợp nhiều thành phần cho kết quả tốc độ lớn nhanh và tỷ lệ sống cao. Cần nói thêm rằng thời gian đầu cá tầm không ưa trùn quế bằng trùn chỉ, có thể vì mùi vị của trùn quế không đặc trưng và kích thước trùn quế to hơn nhiều so với trùn chỉ. Tuy nhiên về mặt dinh dưỡng học thì thức ăn ở công thức 3 có lẽ đầy đủ hơn so với công thức 1.

Trong phần tổng hợp ở cuối bảng 3 cho thấy kết quả ương bằng công thức CT1 cho tốc độ lớn là 0,13 g/con/ngày đạt tỷ lệ sống 69,67% còn ương bằng công thức CT3 cho tốc độ lớn nhanh hơn (0,17 g/con/ngày) nhưng tỷ lệ sống thấp hơn (66,0%). Khi mật độ ương ban đầu được chọn như nhau, do tỷ lệ sống ở thí nghiệm với CT3 giảm đi (tức là mật độ ương trở nên thưa hơn) sẽ tạo điều kiện cho cá lớn nhanh hơn. Xét về tổng thể biomass thu được ở cuối đợt thí nghiệm thì cá ương bằng thức ăn CT3 vẫn cao hơn cá ương bằng thức ăn CT1. Có thể giả thiết rằng thức ăn CT3 có thành phần dinh dưỡng phù hợp hơn thức ăn CT1 nhưng do kích thước và mùi vị của CT3 không phù hợp với một số cá tầm nên cá không ăn được thức ăn này làm cho số cá chết tăng lên.

Thí nghiệm ương bằng thức ăn CT2 cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống thấp nhất, mặc dù đây là loại thức ăn sản xuất chuyên để nuôi cá tầm. Lý giải cho sự khác nhau ở trên, theo chúng tôi thức ăn tươi sống có vai trò quan trọng đối với cá tầm giai đoạn ương giống.

Từ kết quả nêu trên, ta thấy có thể sử dụng 2 công thức là công thức 1 (CT1) và công thức 3 (CT3) cho việc ương giống giai đoạn này bởi lẽ ngoài việc có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao thì nguồn thức ăn sẵn có cho từng trang trại (trùn chỉ hoặc trùn quế) cũng là lý do để lựa chọn.

Giai đoạn cá hương lên cá giống:

Trong cả 3 đợt thí nghiệm cá tầm Xi-bê-ri ương từ giai đoạn cá hương có trọng lượng ban đầu dao động trong khoảng từ 3,99 – 4,23 g/con nếu nuôi bằng thức ăn trùn chỉ + thức ăn công nghiệp (CT1) sau 20 ngày nuôi cá lên được 24 g/con tức là có tốc độ tăng trọng 1g/con/ngày và tỷ lệ sống 45 – 83% (trung bình cả 3 đợt là 70,27%).

Trong khi đó thay vì chỉ có 1 thành phần trùn chỉ ta bổ sung thêm lách bò và trùn quế (CT3) sau 20 ngày nuôi trọng lượng cá bình quân thu được là 25,35 – 26,35 g/con tức là lớn nhanh hơn khi nuôi bằng CT1, đồng thời tỷ lệ sống cũng cao hơn 47,9 – 85,5%, trung bình cả 3 đợt nuôi là 71,37% tương đương như nuôi bằng công thức 1.

Khi ương cá hương lên giống chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp (CT2), kết quả tương đối thấp. Sau 20 ngày, cá có trọng lượng 20,75 – 22,15 g/con, tốc độ sinh trưởng 0,83 – 0,91 g/con/ngày. Riêng tỷ lệ sống kém hơn hẳn chỉ có 30,1 – 69,0%. Trung bình cả 3 đợt nuôi bằng thức ăn công nghiệp tỷ lệ sống chỉ đạt 57,2% (Bảng 3.24).

Đáng chú ý là kết quả ương đợt 3 dù cho ăn bằng công thức nào thì tỷ lệ sống cũng rất thấp (37,1 – 45,0%), mặc dù ở giai đoạn ương từ bột lên hương tỷ lệ này giữa các đợt không khác nhau lắm. Điều này được lý giải bằng đợt mưa lũ bất thường khiến cho nước đục kéo dài, không lọc kịp, làm cho cá ở các bể đều chết rất nhiều. Lần này, thí nghiệm cho cá ăn thức ăn CT2 có lượng cá chết gấp hơn 2 lần cá nuôi bằng CT1 và CT3. Kết quả cho thấy thức ăn công nghiệp không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng nên không những tốc độ lớn chậm, mà khả năng thích nghi với sự biến động môi trường cũng rất kém, cho dù thức ăn công nghiệp được chế biến chuyên dùng cho cá tầm cũng chưa hoàn toàn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nó.

Bảng 3.26: Ảnh hưởng của thức ăn lên kết quả ương giống cá tầm Xi-bê-ri giai đoạn cá bột lên cá hương

Đợt ương

Thức ăn nuôi cá

Trọng lượng trung bình (g) sau khi ương (ngày) Tăng trọng TB

Tỷ lệ sống ban đầu 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày

(g) (g) (g) (g) (g) (g/ngày) (%) Đợt 1 CT 1 3,99 ±1,26 7,10±155 11,84±4350 16,3±4,00 24,5±5,00 1,03 83,30 CT 2 3,99 ± 1,26 6,45 ±1,65 10,00 ± 3,00 14,63 ± 4,25 22,15 ± 5,75 0,91 69,00 CT 3 3,99 ± 1,26 7,05 ±1,40 13,55 ± 3,00 18,40 ± 3,50 26,35 ± 4,00 1,12 80,70 Đợt 2 CT 1 4,19 ± 1,30 5,40 ±1,50 12,15 ± 3,1 15,90 ± 4,00 23,97 ± 5,75 0,99 82,50 CT 2 4,19 ± 1,30 4,40 ±1,45 10,50 ± 3,65 13,13 ± 3,97 20,75 ± 7,50 0,83 72,50 CT 3 4,19 ± 1,30 5,8 ±1,60 12,5 ± 2,60 17,10 ± 3,00 25,35 ± 5,50 1,06 85,50 Đợt 3 CT 1 4,23 ± 1,29 6,50 ±1,45 13,53 ± 3,65 18,10 ± 4,00 24,00 ± 5,57 0,99 45,00 CT 2 4,23 ± 1,29 6,0 ±1,55 11,75 ± 3,75 13,93 ± 4,70 21,95 ± 5,40 0,89 30,10 CT 3 4,23 ± 1,29 6,7 ±1,20 14,77 ± 3,55 12,40 ± 3,50 25,45 ± 5,30 1,06 47,90 Trung bình 3 đợt Tổng hợp CT 1 4,14 6,33 12,51 16,77 24,16 1,00 70,27 CT 2 4,14 5,62 10,75 13,90 21,62 0,87 57,20 CT 3 4,14 6,52 13,61 15,97 25,72 1,08 71,37

Ghi chú: - CT1: Cho ăn Trùn chỉ + Thức ăn công nghiệp - CT2: Sử dụng thức ăn công nghiệp

- CT3: Công thức 3: 0% lách bò +10% trùn quế + 70% cám CN

Trong cùng điều kiện như nhau thì sự tăng trưởng của cá sử dụng các loại thức ăn khác nhau thì khác nhau. Từ thí nghiệm trên có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

+ Giai đoạn từ cá bột lên cá hương, tốc độ tăng trưởng cao nhất và cá đồng đều nhất là loại thức ăn ở công thức thứ 3 (thức ăn chế biến) bao gồm Artermia giai đoạn đầu và thức ăn chế biến gồm lách bò, trùn quế và thức ăn công nghiệp dành cho cá mú, tiếp đến là công thức 1; bao gồm thức ăn CN+Artemia+Trùn chỉ. Công thức 2 cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp dành cho cá tầm, có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống thấp nhất. Từ kết quả nêu trên, theo chúng tôi có thể sử dụng 2 công thức là công thức 1 (CT1) và công thức 3 (CT3) cho việc ương giống giai đoạn này.

+ Giai đoạn ương từ cá hương thành cá giống. Trong 3 công thức áp dụng cho thấy, công thức 2 (CT2) sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp tốc độ tăng trưởng của cá thấp nhất, sự sai khác với 2 công thức còn lại là có ý nghĩa. Công thức 3 (CT3) tốc độ tăng trưởng cao và đồng đều nhất. Điều này cho thấy thức ăn đã đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của cá. Theo chúng tôi, tùy điều kiện cụ thể có thể sử dụng công thức 1 (CT1) và công thức 3 (CT3) để áp dụng ương cá giống giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w