CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4.2. Cá tầm Xi-bê-ri
Tổng hợp kết quả siêu âm 4 đợt cho thấy, trong đàn cá tầm Xi-bê-ri hậu bị 4+
tuổi đã xác định được 37 cá đực (44,8% tổng số cá kiểm tra) có giai đoạn II và II-III trọng lượng trung bình 6,92 kg/con. Cá đực giai đoạn II trọng lượng trung bình là 6,68 kg/con có 28 con chiếm tỷ lệ 75,7% số cá đực, cá đực giai đoạn III có 9 con, trọng lượng trung bình là 7,67 kg/con chiếm 24,3% số cá đực. Như vậy trọng lượng cá đực ở giai đoạn II và giai đoạn III không khác nhau rõ rệt (bảng 3).
Số lượng cá cái 4+ tuổi đã xác định được 46 con (54,7% tổng số cá kiểm tra) trọng lượng trung bình 7,74 kg lớn hơn một chút so với cá tầm đực. Trong số này có 32 cá cái ở giai đoạn II, trọng lượng trung bình 7,42 kg chiếm tỷ lệ 69,6% và 13 cá cái có buồng trứng ở giai đoạn III và III-IV chiếm tỷ lệ 28,3%, trọng lượng trung bình 8,52 kg/con cao hơn hẳn cá ở giai đoạn II là 7,42kg/con. Ngoài ra có 1 cái cái năng 5,0 kg có trứng ở giai đoạn III đang thoái hóa và 1 cá cỡ lớn 7 kg nhưng không xác định được đực hay cái. Có thể đây là cá cái hỏng (Bảng 3.10).
Tổng số cá siêu âm (con) 84 Tỷ lệ (100 %) P. Trung bình (kg/con) Tuổi cá 4+ (ấp nở ngày 1/4/2007) 7,38 Tổng số cá đực 37 44,8 % so với cả đàn cá 6,92 ♂ II 28 75,7 % tổng số cá đực 6,68 ♂ III 9 24,3 % tổng số cá đực 7,67 Tổng số cá cái 46 54,7 % so với cả đàn cá 7,44 ♀ II 32 69,6 % tổng số cá cái 7,42 ♀ III – IV 13 28,3 % tổng số cá cái 8,52 ♀ III – IV thoái hóa 1 2,2% tổng số cá cái 5,0
Chưa xác định 1 1,1 % so với cả đàn cá 7,0
Để kiểm tra mức độ chính xác kết luận của siêu âm 100% số cá đã phát dục tốt có thể cho đẻ được (tức là cá đực có buồng sẹ ở giai đoạn III và cá cái có buồng trứng ở giai đoạn III hoặc III – IV) đều được kiểm định lại bằng phương pháp biopsy. Riêng đối với cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn II chỉ kiểm tra ngẫu nhiên một số cá thể. Kết quả cho thấy kết luận rút ra qua hình ảnh siêu âm chính xác đến 100%.
3.4.3. Kết luận
Phương pháp siêu âm cho kết quả chính xác cao đến 90% mà không ảnh hưởng đến sức khỏe cá. Tuy nhiên, nên sử dụng đầu dò phẳng (linear) và tần số 7 – 10 Mhz.
Tỷ lệ cá tầm Nga đực trong đàn chiếm đa số (52%), trọng lượng trung bình 6,32 kg/con. Cá cái chiếm tỷ lệ ít hơn (40%) nhưng trọng lượng trung bình cao hơn (7,44 kg/con). Số cá đực có buồng sẹ ở giai đoạn III (38,0%) ít hơn cá đực ở giai đoạn II (62,0%), tuy nhiên trọng lượng trung bình của chúng không khác nhau (6,60 kg/con so với 6,15 kg/con).
Số cá tầm Nga cái có buồng trứng ở giai đoạn III và III-IV (31,3%) ít so với cá cái có buồng trứng ở giai đoạn II (68,7%), nhưng trọng lượng trung bình của cá đã chín sinh dục là 9,3 kg/con cao hơn hẳn cá chưa phát dục chỉ có 6,60 kg/con. Riêng số cá không xác định được tính đực cái có 3 cá thể chiếm 8,0%. Trong số này có 2 cá nặng 8,0 kg. Con nhỏ nhất chỉ có 4,3 kg có thể chưa phát dục.
Tỷ lệ cá tầm Xi-bê-ri 4+ có thể tham gia đi đẻ được (giai đoạn III trở lên) chiếm khoảng 28% đối với cá cái và 38% đối với cá đực. So sánh với đàn cá tầm Nga thì tỷ lệ cá đực thành thục nhiều hơn, tỷ lệ cá cái thành thục tương tự như nhau. Tỷ lệ thành thục cá tầm bố mẹ 30% là tình trạng chung của nhiều loài cá tầm nuôi ở thế giới.
Tỷ lệ cá cái trong đàn cá tầm Xi-bê-ri chiếm đa số (54,7%), với trọng lượng trung bình 7,74 kg/con. Cá đực chiếm tỷ lệ ít hơn (44,8%) trọng lượng trung bình thấp hơn (6,92 kg/con). So với cá tầm Nga nuôi tại Lâm Đồng thì tỷ lệ cá cái cá tầm Xi-bê- ri cao hơn.
Số cá đực có buồng sẹ ở giai đoạn III mới chiếm 24,3 % tổng số cá đực còn ít so với tổng số cá đực trong đàn. Số cá đực còn lại (75,7 %) đều ở giai đoạn II chưa sẵn sàng tham gia đi đẻ cho dù trọng lượng trung bình của cá đực ở giai đoạn II là 6,68 kg/con không khác nhiều so với trọng lượng cá có buồng sẹ ở giai đoạn III là 7,67 kg/con. Số cá cái có buồng trứng ở giai đoạn III và III-IV là 13 cá thể chiểm 28,3% tổng số cá cái trong đàn. Trong khi đó có tới 32 cá cái chiếm 69,6% tổng số cá cái trong đàn có buồng trứng ở giai đoạn II chưa thể tham gia đi đẻ được. Điều đáng chú ý là cá cái có buồng trứng ở giai đoạn III hoặc III – IV đều lớn so với cá cái ở giai đoạn II. Trọng lượng trung bình của cá đã chín sinh dục là 8,52 kg/con cao hơn cá chưa phát dục chỉ có 7,42 kg/con.
3.5. Kết quả nuôi vỗ qua đông cá tầm Nga và cá tầm Xi-bê-ri 3.5.1. Diễn biến các yếu tố môi trường
Nhiệt độ: Nhiệt độ nước ban đầu là 16oC bằng nhiệt độ môi trường nước bên ngoài. Sau 7 - 8 ngày giữ ở nhiệt độ bình thường để cá quen với môi trường bể nuôi giữ và thải bớt chất thải rắn nếu có, ngày 9/11 bắt đầu hạ nhiệt độ cho cá qua đông.
Hình 3.7: Diễn biến nhiệt độ nước trong bể nuôi
Theo qui trình do chuyên gia Nga hướng dẫn mỗi ngày hạ nhiệt độ nước 1oC trong 9 – 10 ngày liên tiếp thì nhiệt độ nước đạt 6oC. Sau đó, giữ nhiệt độ qua đông là 6oC trong 14 ngày. Sau thời gian này, tiến hành nâng dần nhiệt độ nước trong 6 ngày cho đến khi nước ở nhiệt độ cho đẻ là 15oC. Ngày hôm sau tiến hành kiểm tra chỉ tiêu PI và kết thúc thí nghiệm 6 ngày sau đó.
Về chế độ thay nước: Chế độ thay nước với 2 loài cá là như nhau, trong đó, trong 8 ngày đầu, nước trong hệ thống nuôi được cho chảy liên tục. Sau đó, nước được thay 100% và giảm dần còn 50% trong 18 ngày tiếp theo, tiếp theo là 25% trong 9 ngày liên tiếp, lặp lại chế độ 50% trong 4 ngày tiếp theo trước khi giữ ở chế độ 100% cho đến khi kết thúc thí nghiệm.
Về hàm lượng ôxy hòa tan trong suốt thời gian qua đông hàm lượng này dao động ở mức 6,8 – 8,0 mg/L. Ta thấy hàm lượng ôxy hòa tan luôn duy trì ở mức khá cao, và là mức tối ưu cho cá tầm qua đông. Hàm lượng 6,8 mg/L là hàm lượng ôxy từ nguồn nước tự nhiên. Khi bắt đầu hạ nhiệt độ và sục khí hàm lượng này tăng lên 7,2 mg/L trong thời gian đầu. Ở nhiệt độ 6oC hàm lượng ôxy tăng lên đến 8 mg/L. Khi nhiệt độ nước tăng lên 15oC hàm lượng ôxy lại quay về mức 7,2 mg/L.
Hình 3.8: Diễn biến oxy hòa tan trong bể nuôi
Về độ pH ta thấy trong suốt thời gian qua đông đều duy trì ở mức pH = 6,8 tức là từ trung tính đến axit yếu. Đây là độ pH thích hợp đối với cá tầm.
Hình 3.9: Diễn biến pH trong bể nuôi
Về hàm lượng NH3 ta thấy hàm lượng này dao động trong khoảng 0,25 mg/L và 0,50 mg/L. Hàm lượng 0,5 mg/L được xác định ở một số thời điểm tăng đột biến khi chậm thay nước. Nhìn chung hàm lượng NH3 ở mức 0,25 mg/L vẫn còn khá cao so với khuyến cáo đối với loài cá này là 0,1 mg/L hoặc thấp hơn. Đây là điều bất lợi đối với kết quả qua đông nhân tạo.
Hình 3.10: Diễn biến hàm lượng NH3 trong bể nuôi
Nhận xét về quá trình biến động chỉ số NH3 trong thời gian qua đông ta thấy việc thay nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc duy trì chỉ số này ở mức thấp. Thời gian bắt đầu thả cá vào bể, khi nhiệt độ nước còn cao (16oC) trao đổi chất của cá còn mạnh thì với khối lượng 32,8 kg toàn bộ cá cái trong bể 3 m3 là khá chật hẹp. Hệ thống lại không có thiết bị thải NH3 mà chỉ dựa vào việc thay nước nên hàng ngày phải thay 100% nước mới hạ được chỉ số này xuống mức bình thường. Sau đó, khi nhiệt độ đã hạ xuống mức 12oC nhưng chỉ thay 50% nước mỗi ngày nên hàm lượng NH3 vẫn duy trì ở mức cao 0,5 mg/L.
Trong quá trình hạ nhiệt độ, lượng NH3 do cá thải ra đã giảm dần nên có thể chỉ vài ngày thay 50% nước một lần. Ở nhiệt độ 6oC lượng NH3 thải ra ít hơn nên sau 4 – 5 ngày chỉ thay 25% nước vẫn duy trì được ở mức 0,25 mg/L.
Khi kết thúc thời gian qua đông ở nhiệt độ 6oC, đồng thời tăng nhiệt trở lại, thì NH3 lại tăng lên, vì thế tần số và lượng nước thay hàng ngày đều phải tăng lên theo quá trình tăng nhiệt độ. Khi đạt đến nhiệt độ cho đẻ (15oC) thì lại phải thay nước hàng ngày với lượng 100% như thời gian bắt đầu qua đông thì mới duy trì được hàm lượng NH3 ở mức thấp.
Việc loại trừ NH3 ra khỏi hệ thống trong điều kiện nhiệt độ thấp là việc khó khăn, ngoại trừ phương pháp thay nước mới. Nhưng việc thay nước 15–20% hàng ngày như phần phương pháp đặt ra không thực hiện được do nguồn cung điện yếu, không đủ nước lạnh để thay thế, mà phải tích lũy 3 – 4 ngày mới thay 50% nước một lần, làm cho nhiều ngày hàm lượng NH3 vượt lên 0,5 mg/L.
Trong thời gian qua đông không cho cá ăn cho nên không có chất thải rắn, nhưng lượng NH3 vẫn không ngừng tiết ra có thể qua mang và nước tiểu làm cho hàm lượng này trong nước tăng lên. Ngay cả khi cá đang ở nhiệt độ qua đông (6oC) nếu chậm thay nước thì lượng NH3 trong nước vẫn tăng. Điều này chứng tỏ quá trình hoàn thiện phát triển tuyến sinh dục trong thời gian qua đông diễn ra khá mạnh, làm tăng tốc độ trao đổi chất và thải ra nhiều NH3.
3.5.2. Kết quả kiểm tra độ thành thục của cá tầm Nga
Kiểm tra hình thái ngoài của cá tầm Nga cái sau khi qua đông thấy cá gầy đi rõ rệt, da bụng mỏng, bụng mềm và có hằn vệt buồng trứng. Riêng cá đực tuy không thấy có biểu hiện biến đổi rõ rệt nhưng vuốt nhẹ bụng cá thấy có dịch vàng chảy ra, dùng bơm tiêm hút được tinh dịch, tinh trùng sống được 2,5 phút.
Về chỉ số PI, cá cái thí nghiệm trước khi trú đông có chỉ số PI là 0,38 (chưa phát dục đầy đủ), sau khi trú đông chỉ số PI là 0,084 (đã phát triển đầy đủ) (Bảng 3.11). Về mặt lý thuyết như đã trình bày ở trên, cá cái này có thể tiêm kích thích tố để cho đẻ được. Sau khi tiêm kích thích tố cá có phản ứng yếu đến thời gian hiệu ứng thấy có rụng trứng cục bộ chứng tỏ thí nghiệm qua đông đã có kết quả.
Bảng 3.11: Độ cực hóa (PI) của trứng cá tầm Nga trước và sau khi qua đông Trứng cá
Chỉ số PI của các mẫu trứng theo thứ tự Chỉ số PI trung bình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trước qua đông 0.32 0.47 0.38 0.36 0.37 0.32 0.41 0.45 0.33 0.39 0.38 Sau qua đông 0.08 0.06 0.14 0.07 0.08 0.07 0.09 0.10 0.07 0.09 0.084
Ghi chú: Trứng trước và sau khi qua đông, lấy ngẫu nhiên trong buồng trứng
Kết quả thí nghiệm qua đông cho thấy:
Sau thời gian qua đông nhân trứng cá đã có sự lệch tâm đáng kể. Phần lớn trứng cá tầm (70%) đã đạt đến độ cực hóa để có thể chuyển sang quá trình kích thích sinh sản. Theo kinh nghiệm của chuyên gia Nga và theo Chapman và ctv (2007) thì chỉ số số PI từ 0,06 – 0,09 là có thể cho đẻ được, chỉ số PI của cá thí nghiệm là 0,084 nằm trong khoảng tiêu chuẩn trên. Như vậy, về cơ bản thí nghiệm cho cá tầm Nga qua đông nhân tạo đã đạt được kết quả.
Hình 3.11: Độ cực hóa của trứng cá tầm Nga sau khi qua đông nhân tạo
Grigorev và Korchunov (2011) cho rằng nếu hệ số cực hóa nhỏ so với trị số trên chứng tỏ trứng đã bắt đầu thoái hóa. Nếu lớn hơn thì là buồng trứng chưa hoàn tất phát triển ở giai đoạn IV. So sánh về mức độ đồng đều về độ phát dục của buồng trứng ta thấy rằng vẫn còn những trứng chưa đạt đến có độ cực hóa tốt, trứng số 3 và số 8 (chiếm 20%) số trứng kiểm tra chưa đạt, trong khi có 1 trứng (10%) trứng màng nhân khá mờ nhạt, có thể trứng đã thoái hóa không thích hợp chọn để cho đẻ nhân tạo.
Số trứng chưa phát triển đầy đủ hoặc có dấu hiệu thoái hóa chứng tỏ có sự không đồng bộ trong quá trình thành thục của buồng trứng. Nguyên nhân có thể là cá được nuôi vỗ chưa tốt hoặc quá trình qua đông có vấn đề về kỹ thuật.
Đáng lưu ý là hàm lượng NH3 cao và lặp lại nhiều lần trong thời gian qua đông có thể không những đã ức chế quá trình chuyển hóa của trứng sang cuối giai đoạn IV mà còn làm cho trứng nhanh chóng thoái hóa. Ngay cả khi hàm lượng NH3 duy trì ở mức 0,25 mg/L cũng đã là ngưỡng cao đối với cá tầm (tối ưu là <0,1 mg/L).
3.5.3. Kết quả kiểm tra độ thành thục của cá tầm Xi-bê-ri
Cá tầm Xi-bê-ri đưa vào qua đông có trọng lượng từ 5,8 – 8,5 kg đối với cá đực và 6,0 – 10,5 kg đối với cá cái (Bảng 3.12). Trước khi qua đông toàn bộ cá cái đã được xác định chỉ số cực hóa (PI). Chỉ số này lần lượt là: 0,32; 0,44; 0,44 và 0,36, cá đều chưa sẵn sàng đi đẻ.
Cá đực Cá cái Số thứ tự Trọng lượng (kg) Số thứ tự Trọng lượng (kg) 1 7,5 1 10,5 2 8,5 2 7,8 3 5,5 3 8,5 4 5,8 4 6,0
Kết quả quá trình qua đông nhân tạo bằng cách kiểm tra độ cực hóa của trứng cá tầm cái cho thấy, trước khi đưa vào qua đông nhân tạo cả 4 cá cái đều được kiểm tra xác định chỉ số PI. Kết quả cho thấy các cá cái từ số 1 đến số 4 có chỉ số PI tương ứng là 0,32; 0, 44; 0,44 và 0,36 tức là trứng mới ở đầu giai đoạn IV và mầm phôi vẫn nằm ở gần giữa tế bào trứng (Bảng 3.13, Hình 3.12).
Sau khi qua đông chỉ số PI của cá 4 cá thể đều có chuyển biến rõ rệt. Chỉ số PI trung bình của 4 cá thể theo thứ tự là 0,079; 0,086; 0,083 và 0,081 tức là đều cao hơn 0,07. Theo lý thuyết của chuyên gia Nga thì buồng trứng mới chỉ gần đến ngưỡng có thể cho đẻ tuy chưa thật sự tốt. Theo Chapman và ctv (2007) thì chỉ số PI thích hợp để có thể tiêm kích thích tố là từ 0,06 – 0,08 thì 4 cá trên đều có thể tiến hành tiêm kích thích tố để cho đẻ. Tuy nhiên, chỉ số này lại cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Kazanski và ctv (1987) tức là PI = 0,033 – 0,025. Có thể chính vì vậy mà sau khi tiêm thử số cá cái còn lại (cá ♀1 bị chết sau khi qua đông không rõ nguyên nhân) chỉ có cá ♀2 và ♀4 phản ứng rụng trứng còn cá ♀3 không rụng trứng.
Bảng 3.13: Độ cực hóa (PI) của trứng cá tầm Xi-bê-ri trước và sau khi qua đông
STT Thời điểm xác
định
Chỉ số PI của 10 mẫu trứng PI Trung
bình
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
♀1
Trước qua đông 0.32 0.27 0.4 0.36 0.31 0.25 0.38 0.34 0.28 0.29 0.32
Sau qua đông 0.11 0.07 0.06 0.05 0.09 0.06 0.11 0.09 0.08 0.07 0.079
♀2
Trước qua đông 0.36 0.35 0.55 0.46 0.30 0.55 0.42 0.44 0.38 0.59 0.44
Sau qua đông 0.07 0.08 0.11 0.06 0.09 0.09 0.06 0.12 0.08 0.10 0.086
♀3
Trước qua đông 0.34 0.37 0.53 0.48 0.30 0.57 0.40 0.44 0.39 0.58 0.44
Sau qua đông 0.08 0.08 0.06 0.07 0.09 0.06 0.07 0.09 0.11 0.12 0.083