Chăm sóc và quản lý

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 116 - 149)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.7.3. Đề xuất qui trình ương giống cá tầm Nga và Xi-bê-ri

3.7.3.5. Chăm sóc và quản lý

Xác định thời điểm bắt đầu cho ăn, mật độ ương:

Ở nhiệt độ 18oC thời gian cá tầm Nga bắt đầu ăn ngoài dao động trong vòng 8 – 9 ngày sau khi nở. Khi 50% số cá đã tiêu hết noãn hoàng bắt đầu phân tán đi kiếm ăn thì cho thức ăn mở miệng. Mật độ thả ban đầu 1800 – 2000 con/m2. Sau 30 ngày nuôi chuyển sang giai đoạn ương từ hương lên giống. Mật độ ương cá giống thích hợp là 400 con/m2. Sau 20 ngày sẽ đạt kích thước cá giống 20 – 25 g/con

Giai đoạn từ cá bột lên cá hương:

+ Mật độ thả: 2000 con/m2.

+ Cho cá ăn lúc mới mở miệng: Loại thức ăn phù hợp lúc này là ấu trùng

Artemia hoặc trùn chỉ (Tubifex sp.) đã được tiệt trùng cắt vụn. Khẩu phần hàng ngày không hạn chế (khoảng 20 – 50% BW). Mỗi 1 – 2 giờ cho ăn 1 lần.

Thức ăn giun phải mua và xử lý ít nhất 3 ngày trước khi cho cá ăn. Trước khi cho ăn ngâm trong nước mặn 7‰ trong 1 giờ. Nếu có thể đem giun trộn với hỗn hợp đa sinh tố 2 g/kg giun trong khoảng 30 phút mới cho ăn.

Thức ăn giun mua về với số lượng nhiều cần được nuôi tạm. Bể nuôi thường làm bằng bể xi măng có kích thước 3x1,2x0,5 m3 nhưng giữ mức nước khi nuôi chỉ từ 20 đến 30 cm. Bể như vậy có thể nuôi 50 kg trong vòng 7 ngày.

Nếu muốn phân tách giun và chất bẩn trong thời gian ngắn có thể dùng phương pháp phân tách bằng ánh sáng mạnh (giun sẽ đi xuống dưới), bằng sáng tối (giun ngoi lên trên), bằng nhiệt độ ( nhiệt độ thấp giun ngoi lên trên).

+ Luyện cho cá ăn thức ăn công nghiệp: Khi cá đã đủ lớn (8 – 10 ngày) cần luyện cho cá chuyển sang ăn thức ăn công nghiệp. Sử dụng loại thức ăn công nghiệp chuyên dùng cho cá tầm hạt nhỏ chìm dưới nước.

Quá trình huấn luyện cần ít nhất 12 – 13 ngày. Những ngày đầu cho ăn 80% thức ăn Artemia + 20% thức ăn công nghiệp, ngày thứ 5 – 8 mỗi loại 50% ngày thứ 9 – 13 cho ăn 20% Artemia + 80% thức ăn công nghiệp. Sau đó cho ăn 100% thức ăn công nghiệp.

+ Khẩu phần hàng ngày khoảng 15%BW.

+ Quản lý chăm sóc trong quá trình nuôi: xi phông thức ăn thừa 15 – 20 phút sau khi cho cá ăn. Hàng ngày vệ sinh đáy và thành bể, nhặt bỏ cá chết. Tách bớt cá yếu ra khỏi đàn tiến hành nuôi riêng.

+ Sau 30 ngày kể từ khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài cá đạt trọng lượng 4 – 5 g/con thì thu hoạch chuyển sang giai đoạn nuôi từ hương lên giống.

Giai đoạn cá hương lên cá giống:

+ Mật độ thả: 400 con/m2.

+ Cho ăn: Giai đoạn ương giống có thể dùng 100% thức ăn công nghiệp dùng cho cá tầm hoặc thức ăn ướt tự chế (xem thức ăn CT3). Nuôi tiếp 20 ngày sẽ đạt kích cỡ cá giống. Khẩu phần hàng ngày giảm từ 15 % xuống 10% biomass.

+ Thu hoạch: sau 20 ngày nuôi cá đạt trọng lượng 20 – 25 g/con thì có thể thu hoạch cá giống đem thả ra ao nuôi cá thịt hoặc xuất bán.

Những điểm cần chú ý trong quá trình ương:

+ Nên định kỳ kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá. Để tránh tình trạng cá ăn nhau, nhất là thời gian mới mở miệng. Cần tuân thủ mật độ ương vừa phải và cung cấp thức ăn đầy đủ.

+ Chú ý rằng không phải tất cả số cá đều thích nghi với tốc độ chuyển thức ăn. Sẽ có khoảng 15 – 20% số cá do không thích ứng sẽ chậm lớn và dễ dàng bị cá khác tấn công, do đó thường xuyến lọc những cá thể này ra khỏi đàn và nuôi riêng để đảm bảo tỷ lệ sống cao.

+ Vệ sinh bể ương: Mỗi lần cho ăn sau 15 – 20 phút phải xi phông hết thức ăn thừa để đảm bảo môi trường nước được trong sạch, không có bệnh tật phát sinh. Làm vệ sinh đáy và thành bể hàng ngày.

Phòng trị bệnh:

Myxobacter sp. và Flexibacter sp. là 2 loài vi khuẩn phát triển mạnh trong điều kiện nước bẩn và cá bị thương trở thành nguyên nhân chủ yếu khiến cá chết. Khi phát hiện trong bể ương có nhiều vi khuẩn phải cho cá tắm furance (4– 8 ppm) + oxytetracycline (20 ppm) trong 1 giờ mà không ảnh hưởng đến cá.

Thức ăn artemia, trùn chỉ, trùn quế đều tiềm ẩn khả năng mang nhiều mầm bệnh. Cần tuân thủ triệt để nguyên tác tẩy trùng trước khi cho cá ăn để tránh lây lan dịch bệnh.

3.7.4. Kết luận

Ương cá tầm Nga và Xi-bê-ri từ giai đoạn cá bột lê cá giống có thể chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn từ cá bột (0,4 g/con) lên cá hương (4 – 5 g/con) và từ cá hương lên giai đoạn cá giống (20 – 25 g/con). Đặc điểm của giai đoạn đầu là cá bắt đầu chuyển lên ăn thức ăn ngoài và làm quen với thức ăn công nghiệp. Giai đoạn sau có thể dùng thức ăn công nghiệp chuyên dụng. Thời gian ương 20 ngày.

Mật độ ương ở giai đoạn 1 tối ưu là 2000 con/m2 đạt tỷ lệ sống 56 – 67% và tốc độ sinh trưởng trung bình là 0,10 – 0,13 g/con/ngày. Mật độ ương ở giai đoạn 2 tối ưu là 400 con/m2 đạt tỷ lệ sống 75,2 – 89,5% tốc độ sinh trưởng trung bình là 0,84 – 1,03 g/con/ngày.

Thức ăn thích hợp cho thời điểm cá mở miệng là ấu trùng Artemia. Sau thời gian 5 – 7 ngày có thể cho ăn trùn chỉ hoặc bổ sung thức ăn công nghiệp dành cho cá tầm. Quá trình chuyển đổi thức ăn phải qua thời gian huấn luyện. Giai đoạn ương cá hương lên cá giống có thể cho ăn 100% thức ăn công nghiệp hoặc bổ sung thêm đạm động vật.

Kết quả ương nếu tuân thủ theo qui trình đề xuất thì giai đoạn ương cá từ bột lên hương cá sẽ có tốc độ lớn trung bình 0,12 – 0,15 g/con/ngày sau 30 ngày ương đạt trọng lượng 4 – 5 g/con, tỷ lệ sống 65 – 70%. Ở giai đoạn ương từ hương lên giống có tốc độ lớn trung bình 0,9 – 1,0 g/con/ngày, sau 20 ngày nuôi đạt trọng lượng 20 – 25 g/con với tỷ lệ sống 75 – 80%.

3.8. Kết quả nghiên cứu bệnh trên cá tầm Nga và Xi-bê-ri 3.8.1. Bệnh vi khuẩn

3.8.1.1. Bệnh vi khuẩn trên cá bố mẹ

Cá tầm bố mẹ nuôi tại Lâm Đồng năm 2010 - 2011 đã gặp hai dạng bệnh chính là bệnh xuất huyết và bệnh sưng miệng.

Bệnh xuất huyết, lở loét:

Hình 3.14: Cá tầm bố mẹ bị bệnh xuất huyết

Cá bị bệnh có các dấu hiệu: Xuất hiện nhiều điểm xuất huyết trên thân, các gốc vây, đầu và hậu môn. Cá bệnh nặng còn có những vết loét dọc hai bên đường bên, dưới bụng. Cá bệnh bơi lờ đờ, da tối màu, ăn ít rồi bỏ ăn sau đó chết. Giải phẫu cá cho thấy gan bị trắng, mềm nhũn, lách và thận bầm.

Bệnh sưng miệng:

Cá bị bệnh thường có dấu hiệu miệng bị sưng đỏ, xuất huyết xung quanh miệng làm cá không ăn được mà chết.

Kết quả phân lập vi khuẩn:

Chúng tôi đã tiến hành thu 23 mẫu cá tầm bố mẹ nuôi trong ao và trong lồng bị bệnh và phân tích. Trong đó có 7 con cá nuôi ao bị xuất huyết; 4 con cá nuôi ao bị sưng miệng; 8 con cá nuôi lồng bị xuất huyết, 4 con cá nuôi lồng bị sưng miệng. Kết quả nuôi cấy và phân lập như sau:

Mẫu vi khuẩn được phân lập từ gan, thận, lách, vết loét và miệng của cá bệnh, nuôi cấy trên môi trường TSA, ủ ở tủ ấm 28-30oC, sau 24 giờ quan sát khuẩn lạc, ghi chép hình thái, màu sắc khuẩn lạc, nuôi cấy thuần sau đó định danh vi khuẩn.

Trên môi trường TSA thu được ba dạng khuẩn lạc chính: một dạng khuẩn lạc hình tròn, mép trơn nhẵn, bề mặt bóng, lồi, màu vàng đục, đường kính từ 1-2 mm. Nhuộm gram bắt màu hồng của gram âm, di động, kích thước 0,5-1x1,3-2,5 µm. Một dạng khuẩn lạc màu trắng đục, mép trơn nhẵn, bề mặt lồi, đường kính 1-2 mm. nhuộm gram bắt màu hồng của vi khuẩn gram âm, không di động, kích thước từ 0,7-1 x 1-2 µm. Và dạng khuẩn lạc nhỏ liti (< 1mm) màu trắng bóng, mép trơn, hơi lồi, soi tươi thấy vi khuẩn có dạng hình cầu kết lại với nhau thành một chuỗi dài, nhuộm gram bắt màu xanh tím của vi khuẩn gram dương.

Dựa vào các đặc điểm về hình dạng khuẩn lạc, nhuộm gram, phản ứng sinh hoá, chúng tôi đã phân lập được 10 loài vi khuẩn sau: Aeromonas hydrophyla, Pseudomonas cepacia, Streptococcus sp, Enterobacter sakazakii, Serratia odorifera, Hafnia alvei, Vibrio cholerae, Klebsilla sp, Yersinia ruckeri và Pseudomonas fluourescens.

Trong đó bệnh xuất huyết, lở loét phân lập được 6 loài (Aeromonas hydrophyla, Pseudomonas cepacia, Streptococcus sp, Enterobacter sakazakii, Klebsilla sp, Vibrio cholerae và bệnh sưng miệng phân lập được 6 loài (Yersinia ruckeri, Aeromonas hydrophyla, Pseudomonas fluourescens, P. cepacia, Serratia odorifera, Hafnia alvei). Trong 10 loài phân lập được thì có 2 loài đều bắt gặp ở cả bệnh xuất huyết, lở loét và bệnh sưng miệng là: Aeromonas hydrophyla, Pseudomonas cepacia. Bốn loài chỉ phân lập được ở bệnh xuất huyết mà không phân lập được ở bệnh sưng miệng là

Streptococcus sp, Enterobacter sakazakii, Klebsilla sp, Vibrio cholerae, 4 loài chỉ phát hiện ở cá bị sưng miệng mà không thấy ở cá bị xuất huyết, lở loét là Yersinia ruckeri,

Trong 10 loài vi khuẩn phân lập được trên cá tầm bố mẹ nuôi tại Lâm Đồng thì có 4 loài Aeromonas hydrophila, Pseudomonas spp., Yersinia ruckeri, Streptococcus

spp đã được thông báo bắt gặp trên cá tầm tại Mỹ bị dịch bệnh (Karatas et al., 2010).

Bảng 3.28: Tác nhân gây bệnh phân lập được trên cá tầm bị bệnh xuất huyết và bệnh sưng miệng Tên bệnh Tác nhân Cá nuôi ao Cá nuôi lồng Tần số bắt gặp Tỷ lệ (%) Tần số bắt gặp Tỷ lệ (%) Bệnh xuất huyết Aeromonas hydrophyla 4/7 57,14 5/8 62,5 Streptococcus sp 3/7 42,86 3/8 37,5 Burkholderia cepacia 3/7 42,86 2/8 25 Klebsilla sp 2/7 28,57 - - Enterobacter sakazakii 2/7 28,57 2/8 25 Vibrio cholerae 1/7 14,29 1/8 12,5 Bệnh sưng miệng Yersinia ruckeri 3/4 75 2/4 50 Pseudomonas fluourescens 2/4 50 - -

Hafnia alvei biogroup1 1/4 25 1/4 25

Serratia odorifera 2/4 50 1/4 25

Aeromonas hydrophyla 2/4 50 2/4 50

Burkholderia cepacia - - 1/4 25

Qua bảng trên, nhận thấy rằng loài vi khuẩn Aeromonas hydrophyla có tần số bắt gặp cao trên các mẫu cá tầm bố mẹ bị bệnh xuất huyết trên trên cả cá nuôi ao và cá nuôi lồng (cá nuôi ao là 4/7 chiếm tỷ lệ 57,14%; cá nuôi lồng 5/8 chiếm tỷ lệ 62,5%); Hai loài vi khuẩn Streptococcus sp và B. cepacia có tần suất bắt gặp tương đối cao trên cá tầm bố mẹ nuôi ao bị xuất huyết (42,88%). Tuy nhiên trên các mẫu cá tầm bị bệnh xuất huyết nuôi lồng tỷ lệ bắt gặp hai loài vi khuẩn này không cao (Streptococcus

sp là 37,5% và B. cepacia là 25%). Hai loài vi khuẩn Enterobacter sakazakiiVibrio cholerae đều có tần số bắt thấp trên các mẫu cá tầm bị bệnh xuất huyết ở cả hai hình thức nuôi ao và nuôi lồng.

Hình 3.16: Kết quả nhuộm gram (a), đặc điểm khuẩn lạc (b) của Streptococcus

Hình 3.17: Đặc điểm khuẩn lạc (c) và nhuộm gram của A. hydrophila (d)

Loài vi khuẩn Yersinia ruckeri có tỷ lệ bắt gặp cao trên các mẫu cá tầm nuôi ao và nuôi lồng bị sưng miệng; hai loài Pseudomonas fluourescensSerratia odorifera

chiếm tỷ lệ 50% trên các mẫu cá tầm nuôi ao bị sưng miệng tuy nhiên trên mẫu cá nuôi lồng thì tỷ lệ đó bằng “0”đối với vi khuẩn P. fluourescens và 25% đối với vi khuẩn S. odorifera; Vi khuẩn Aeromonas hydrophyla đều chiếm tỷ lệ cao trên các mẫu cá bị sưng miệng ở cả hai hình thức nuôi ao và nuôi lồng; Hai loài Burkholderia cepacia

Hafnia alvei biogroup1 đều có tỷ lệ thấp trên cá tầm bị sưng miệng.

Hình 3.18: Kết quả định danh A. hydrophila với test kits API 20E

Vi khuẩn A. hydrophyla thường thấy trong môi trường nước ngọt và gây nhiều bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, xuất huyết ở cá basa, trắm cỏ, rô phi, bống tượng… Cá bệnh thường xuất hiện các điểm xuất huyết trên thân, các gốc vây, miệng, cá bỏ ăn, da tối màu, tỷ lệ chết từ 30-70% đôi khi lên đến 100%. Bệnh xảy ra ở hầu hết các giai đoạn của cá và có thể xuất hiện quanh năm (Đỗ Thị Hoà et al., 2004).

Li et al. (2008) và Costinar et al. (2010) cũng đã phân lập được Aeromonas hydrophila từ cá tầm siberian nuôi ở Trung Quốc. Thí nghiêm LC50 là 5.62x105

cfu/mL, cho thấy chúng có độc lực hơi mạnh đối với cá tầm siberi.

Giống Pseudomonas là một giống thuộc họ Pseudomonadaceae, hình que, không sinh bào tử. Có thể gây bệnh xuất huyết chủ yếu ở cá nước ngọt như cá trắm cỏ, cá chép, cá trê, cá tra... Bệnh gây xuất huyết cục bộ ở các vây, da cá hoặc toàn bộ vây lưng đều xuất huyết, các tia vây rách nát. Bệnh này do các loài vi khuẩn P. fluorescens,

P. puntida gây ra (Đỗ Thị Hoà, 2004). Ở động vật thuỷ sản vẫn còn ít thông tin về dịch bệnh do chủng P. cepacia gây ra. P. cepacia hay còn gọi là Bukholderia cepacia. Là tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện và nhiễm trùng cơ hội. có thể gây nhiễm trùng tại chỗ hay hệ thống ở người với các nhiễm trùng như: viêm phổi, viêm màng phổi, nhiễm trùng viêm khớp, viêm kết mạc, viêm phúc mạc…

Streptococcus sp là nhóm vi khuẩn gây nhiều bệnh không chỉ cho động vật thuỷ sản (bệnh xuất huyết trên cá rô phi, ba sa, chẽm,…) mà cả cho con người (viêm họng, viêm màng não, viêm phổi). Vi khuẩn này cũng đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới phân lập được trên cá tầm (Reed và ctv, 1993;Jun et al., 2009) và nó có thể gây chết tới 90% đàn cá nuôi trong vài tuần nhiễm bệnh.

Hai loài phụ của chủng Streptococus dysgalactieaStreptococcus dysgalactiae subsp.dysgalactiae được tìm thấy trên gan của cá tầm nuôi trong hồ nước chảy ở Bắc Kinh, Trung Quốc và Streptococcus dysgalactiae subsp.equisimilis được tìm thấy trong tim của cá nuôi lồng trên hồ chứa ở Hebei-Trung Quốc.

Yersinia ruckeri là vi khuẩn đã gây bệnh đỏ miệng trên một số loài cá như cá hồi, cá tuyết sông Lota lota (Canada) (Willumsen , 1989) và cá Tầm Acipencer baeri

Brandt (Pháp) (Vuillaume et al., 1987).

Vi khuẩn Hafnia alvei ít được cho là tác nhân gây bệnh mà thường chỉ là tác nhân gây nhiễm trùng cơ hội, có thể gây bệnh tiêu chảy ở người. Chúng tồn tại tự do trong môi trường, có thể làm cho cá trở nên yếu hơn khi cá đã bị nhiễm bệnh nào đó. Hiện nay vẫn còn rất ít thông tin về bệnh ở động vật thuỷ sản do vi khuẩn này gây ra.

Vi khuẩn Enterobacter sakazakii này ít khi gây bệnh. Chúng có thể là tác nhân gây viêm màng não ở người, nhiễm trùng huyết ở trẻ em, hầu hết đều đề kháng với Cephalothin.

Trên cá tầm giống nuôi tại Lâm Đồng đã xuất hiện hai dạng bệnh chính với các dấu hiệu: Cá bị mất nhớt, lở loét loang trên thân và dạng cá bị đen mình, bơi xoắy trong nước

Hình 3.19: Cá tầm giống bị lở loét trên thân (a) và bị bệnh đen thân, bơi xoắy (b)

Kết quả phân lập vi khuẩn trên 20 mẫu cá tầm giống bị bệnh lở trên thân xác định được 5 loài vi khuẩn với tần số bắt gặp được trình bày ở Bảng 3.29:

Bảng 3.29: Thành phần vi khuẩn bắt gặp trên cá tầm giống

Bệnh Loài vi khuẩn Cá tầm giống

Tần số bắt gặp Tỷ lệ (%) Bệnh lở trên thân (n = 10) Flavobacterium sp 7/10 70 Areomonass hydrophyla 3/10 30 Burkhoderia cepacia 3/10 30 Bệnh “cá xoay” (n = 10) Streptococcus sp 8/10 80 Areomonas hydrophyla 3/10 30

Theo kết quả nuôi cấy, phân lập vi khuẩn trên hai nhóm bệnh ở cá tầm giống (Bảng 3.29) thì thấy rằng nhóm cá bị lở trên thân có tầm số bắt gặp vi khuẩn

Flavobacterium sp rất cao (7/10 chiếm tỷ lệ 70%); hai loài vi khuẩn và Burkhoderia cepacia có tỷ lệ bắt gặp thấp hơn (30%). Còn đối với nhóm cá bị bệnh “cá xoay” tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Streptococcus sp rất cao (80%); Vi khuẩn Areomonas hydrophyla có tần số bắt gặp không cao (3/10 chiếm tỷ lệ 30%).

Hình 3.20: Hình dạng khuẩn lạc (a) và gram (b) của vi khuẩn Flavobacterium sp.

Karatas et al. (2010) và LaPatra et al. (1995) lần đầu tiên phân lập

Flavobacterium johnsoniae từ cá tầm Nga nuôi tại Thổ Nhĩ Kỳ, cá bệnh lờ đờ, lở loét vùng bụng, miệng, mòn da, xuất huyết đặc biệt là vùng ngực xuống gần hậu môn, da

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 116 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w