Kết quả nuôi vỗ thành thục cá tầm bố mẹ

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Kết quả nuôi vỗ thành thục cá tầm bố mẹ

3.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tuổi phát dục của cá tầm

Nhiệt độ nuôi là yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của cá tầm. Tùy theo điều kiện nhiệt độ tại vùng phân bố, cá tầm Nga cái có thể thành thục ở 11 tuổi và cá đực ở 8 tuổi (Chebanov & Billard 2001). Ở các vùng khác như Iran thời gian cá tầm Nga cái thành thục khoảng 9 – 19 tuổi, còn cá đực 8 – 17 tuổi (Pourkazemi, 2000). Khi nuôi ở các tỉnh phía Nam, tuổi thành thục của cá tầm Nga chỉ còn 6 tuổi đối với cá cái và 3 tuổi đối với cá đực (Chebanov & Billard, 2001). Tương tự, cá tầm Xi-bê-ri trong điều kiện tự nhiên cá đực thành thục lần đầu khi 10 – 17 tuổi và cá cái là 12 – 20 tuổi (Williot et al., 2006). Theo Chen (2007) và Ruban (2005) thì tuổi thành thục lần đầu của cá cái ở sông Lê-na là 11 tuổi còn ở hồ Bai-can là 22 tuổi. Cá đực thành thục ở độ tuổi 9 – 19. Trong khi đó cá tầm Xi-bê-ri nuôi tại miền Nam nước Nga thì cá cái thành thục ở 6 tuổi còn cá đực ở 4 tuổi (Chebanov & Billard, 2001).

Cá tầm Nga và cá tầm Xi-bê-ri khi nhập vào tỉnh Lâm Đồng được nuôi đầu tiên tại hồ Tuyền Lâm. Sau một thời gian khi khu ao nuôi của Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên xây dựng xong mới chuyển một số cá về nuôi ở đây. Vì vậy, cá thí nghiệm không phải nuôi tại một nơi cố định mà di chuyển giữa 2 cơ sở nuôi thí nghiệm của Trung tâm.

Tuy nhiên, cho dù 2 cơ sở nuôi khác nhau nhưng điều kiện nhiệt độ đều có đặc điểm chung là nhiệt độ trung bình tháng không dưới 18oC ở hồ Tuyền Lâm (Hình 3.1) và 15oC ở Trạm Klong Klanh (Hình 3.2). Chênh lệch nhiệt độ cao nhất qua các tháng

không quá 5oC. Nhiệt độ nước cao và ổn định quanh năm ở 2 cơ sở nuôi ở Lâm Đồng so với điều kiện tự nhiên của cá tầm Nga và cá tầm Xi-bê-ri tạo điều kiện cho cá sinh trưởng nhanh và phát dục sớm hơn nhiều.

Hình 3.1: Nhiệt độ nước trung bình của hồ Tuyền Lâm 4/2009 – 12/2011

Hình 3.2: Nhiệt độ nước ao nuôi cá tầm ở Klong Klank từ 4/2009 đến 12/2011

Theo dõi chế độ nhiệt của 2 cơ sở nuôi trong thời gian từ tháng 4/2009 đến tháng 12/2011 cho thấy nhiệt độ bình quân tháng ở hồ Tuyền Lâm là 22,22oC và ở Klong Klanh là 17,44oC. Tổng nhiệt một năm ở hồ Tuyền Lâm là 8110 độ x ngày và của trạm Klong Klanh là 6366 độ x ngày. Căn cứ theo tài liệu của Акимова (1981, 1985) về cá tầm cái Xi-bê-ri ở sông Lê-na và của Нефедов и др (2009) ở sông Ô-bi được nuôi trong điều kiện ở nhà máy Kanakov sử dụng nước làm mát của nhà máy nhiệt điện đạt tổng nhiệt hàng năm là 5600 – 6000 độ–ngày thì cá cái thành thục ở 7 – 8 tuổi. Tương tự như vậy nếu nuôi hoàn toàn trong điều kiện ở Klong Klanh có tổng nhiệt hàng năm là 6366 độ x ngày thì cá cũng phải 7 – 8 tuổi mới thành thục. Tuy

nhiên do 2 - 3 năm đầu cá được nuôi ở hồ Tuyền Lâm có nhiệt độ cao hơn, tổng nhiệt hàng năm đạt 8110 độ x ngày tức là gấp rưỡi ở Klong Klanh vì thế tuổi thành thục của cả cá tầm Nga và cá tầm Xi-bê-ri cũng được rút ngắn nên một số cá trên 4 tuổi đã thành thục và có thể cho đẻ được.

3.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến chất lượng trứng và tinh cá tầm

Một điều đáng chú ý là sau khi cá thành thục nếu tiếp tục giữ ở nhiệt độ cao sản phẩm sinh dục sẽ nhanh chóng thoái hóa. Thí nghiệm năm 2010 về cho cá tầm Nga bắt ở hồ Tuyền Lâm để qua đông nhân tạo đã chứng minh điều đó.

Sau khi kiểm tra sơ bộ bằng phương pháp siêu âm kết hợp với biopsy chọn được 1 cá thể cái có đủ điều kiện cho qua đông và cho đẻ nhân tạo. Cá cái thí nghiệm trước khi trú đông có chỉ số PI là 0,4 và sau khi trú đông chỉ số PI là 0,08. Về mặt lý thuyết thì cá cái này có thể tiêm kích thích tố để cho đẻ được. Sau khi tiêm kích thích tố cá có phản ứng yếu đến thời gian hiệu ứng thấy có rụng trứng cục bộ chứng tỏ thí nghiệm qua đông đã có kết quả. Nhận định sơ bộ có thể buồng trứng đã thoái hóa.

Đồng thời với thí nghiệm trên cũng tiến hành cho 3 cá đực qua đông. Kết quả chỉ có 1 cá đực cho sẹ nhưng không có tinh trùng hoạt động. Điều này cũng chứng tỏ buồng sẹ cá đực cũng bị thoái hóa. Từ kinh nghiệm trên, số cá nuôi ở hồ Tuyền Lâm đến tuổi thành thục đều được chuyển về Trung tâm cá nước lạnh Klong Klanh để nuôi vỗ tiếp, do đó thu được kết quả tốt hơn.

3.2.3. Ảnh hưởng của thức ăn và chế độ cho ăn

So với một số loài cá nuôi khác thì cá tầm Nga cũng như cá tầm Xi-bê-ri không yêu cầu thức ăn chất lượng quá cao. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng và khẩu phần hàng ngày cho cá tầm bố mẹ có nhiều điểm khác biệt cần được quan tâm.

Hình 3.4: Cá tầm Xi-bê-ri 4 tuổi với nội quan phủ đầy mỡ, gan nhũn màu xám

Quan niệm phổ biến của các nhà nuôi cá là khi nuôi vỗ cá bố mẹ phải cho ăn thật đầy đủ, đặc biệt là thức ăn tinh phải phối chế với tỷ lệ cao. Giai đoạn đầu tiên xây dựng đàn cá tầm bố mẹ đều sử dụng thức ăn nhập từ Pháp và Hà lan với hàm lượng protein (45 – 50%) và lipid khá cao (25%). Kết quả là từ cá 2 tuổi nội quan phát triển bình thường (Hình 3.3) sau khi cho ăn thức ăn nhập từ nước ngoài cá tầm đến tuổi phát dục tuyến sinh dục vẫn ở giai đoạn I hoặc hoàn toàn không nhìn thấy, gan cá bị nát, tim bị nhiễm mỡ nặng (Hình 3.4).

Bảng 3.5: Phối chế thức ăn nuôi cá tầm thương phẩm

Thành phần Loại thức ăn Ghi chú

SO1 (viên) SO2 (nén) SO3 (nén) Bột cá 47 47 47 Thay thế Ngô - 13,5 - Đậu nành 13,5 - - Cám gạo 10 10 23,5 Bột tảo 3 3 3 Bột hoặc cua 20 20 20 Bột cá Mỡ cá 5 5 5 Premix 1,5 1,5 1,5 ПО-5-1%

Bảng 3.6: Thành phần dinh dưỡng thức ăn cá tầm theo công thức Panomarov

Thành phần dinh dưỡng SOLoại thức ăn

1 SO2 SO3 Nước, % 9,64 10,18 10,18 Protein thô, % 43,38 39,38 40,27 Mỡ thô, % 11,64 11,4 11,16 Xơ thô, % 1,33 0,65 0,71 Canxi, % 4,27 4,22 4,21 Phôt pho, % 3,32 3,27 3,28

Đối với cá tầm hậu bị đã nuôi bằng thức ăn công nghiệp nhập từ Pháp và Hà Lan cần khắc phục hiện tượng tích lũy mỡ và phát dục kém các chuyên gia Nga Grigoriev & Korchunov (2009) và Mentrencov (2011) đã đề xuất 2 giải pháp như sau:

- Không cho ăn thức ăn công nghiệp khô mà cho ăn thức ăn ướt tự chế từ cá tươi rẻ tiến xay ra trộn với thức ăn viên. Tỷ lệ cá tươi là 70 – 80%. Thức ăn viên công nghiệp sử dụng loại có hàm lượng protein 40 – 50%, và hàm lượng mỡ thấp hơn 15%, tốt nhất là 10 – 12%. Khẩu phần hàng ngày cho cá với thức ăn này là dưới 2%. Cho ăn 2 lần/ngày (sáng, chiều). Cách 10 ngày lại dừng cho ăn 1 ngày. Nếu thấy cá vẫn không ăn hết thì nên cho nhịn đói 1 ngày, sau đó chỉ cho ăn 50% khẩu phần.

- Thực tế nuôi cá tầm Nga và Xi-bê-ri bố mẹ và hậu bị trong những năm qua cho thấy đàn cá nuôi trong điều kiện nhiệt độ cao ở hồ Tuyền Lâm đã tích lũy khá đầy đủ chất dinh dưỡng. Để khắc phục tác dụng xấu của nhiệt độ cao đối với phát triển tuyến sinh dục năm 2009 – 2010 đã chuyển toàn bộ số cá đến tuổi thành thục vào nuôi trong ao đất ở Trạm Klong Klanh.

Trong suốt thờì gian nuôi cá hậu bị và bố mẹ cá tầm Nga và cá tầm Xi-bê-ri sau này đã giảm khẩu phần hàng ngày từ 2% khối lượng cá xuống còn 0,5%. Cơ sở để giảm khẩu phần thức ăn của cá tầm là căn cứ theo tài liệu sau:

+ Barannikova và ctv (2008) đã làm thí nghiệm nhốt cá tầm Nga đực trong ao suốt 1 năm không cho ăn. Khi kiểm tra cá đã cho sẹ rất tốt và đi đến kết luận dinh dưỡng thời kỳ di cư sinh sản không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sinh dục.

+ Cá tầm Nga khi di cư vào trong sông cá tầm không kiếm mồi. Năng lượng dùng để hoạt động và phát triển tuyến sinh dục được đều do nguồn dự trữ nội sinh tích lũy trong thời gian ở biển cung cấp (Barannikova et al., 2008) Sau 1 năm sống ở sông tuyến sinh dục mới phát triển đầy đủ và tham gia đi đẻ.

+ Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá tầm Trung Quốc cho thấy, cá tầm khi vào sông Dương Tử, tuyến sinh dục mới ở giai đoạn III, chúng sống ở đây một năm để buồng trứng chuyển sang giai đoạn IV rồi sinh sản tự nhiên ở sông. Khi vào sông cá không kiếm ăn mà hoàn toàn dựa vào năng lượng tích lũy được từ thời gian sống trong đại dương trước đó.

Nhờ những thay đổi về mặt kỹ thuật trên đã xây dựng được đàn cá bố mẹ và hậu bị cá tầm Nga và cá tầm Xi-bê-ri có chất lượng tuyến sinh dục được cải thiện rõ

rệt. Kết quả thí nghiệm co cá tầm Xi-bê-ri và cá tầm Nga qua đông năm 2011 đã chứng minh điều này.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w