Kế thừa, phân tích so sánh kết hợp với duy vật biện chứng
Đây là phƣơng pháp có sự kết hợp của thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá các tài liệu trƣớc đây có liên quan tới nội dung của luận án, sau đó kế thừa có chọn lọc những tài liệu này sử dụng cho nghiên cứu. Từ đó, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.Thông thƣờng, đi song hành cùng với những phƣơng pháp kể trên là phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trừu tƣợng hóa khoa học để so sánh và phân tích khách quan về vấn đề nghiên cứu.
Đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp kế thừa những lý luận về chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị có sẵn từ trƣớc đó nhƣ: “The dairy industry in
Vietnam: A value chain approach” (Nguyen Viet Khoi, 2014), “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance” (Micheal Porter,
1985), “Cây chè Việt Nam: Năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển” (Khải, 2005), “Sustainable Supply Chain Management – Using the Sri Lankan Tea
Industry as a Pilot Study”(Jayaratne, P., Styger, L., Perera, N., 2011)…
Từ những khung lý thuyết chắc chắn đó, các tác giả suy luận logic và phát triển lên một chuỗi giá trị riêng cho từng ngành hàng khác nhau nhƣ dệt may, sữa, chè… Cũng có rất nhiều các bài nghiên cứu liên quan tới đề tài đã sử dụng biện pháp phân tích nhân tố trong chuỗi để thấy những yếu tố nào ảnh hƣởng tới chuỗi giá trị nhƣ: “Uganda’s tea sub-sector: A comparative review of trends, challenges and coordination fairlures”(Ezra, M., Lakuma, C., Guloba, M., 2014), “Xây dựng năng lực cho Hiệp hội chè để hỗ trợ các thành viên tối đa hóa lợi ích hội nhập”
(Hiệp hội chè Việt Nam, 2012)… Đặc biệt hơn, có những nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp sơ đồ hóa để vẽ ra một chuỗi giá trị hồn chỉnh cho một ngành hàng nhất định. Trong những sơ đồ chuỗi, các tác giả đã đƣa vào từng bƣớc nhỏ từ các mắt xích cơ bản cho tới các khâu bổ trợ trong chuỗi. Những nghiên cứu đã mơ hình
hóa chuỗi giá trị một ngành hàng bao gồm: “Connectivity and the Tea sector in Rwanda - Value chain and networks of Connectivity - Based Enterprise in Rwanda”
(Graham, M. vàFoster, C., 2015), “The global apparel value chain: What prospects
for upgrading by developing countries” (Gereffi, G. và Memedovic, O., 2003)…
Nghiên cứu trƣờng hợp điển hình (Casestudy):
Các đề tài sử dụng phƣơng pháp này thƣờng sử dụng một trƣờng hợp cụ thể để chứng minh cho một luận điểm, một lý thuyết mà tác giả đƣa ra hoặc theo chiều ngƣợc lại là áp dụng lý thuyết có sẵn vào một trƣờng hợp cụ thể. Trong những nghiên cứu liên quan đến Luận án “Chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia của Việt Nam”, có nhiều đề tài đã sử dụng phƣơng pháp này để nói về ngành hàng chè của một đất nƣớc có lợi thế so sánh trong một khâu nào đó so với các nƣớc khác trên thế giới, từ đó, phân tích những vấn đề cụ thể, mặt tốt, mặt hạn chế của chuỗi giá trị của quốc gia đó, ví dụ nhƣ: “The case of Sri Lankan value-
added tea producers” (Ariyawardana, 2003), “Uganda tea sub-sector: A comparative review of trends, challenges, and coordination fairlure”(Ezra, M.,
Lakuma, C.P. và Guloba, M., 2014) và nghiên cứu “Industrialization and global
value chain participation: an examination of constraints faced by the private sector in Nepal” (Basnett và Pandey, 2014). Hay trong tác phẩm “Chuỗi giá trị toàn cầu
của các tập đoàn xuyên quốc gia: Những tiếp cận thực tiễn từ Trung Quốc”
(Nguyễn Việt Khôi, 2013), tác giả đã nghiên cứu trƣờng hợp điển hình là Trung Quốc và cho thấy sự tham gia của Trung Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia. Tác phẩm giúp cho Luận án có thêm một cách tiếp cận mới khi nghiên cứu sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè. Nhìn chung, với cách tiếp cận cụ thể vào từng trƣờng hợp, các tài liệu tham khảo đã một phần nào đó giúp cho nghiên cứu có nhiều cách thức tiếp cận chuỗi giá trị tồn cầu của ngành hàng chè dƣới góc độ sự tham gia của Việt Nam.
Phƣơng pháp định lƣợng: Sử dụng nguồn số liệu sơ cấp hoặc thứ cấp để thống
kê, mô phỏng và xây dựng các mối quan hệ tƣơng quan về nội dung nghiên cứu.
Trong tác phẩm “The dairy industry in Vietnam: A value chain approach” (Nguyen Viet Khoi, 2014), ngoài phƣơng pháp kế thừa từ những nghiên cứu trƣớc,
nghiên cứu đã thực hiện phân tích dọc theo chuỗi giá trị ngành sữa. Tác giả cũng đã thực hiện khảo sát, thu thập dữ liệu của từng tác nhân quyết định tới chuỗi giá trị ngành sữa và góp phần quyết định cho việc tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi. Trong đề tài “Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường thế giới cho sản phẩm chè của
Việt Nam đến năm 2020” (Nguyễn Trung Đông), tác giả s ử dụng phƣơng pháp luận
quy nạp khi nghiên cứu hoạch định chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng Việt Nam đến việc thu thập dữ liệu có sẵn cũng nhƣ các số liệu khảo sát thực tế để xác định yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đối với ngành sản xuất chè Việt Nam nhờ phƣơng pháp ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của Thompson- Strikland. Nghiên cứu “Estimation of technical efficiency in the Stochastic Frontier Production Function
model-An application to the tea industry in Assam” (Hazarika và Subramanian,
1999) đã phân tích ngành hàng chè thơng qua mơ hình phân tích hàm sản xuất cận biên ngẫu nhiên (Stochastic frontier production function model).