2.4 .Các yếu tố ảnh hƣởng đến chuỗi giá trịtoàn cầungành hàng chè
2.6.3. Bài học từ SriLanka
Sri Lanka là nƣớc sản xuất chè truyền thống, tuy nhiên họ đã theo quy mô sản xuất công nghiệp từ rất sớm với tốc độ phát triển nhanh chóng. Năm 1867, do cây cà phê mắc những bệnh về sâu, nấm nên năng suất loại cây này giảm sút nghiêm trọng, phá hủy toàn bộ ngành cơng nghiệp cà phê nƣớc này. Vì vậy, chính phủ Sri Lanka quyết định sản xuất chè ở quy mơ hàng hóa và trồng chè trên chính diện tích mà cây cà phê bỏ lại. Chỉ 16 năm sau (1883), diện tích chè đã đạt đƣợc 32.000 ha. Tới năm 1961, sản lƣợng đã vƣợt mức 20 vạn tấn.
Đến nay, diện tích đạt hơn 212.270 ha, tổng sản lƣợng 310.800 tấn. Chè là nhân tố chính khơng thể thiếu cũng nhƣ là thế mạnh về xuất khẩu và là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Sri Lanka, chiếm 15% tổng thu nhập xuất khẩu, 88% tổng số lao động nông nghiệp. Chè mang lại 1.136 triệu USD cho Sri Lanka vào năm 2010.Từ năm 1992, chính phủ nƣớc này đã có rất nhiều chính sách phát triển chuỗi giá trị ngành chè kết hợp phát triển bền vững. Do đó, hiện nay ngành chè của Sri Lanka đạt rất nhiều thành tựu nổi bật sau:
- Chiếm tỷ trọng xuất khẩu chè đen hàng đầu thế giới. Hiện Sri Lanka đã thành công trong việc thâm nhập vào những thị trƣờng khó tính và tìm kiếm cho
mình vị trí vững chắc ở những nƣớc nhập khẩu lớn nhƣ Nga, các Tiểu vƣơng quốc Ả rập, Jordan, Ai Cập và là nhà cung cấp chính cho thị trƣờng này.
- Ngành chè Sri Lanka đã thực hiện đa dạng hóa thị trƣờng tiêu thụ và thâm nhập vào các thị trƣờng tại các khu vực địa lý khác nhau, nhƣ vậy có thể giảm thiểu những tác động do biến động bất lợi về nhu cầu tiêu thụ tại từng khu vực.
- Cung cấp nhiều chủng loại sản phẩm chè, sản xuất cả chè đen orthodox và CTC. Đặc biệt đã có thành cơng trong việc sản xuất và xuất khẩu nhiều loại chè có giá trị gia tăng nhƣ chè túi lọc, chè ƣớp hƣơng, chè gói, chè khử chất caffeine. Trong số các quốc gia xuất khẩu, Sri Lanka là quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu chè giá trị gia tăng cao nhất. Riêng tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này chiếm gần 40% tổng xuất khẩu về chè loại này của thế giới.
- Các công ty xuất khẩu chè của Sri Lanka cũng đã thiết lập và xây dựng đƣợc cho mình mạng lƣới với các cơng ty phân phối, ngƣời nhập khẩu tại những thị trƣờng chính và thị trƣờng tiềm năng.
- Chè Sri Lanka luôn đạt chất lƣợng cao so với chè của những nƣớc khác và có thƣơng hiệu trên thế giới.
Sri Lanka là đất nƣớc có truyền thống phát triển và quản lý chuỗi giá trị ngành chè lâu đời (từ năm 1867), do vậy chính phủ Sri Lanka đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển ngành chè, xử lý những tình huống xấu và tìm hƣớng hồn thiện ngành chè nƣớc này. Từ một nƣớc với nền nông nghiệp thô sơ, lao động kỹ năng thấp, tài nguyên thiên nhiên hạn chế, Sri Lanka đã vƣơn mình trở thành một trong những nƣớc quy mơ hóa cơng nghiệp ngành chè, trở thành nhà xuất khẩu chè lớn trên thế giới. Vì vậy, những bài học phát triển và quản lý thành công ngành chè mà Sri Lanka để lại rất phù hợp cho những nƣớc nhỏ nhƣ Việt Nam học tập phát triển và quản lý ngành chè trong nƣớc đạt hiệu quả cao. Có thể kể tới một số bài học về phát triển thành cơng sau:
Thứ nhất, có chính sách phát triển ngành chè hợp lý. Nhằm phát triển ngành
chè, các hình thức hạn chế xuất khẩu, chính phủ khơng kiểm sốt giá trên thị trƣờng, xây dựng chính sách marketing cơ bản cho phát triển ngành chè của họ.
Thứ hai, cách tổ chức quản lý chè hết sức chặt chẽ và khoa học. Mặc dù Sri
Lanka có lợi thế về khí hậu, thổ nhƣỡng phù hợp với cây chè, nhƣng quan trọng nhất là cách tổ chức quản lý hết sức chặt chẽ, khoa học giữa các khâu canh tác, công nghiệp chế biến, kho tàng, hệ thống phân phối sản phẩm rất chuyên nghiệp với trình độ cao. Trong đó, có thể nói cơng nghiệp chế biến và hệ thống đấu giá, những chuẩn mực về chất lƣợng là những lợi thế cạnh tranh nổi bật tạo uy tín thƣơng hiệu và giá trị sản phẩm chè Sri Lanka. Đặc biệt là hệ thống kiểm soát của ngành chè Sri Lanka rất tốt, tạo nên hình ảnh chất lƣợng cao đối với chè Sri Lanka.
Thứ ba, có đội ngũ thƣơng nhân trình độ. Ngành chè của Sri Lanka có rất
nhiều doanh nghiệp thâm nhập thành công trên thị trƣờng thế giới, nguyên nhân là do họ có đội ngũ thƣơng nhân có trình độ, năng lực quản lý tốt, năng lực kinh doanh tốt. Ngoài ra, họ cịn có sự hỗ trợ rất lớn từ đội ngũ quản lý, đội ngũ chuyên gia có sẵn trong nƣớc về các lĩnh vực liên quan nhƣ cơng nghệ chế biến, đóng gói, quảng cáo, quảng bá sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu, quản lý hoạt động xuất khẩu.
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Trong chƣơng 3, Luận án sẽ tập trung trình bày các nội dung về phƣơng pháp nghiên cứu và xây dựng bảng hỏi. Tác giả cũng sẽ trình bày về quá trình thực hiện thu thập dữ liệu, tổng hợp và phân tích kết quả từ việc khảo sát thực tế.