Đặc điểm sinh học sinh sản của cá tầm Nga và Xi-bê-ri tại Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 77)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đặc điểm sinh học sinh sản của cá tầm Nga và Xi-bê-ri tại Lâm Đồng

3.3.1. Phân biệt giới tính

Dựa vào đặc điểm hình thái thì khó phân biệt giới tính đối với cá tầm, đặc biệt là đối với những cá thể chưa thành thục. Nghề nuôi cá tầm ở Nga đã phát triển một cách mạnh mẽ với các phương thức nuôi khác nhau (gần 3000 tấn năm 2004) thì trứng cá tầm (caviar) được sản xuất từ cá tầm cái trong điều kiện nuôi vẫn chỉ được sản xuất theo phương pháp kinh nghiệm. Một trong số những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là chưa có phương pháp xác định chính xác cá đực ở giai đoạn sớm khi chúng đạt 1 tuổi với kích thước cá thương phẩm là khoảng 1,5 kg (Chebanov & Billard, 2001).

Qua thực tế theo dõi chúng tôi thấy rằng rất khó phân biệt giới tính ở 2 loài cá tầm Nga và cá tầm Xi-bê-ri. Khi cá đã thành thục có sự khoe sắc ở cá đực, nhưng những dấu hiệu này cũng không rõ ràng, chỉ những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề mới có thể nhận diện được. Việc phân biệt giới tính của cá tầm lớn tuổi hiện nay chủ yếu dựa vào phương pháp siêu âm kết hợp với biosy.

3.3.2. Quá trình phát triển tuyến sinh dục theo tuổi của cá tầm

Nghiên cứu chỉ ra rằng cá tầm Nga và cá tầm Xi-bê-ri nuôi tại Lâm Đồng đến 2 tuổi tuyến sinh dục vẫn ở giai đoạn I mắt thường chưa phân biệt được đực/cái, nhưng có thể xác định nhờ tiêu bản mô học quan sát trên kính hiển vi. Hình 3.5 là hình ảnh cá tầm cái 2 tuổi và lát cắt buồng trứng của nó. Hình 3.6 là hình ảnh cá tầm Xi-bê-ri 2 tuổi cũng nuôi tại hố Tuyền Lâm có đặc điểm phát triển tuyến sinh dục tương tự.

Khi cá đạt 3 tuổi thì hầu hết tuyến sinh dục của cá chuyển sang giai đoạn II. Lúc này nếu giải phẫu cá có thể phân biệt được tuyến sinh dục đực cái bằng mắt thường. Đặc điểm hình thái và giải phẫu học các giai đoạn tiếp theo đều phù hợp với qui luật phát triển tuyến sinh dục nói chung của cá tầm.

Hình 3.6: Nội quan cá tầm Xi-bee-ri 2 tuổi và buồng trứng giai đoạn I 3.3.4. Tuổi thành thục của 2 loài cá tầm tại Lâm Đồng

Cá tầm Xi-bê-ri và cá tầm Nga nuôi tại Lâm Đồng đều có thể thành thục khi đạt 4 tuổi. Thời điểm bắt đầu thành thục được tính khi tuyến sinh dục của cá từ giai đoạn II chuyển sang giai đoạn III. Về mặt tổ chức mô học về buồng trứng tức là từ giai đoạn tăng trưởng nguyên sinh chất (tiểu sinh trưởng) sang giai đoạn tích lũy noãn hoàng (giai đoạn đại sinh trưởng). Còn đối với cá đực là giai đoạn bắt đầu hình thành tinh trùng, lúc này trong buồng sẹ sảy ra tất cả các quá trình sinh tinh từ sinh trưởng, thành thục và biến thái. Giai đoạn này trong tự nhiên thường kéo dài 2 – 3 năm. Trong điều kiện nuôi nhốt tuyến sinh dục rất nhạy cảm với điều kiện môi trường. Nếu quá trình này vì một lý do nào đó bị ngừng trệ, tuyến sinh dục sẽ bị thoái hóa chứ không tiếp tục phát triển nữa.

Trong số cá tầm Nga và cá tầm Xi-bê-ri nuôi tại Lâm Đồng có khoảng 10 – 15% cá 4 tuổi được cho là thành thục vì tuyến sinh dục đã ở vào giai đoạn IV. Kết quả kiểm tra tuyến sinh dục của những cá thể này được trình bày tại Bảng 3.7 và 3.8.

Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra đàn cá tầm Xi-bê-ri 4 tuổi trở lên

Đợt TT Đực/cái T. lượng Tuổi cá Kết quả kiểm tra Ghi chú

Đ ợt 1 Số 1 ♀ 13.5 4+ Trứng cá giai đoạn IV Số 2 ♀ 13.0 4+ Trứng cá giai đoạn II Số 3 ♀ 15.7 4+ Trứng cá giai đoạn II Số 4 ♀ 11.5 4+ Trứng cá giai đoạn II Số 5 ♀ 10.6 4+ Trứng cá giai đoạn II Số 6 ♂ 15.5 4+ Không xác định Số 7 ♂ 11.7 4+ Không xác định Số 8 ♀ 11.2 4+ Trứng cá giai đoạn IV Số 9 ♀ 10.3 4+ Trứng cá giai đoạn II Đ ợt 2 Số 1 ♀ 14.6 5+ Trứng cá giai đoạn II

Số 2 ♀ 13.7 5+ Trứng cá giai đoạn IV Bị chết, giải phẫu Số 3 ♀ 16.3 5+ Trứng cá giai đoạn IV Bị chết, giải phẫu Số 4 ♀ 11.9 5+ Trứng cá giai đoạn III Bị chết, giải phẫu Số 5 ♀ 11.0 5+ Trứng cá giai đoạn III Bị chết, giải phẫu

Số 6 ♂ 15.5 4+ Không xác định

Số 7 ♂ 11.7 5+ Không xác định

Số 8 ♀ 12.9 5+ Trứng cá giai đoạn II

Số 9 ♀ 11.5 5+ Trứng cá giai đoạn IV Bị chết, giải phẫu

Đ

ợt

3 Số 1 ♀ 14.6 5+ Trứng cá giai đoạn III Tái phát dục

Số 6 ♂ 15.5 4+ Không xác định

Số 7 ♂ 11.7 5+ Không xác định

Số 8 ♀ 12.9 5+ Trứng cá giai đoạn IV Tái phát dục Qua bảng 3.7 và 3.8 ta thấy, cá 4+ tuổi tỷ lệ cá cái có buồng trứng đạt đến giai đoạn IV là 28,5%, ở 5+ tuổi là 42%.

Bảng 3.8: Sinh trưởng và phát dục của cá tầm Nga nuôi tại Lâm Đồng Hình thức nuôi Hạng mục Đợt 1 06/200 9 Đợt 2 12/200 9 Đợt 3 06/201 0 Đợt 4 12/201 0 Đợt 5 06/201 1 Đợt 6 12/201 1 N uô i t ro ng a o Tổng số cá kiểm tra 30 30 30 30 30 30 Tuổi cá 2+ 2+ 3+ 3+ 4+ 4+ Trọng lượng TB 2.3 3.1 4.5 5.5 6 6.8 Tổng số cá đực 13 14 14 16 13 14 Tổng số cá cái 12 12 13 13 17 16 Chưa xác định 5 4 3 0 0 1 Cá đực giai đoạn 2 12 13 12 11 8 6 Cá đực giai đoạn 3 - - 2 5 5 3 Cá đực giai đoạn 4 - - - 5

Cá cái giai đoạn 2 13 13 15 14 14 10

Cá cái giai đoạn 3 - - - - 3 3

Cá cái giai đoạn 3- 4 - - - 3

N uô i t ro ng lồ ng Tổng số cá kiểm tra 25 25 25 25 25 25 Tuổi cá 2+ 2+ 3+ 3+ 4+ 4+ Trọng lượng TB 3 4.4 5.6 6.3 7 7.6 Tổng số cá đực 12 12 13 12 12 13 Tổng số cá cái 10 10 11 12 11 11 Chưa xác định 3 2 1 1 2 1 Cá đực giai đoạn 2 12 12 13 12 7 5 Cá đực giai đoạn 3 - - - - 5 2 Cá đực giai đoạn 4 - - - - 5

Cá cái giai đoạn 2 10 10 11 12 10 6

Cá cái giai đoạn 3 - - - 2 1 4

Cá cái giai đoạn 4 - - - 1

Cá tầm Nga nuôi tại Lâm Đồng có tuổi phát dục chậm so với cá tầm Xi-bê-ri thể hiện qua các đợt kiểm tra tỷ lệ cá thành thục đều thấp so với cá tầm Xi-bê-ri, Cũng vì vậy trong thí nghiệm sinh sản nhân tạo chọn được rất ít cá tầm Nga bố mẹ đạt tiêu chuẩn để cho qua đông nhân tạo.

Do số lượng cá bố mẹ và hậu bị còn ít, điều kiện và phương tiên nuôi còn hạn chế, để tìm ra qui luật phát triển tuyến sinh dục của cá tầm nuôi tại Lâm Đồng cần có thời gian nghiên cứu tiếp.

3.3.5. Kết luận

Cá tầm Nga và cá tầm Xi-bê-ri nuôi tại Lâm Đồng thể hiện tốc độ sinh trưởng nhanh và tuổi thành thục sớm, phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ môi trường nuôi: Hồ

Tuyền Lâm nhiệt độ trung bình 22,22oC, tổng nhiệt hàng năm 8110 độ x ngày; tại Klong Klanh 17,44oC và tổng nhiệt 6366 độ x ngày.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Nga thì cá nuôi ở Trạm Klong Klanh sẽ thành thục ở 7 - 8 tuổi còn hồ Tuyền Lâm sẽ đạt đến thành thục ở 4 tuổi. Tuy nhiên, 2 loài cá tầm Nga và Xi-bê-ri đều bắt đầu thành thục ở 4+.

Kết quả giải phẫu học và mô học về tuyến sinh dục của cá cho thấy cá tầm Nga và cá tầm Xi-bê-ri dưới 2 tuổi đều có tuyến sinh dục ở giai đoạn I. Cá 3 tuổi có tuyến sinh dục ở giai đoạn II. Cá 4 tuổi trở lên tuyến sinh dục mới chuyển sang giai đoạn III.

Quá trình phát triển tuyến sinh dục của cá tầm Nga và cá tầm Xi-bê-ri từ giai đoạn III trở đi rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nhận xét ban đầu cho thấy cá có trứng ở giai đoạn IV giữ trong nhiệt độ cao ở hồ Tuyền Lâm sẽ nhanh chóng thoái hóa, thí nghiệm sinh sản nhân tạo không thu được kết quả. Giải pháp chuyển toàn bộ số cá đã phát dục vào nuôi tại Trạm Klong Klanh, nơi có nhiệt độ thấp kém 5oC trước khi cho đẻ nhân tạo 1 năm đã cho kết quả tương đối rõ rệt.

Thức ăn nuôi cá ảnh hưởng rất lớn đến phát triển tuyến sinh dục của cá tầm. Thức ăn có hàm lượng protein cao trên 45% và lipid trên 25% làm cho cá quá béo tuyến sinh dục không phát triển được cho dù cá đã 4 – 5 tuổi, trọng lượng đạt 5 – 6 kg/con. Thức ăn thích hợp để nuôi cá tầm bố mẹ phải có hàm lượng protein dưới 40% và hàm lượng lipid không quá 12%.

Khẩu phần cho ăn hàng ngày cần căn cứ vào khả năng tiêu hóa thức ăn của cá. Trong điều kiện nuôi ở Lâm Đồng ấn định khẩu phần hàng ngày 2% khối lượng cá là quá cao. Thực tế cho thấy khẩu phần 0,5 – 1,0% là phù hợp. Thời gian 2 – 3 tháng trước vụ đẻ có thể không cho ăn. Điều này khác hẳn với tập quán nuôi vỗ các loài cá nuôi khác.

3.4. Kết quả siêu âm cá tầm 3.4.1. Cá tầm Nga

Qua 4 lần siêu âm cho thấy trong đàn cá tầm Nga hậu bị 4+ tuổi đã xác định được 21 cá đực có giai đoạn II và II-III trọng lượng trung bình 6,32 kg/con. Cá đực giai đoạn II trọng lượng trung bình là 6,15 kg/con có 13 con chiếm tỷ lệ 62% số cá đực, cá đực giai đoạn III có 8 con, trọng lượng trung bình là 6,60 kg/con chiếm 38% số cá đực. Như vậy trọng lượng cá đực ở giai đoạn II và giai đoạn III không khác nhau rõ rệt (Bảng 3.9).

Tổng số cá siêu âm (con) 40 Tỷ lệ P. Trung bình Tuổi cá 4+ Nở ngày 04/04/2007 Trọng lượng TB (kg/con) 6,805 Tổng số cá đực (con) 21 52 % so với cả đàn cá 6,32 ♂ II (con) 13 62 % tổng số cá đực 6,15 ♂ III (con) 8 38 % tổng số cá đực 6,60

Tổng số cá cái (con) 16 40 % so với cả đàn cá 7,44

♀ II (con) 11 68,7 % tổng số cá cái 6,60

♀ III - IV(con) 5 31,3 % tổng số cá cái 9,30

Chưa xác định (con) 3 8 % so với cả đàn cá 6,77

Số lượng cá cái 4+ tuổi đã xác định được 16 con trọng lượng trung bình 7,44 kg/con lớn hơn 0,8 kg so với cá tầm đực (6,62 kg/con). Trong số này có 11 cá cái ở giai đoạn II, trọng lượng trung bình 6,6 kg chiếm tỷ lệ 68,7% và 5 cá cái có buồng trứng ở giai đoạn III và III-IV chiếm tỷ lệ 31,3%, trọng lượng trung bình cao hơn hẳn cá ở giai đoạn II là 9,30 kg/con.

Trong số 3 cá thể không xác định được giới tính có cá con số 38 trọng lượng cơ thể 4,3 kg có lẽ là cá nhỏ chưa phân biệt giới tính. Hai cá còn lại đều là cá cỡ lớn mỗi con đều nặng 8,0 kg. Các cá thể này có đặc điểm chứa rất nhiều mỡ trong bụng, khi siêu âm không thể tìm thấy dấu hiệu đặc trưng buồng trứng hoặc sẹ.

3.4.2. Cá tầm Xi-bê-ri

Tổng hợp kết quả siêu âm 4 đợt cho thấy, trong đàn cá tầm Xi-bê-ri hậu bị 4+

tuổi đã xác định được 37 cá đực (44,8% tổng số cá kiểm tra) có giai đoạn II và II-III trọng lượng trung bình 6,92 kg/con. Cá đực giai đoạn II trọng lượng trung bình là 6,68 kg/con có 28 con chiếm tỷ lệ 75,7% số cá đực, cá đực giai đoạn III có 9 con, trọng lượng trung bình là 7,67 kg/con chiếm 24,3% số cá đực. Như vậy trọng lượng cá đực ở giai đoạn II và giai đoạn III không khác nhau rõ rệt (bảng 3).

Số lượng cá cái 4+ tuổi đã xác định được 46 con (54,7% tổng số cá kiểm tra) trọng lượng trung bình 7,74 kg lớn hơn một chút so với cá tầm đực. Trong số này có 32 cá cái ở giai đoạn II, trọng lượng trung bình 7,42 kg chiếm tỷ lệ 69,6% và 13 cá cái có buồng trứng ở giai đoạn III và III-IV chiếm tỷ lệ 28,3%, trọng lượng trung bình 8,52 kg/con cao hơn hẳn cá ở giai đoạn II là 7,42kg/con. Ngoài ra có 1 cái cái năng 5,0 kg có trứng ở giai đoạn III đang thoái hóa và 1 cá cỡ lớn 7 kg nhưng không xác định được đực hay cái. Có thể đây là cá cái hỏng (Bảng 3.10).

Tổng số cá siêu âm (con) 84 Tỷ lệ (100 %) P. Trung bình (kg/con) Tuổi cá 4+ (ấp nở ngày 1/4/2007) 7,38 Tổng số cá đực 37 44,8 % so với cả đàn cá 6,92 ♂ II 28 75,7 % tổng số cá đực 6,68 ♂ III 9 24,3 % tổng số cá đực 7,67 Tổng số cá cái 46 54,7 % so với cả đàn cá 7,44 ♀ II 32 69,6 % tổng số cá cái 7,42 ♀ III – IV 13 28,3 % tổng số cá cái 8,52 ♀ III – IV thoái hóa 1 2,2% tổng số cá cái 5,0

Chưa xác định 1 1,1 % so với cả đàn cá 7,0

Để kiểm tra mức độ chính xác kết luận của siêu âm 100% số cá đã phát dục tốt có thể cho đẻ được (tức là cá đực có buồng sẹ ở giai đoạn III và cá cái có buồng trứng ở giai đoạn III hoặc III – IV) đều được kiểm định lại bằng phương pháp biopsy. Riêng đối với cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn II chỉ kiểm tra ngẫu nhiên một số cá thể. Kết quả cho thấy kết luận rút ra qua hình ảnh siêu âm chính xác đến 100%.

3.4.3. Kết luận

Phương pháp siêu âm cho kết quả chính xác cao đến 90% mà không ảnh hưởng đến sức khỏe cá. Tuy nhiên, nên sử dụng đầu dò phẳng (linear) và tần số 7 – 10 Mhz.

Tỷ lệ cá tầm Nga đực trong đàn chiếm đa số (52%), trọng lượng trung bình 6,32 kg/con. Cá cái chiếm tỷ lệ ít hơn (40%) nhưng trọng lượng trung bình cao hơn (7,44 kg/con). Số cá đực có buồng sẹ ở giai đoạn III (38,0%) ít hơn cá đực ở giai đoạn II (62,0%), tuy nhiên trọng lượng trung bình của chúng không khác nhau (6,60 kg/con so với 6,15 kg/con).

Số cá tầm Nga cái có buồng trứng ở giai đoạn III và III-IV (31,3%) ít so với cá cái có buồng trứng ở giai đoạn II (68,7%), nhưng trọng lượng trung bình của cá đã chín sinh dục là 9,3 kg/con cao hơn hẳn cá chưa phát dục chỉ có 6,60 kg/con. Riêng số cá không xác định được tính đực cái có 3 cá thể chiếm 8,0%. Trong số này có 2 cá nặng 8,0 kg. Con nhỏ nhất chỉ có 4,3 kg có thể chưa phát dục.

Tỷ lệ cá tầm Xi-bê-ri 4+ có thể tham gia đi đẻ được (giai đoạn III trở lên) chiếm khoảng 28% đối với cá cái và 38% đối với cá đực. So sánh với đàn cá tầm Nga thì tỷ lệ cá đực thành thục nhiều hơn, tỷ lệ cá cái thành thục tương tự như nhau. Tỷ lệ thành thục cá tầm bố mẹ 30% là tình trạng chung của nhiều loài cá tầm nuôi ở thế giới.

Tỷ lệ cá cái trong đàn cá tầm Xi-bê-ri chiếm đa số (54,7%), với trọng lượng trung bình 7,74 kg/con. Cá đực chiếm tỷ lệ ít hơn (44,8%) trọng lượng trung bình thấp hơn (6,92 kg/con). So với cá tầm Nga nuôi tại Lâm Đồng thì tỷ lệ cá cái cá tầm Xi-bê- ri cao hơn.

Số cá đực có buồng sẹ ở giai đoạn III mới chiếm 24,3 % tổng số cá đực còn ít so với tổng số cá đực trong đàn. Số cá đực còn lại (75,7 %) đều ở giai đoạn II chưa sẵn sàng tham gia đi đẻ cho dù trọng lượng trung bình của cá đực ở giai đoạn II là 6,68

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w