Khẩu phần và số lần cho ăn

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 35 - 36)

1.2. Nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá tầm Nga và Xi-bê-ri

1.2.4.6. Khẩu phần và số lần cho ăn

Không chỉ chất lượng thức ăn ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá tầm mà tần số cho ăn và lượng thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng. Charlon & Bergot (1991) tìm ra mối tương quan thuận khá chặt chẽ giữa số lần cho ăn và tỷ lệ sống ấu trùng cá tầm, đồng thời đề xuất khẩu phần hàng ngày của ấu trùng cá tầm Xi- bê-ri là 20% khối lượng thân.

Thông thường các trại giống cá tầm cho cá ăn từ khi bắt đầu ăn mở miệng đến khi ăn được nhiều loại thức ăn (15 ngày sau khi nở ở nhiệt độ 18oC); sau đó giảm xuống 10% và duy trì cho đến giai đoạn cá hương (30 ngày sau khi nở). Theo Conte et al. (1988), khẩu phần của cá tầm 5 ngày đầu khi mới chuyển sang ăn ngoài khoảng 25 – 30% khối lượng thân. Sau đó 2 – 3 ngày giảm xuống 15% và giảm hẳn xuống 2–4% trong 10 ngày tiếp theo.

Trong thực tiễnm việc ương giống cá tầm đòi hỏi tuân thủ đúng khẩu phần hàng ngày theo lý thuyết là rất khó thực hiện. Kinh nghiệm của chuyên gia Nga trong thời gian làm việc ở Việt Nam cho thấy tần suất cho ăn đóng vai trò quan trọng hơn khẩu phần cho ăn. Theo Mentrencov giai đoạn ương cá từ bột lên hương nhất thiết phải đảm bảo 1 giờ cho ăn một lần. Lượng cho ăn phụ thuộc vào sức ăn tối đa của cá và có dư ít nhiều. Thức ăn thừa lập tức được xi-phông loại bỏ ngay sau khi cho ăn 15 – 20 phút để tránh ô nhiễm môi trường nước. Cách cho ăn này đảm bảo cho mọi cá thể đều có cơ hội được ăn mồi đầy đủ.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết cá tầm (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w