Qui trình qua đông nhân tạo

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 47 - 48)

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.3.3. Qui trình qua đông nhân tạo

Cá bố mẹ được tuyển chọn sao cho tất cả cá đực và cái chuẩn bị qua đông phải đạt độ chín mùi sinh dục nhất định, tức là buồng trứng và sẹ đều ở giai đoan IV. Sau khi thả vào bể qua đông giữ ở nhiệt độ nuôi bình thường (15-18oC) độ 3 – 5 ngày cho cá quen với điều kiện chật hẹp của bể, đồng thời cũng để cá thải hết phân.

Sau đó hạ dần nhiệt độ nước theo tốc độ giảm 1oC/ngày đến 6oC để qua đông. Giữ cá ở nhiệt độ 6oC trong thời gian 15 – 20 ngày. Thời gian qua đông giúp cho cá hoàn thiện quá trình phát triển của tuyến sinh dục. Kiểm tra độ chín mùi sinh dục của buồng trứng. Khi trứng đã phát triển đầy đủ (cuối giai đoạn IV, nhân cơ bản đã dịch chuyển về cực động vật) thì nâng nhiệt chuẩn bị cho đẻ. Không cần kiểm tra cá đực vì thường phát triển đồng bộ với cá cái.

Nâng nhiệt độ nước ở chế độ qua đông lên nhiệt độ đẻ trứng cũng được tiến hành từ từ nhưng hơi nhanh so với giai đoạn hạ nhiệt, mỗi ngày nâng 1,0–1,50C cho đến khi nhiệt độ đạt 15ºС, giữ cá ở nhiệt độ này. Tiếp tục kiểm tra độ cực hóa của

trứng cá, nếu hệ số cực hóa đạt 0,06-0,09 sẽ tiến hành kích thích sinh sản, nếu trứng chưa đạt tiếp tục giữ cho đến khi cá đạt yêu cầu về độ cực hóa.

Cá tầm Nga, do số lượng cá đưa vào thí nghiệm chỉ có 1 cá thể đực và 1 cá thể cái cho nên cá đực và cá cái được nuôi chung một bể. Đối với cá tầm Xi-bê-ri do có 4 cặp thành thục nên tiến hành nuôi đực cái riêng trong hệ thống tuần hoàn. Trong quá trình qua đông hoàn toàn không cho cá ăn.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w