Sự tham gia của các nhân tố trongchuỗi giá trị ngành hàng chè

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia của việt nam (Trang 109 - 163)

Để phân tích sự tham gia của từng tác nhân trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè, tác giả sử dụng những số liệu thứ cấp từ sách, báo và trực tiếp phỏng vấn những chuyên gia, phỏng vấn hộ nông dân, thƣơng lái, cơ sở chế biến thô, doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam sau đó xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 15.0, Excel 2013, dƣới đây là kết quả sự tham gia của từng nhân tố trong chuỗi:

Hộ nông dân, trang trại trồng chè

Trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành hàng chè, hộ nông dân và các trang trại trồng chè là những nhân tố tham gia khâu đầu tiên trong chuỗi. Hộ nông dân và những trang trại trồng chè cung cấp toàn bộ nguyên liệu búp chè tƣơi, lá chè… cho các khâu sản xuất sau này. Tuy đây là những nhân tố đầu tiên trong chuỗi giá trị, sản xuất lƣợng nguyên liệu cho sản xuất rất lớn nhƣng lại nhận đƣợc giá trị gia tăng thấp nhất và đóng góp khơng nhiều vào chuỗi giá trị ngành hàng chè của nƣớc ta. Theo khảo sát của tác giả và những số liệu thứ cấp trƣớc đó: số lao động trồng chè nguyên liệu nƣớc ta dao động từ 1-15. Điều đó có nghĩa là số lao động tối thiếu của một hộ tham gia vào canh tác cây chè là một ngƣời, trong khi những trang trại, những hộ gia đình giàu truyền thống tham gia trồng chè là 15 ngƣời trở lên. Cụ thể theo GSO, Việt Nam có khoảng trên 500.000 hộ trồng chè tập trung chủ yếu ở những vùng núi Tây Bắc (8%), Đông Bắc (65%), Bắc Trung Bộ (8%) và Tây Nguyên (8%).

Theo những số liệu đã điều tra của IFRPI, chè luôn đƣợc coi là nguồn thu nhập chính của những hộ nông dân canh tác chè, 14% theo đuổi việc trồng chè trong khi chỉ có 1% từ bỏ, 8% hộ coi chè là nguồn thu nhập chính kể từ năm 1994 nhƣng tỷ lệ này đã tăng vọt lên 30% vào năm 2013. Đa số những hộ trồng chè ở đây khi đƣợc hỏi về tầm quan trọng của cây chè đối với phát triển kinh tế gia đình đều khẳng định chè là cây trồng quan trọng nhất bởi thu nhập từ cây chè cao hơn tƣơng đối so với những loại cây khác. Nhìn chung, cây chè mang lại doanh thu trung bình cho những hộ nơng dân trồng chè tại các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang… khoảng 85 triệu đồng/ năm (theo điều tra khảo sát của tác giả).

Bảng 4.6: Thống kê sơ bộ hộ nông dân trồng chè

Cũng theo điều tra, khảo sát của luận án, quy mô hộ trồng chè của Việt Nam cịn nhỏ, quy mơ trồng chè của những hộ nơng dân trồng chè từ 0.2 đến 10 ha với mức quy mơ trung bình khoảng 0.7 ha. Từ đó cho thấy, mặc dù số hộ nông dân trồng chè ở mức cao (tại Thái Nguyên có khoảng 630 nghìn hộ trồng chè năm 2013), nhƣng quy mơ trồng chè khơng lớn (những hộ có diện tích trồng chè lớn hơn 1ha cịn hạn chế) chính là ngun nhân mà các nhà sản xuất cho rằng đã kìm hãm, gây trở ngại mở rộng sản xuất cho ngành hàng này.

Ngoài ra trong hơn 400 phiếu khảo sát hợp lệ đƣợc thu về, kết quả cho thấy 91% hộ nông dân đƣợc phỏng vấn không biết tới định nghĩa chuỗi giá trị, chuỗi giá trị toàn cầu và 95% khơng có định hƣớng đầu tƣ phát triển cho thƣơng hiệu chè của mình.

Bảng 4.7: Kết quả khảo sát hộ nông dân, trang trại trồng chè

STT NỘI DUNG SỐ LƢỢNG

1 Hiểu biết về chuỗi giá trị toàn cầu 40

Chƣa hiểu biết về chuỗi giá trị toàn cầu 380

2 Đầu tƣ phát triển thƣơng hiệu 22

Không quan tâm vấn đề thƣơng hiệu 398

Điều đó cho thấy, hộ nơng dân trồng chè khơng có kiến thức cao về xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thƣơng hiệu chè sạch, chè theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao giá trị cho sản phẩm chè của mình. Điều này cũng lý giải một

phần tại sao sản lƣợng chè hàng năm sản xuất ra lớn nhƣng giá trị chè mang lại cho những hộ nông dân lại chƣa tƣơng xứng.

Kết quả khảo sát, phỏng vấn thực tế cũng cho thấy 97% sản lƣợng búp chè tƣơi, lá chè… sau khi thu hoạch đƣợc bán trực tiếp cho thƣơng lái, cơ sở chế biến chè trong nƣớc. Trong khi đó chỉ có khoảng 3% số nguyên liệu chè đƣợc những hộ nông dân bán cho doanh nghiệp chế biến có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.Nhƣ vậy, sự tham gia của những hộ nông dân trồng chè trong chuỗi giá trị toàn cầu chƣa đáng kể (khoảng 3%). Số liệu thống kê này cũng cho thấy mặc dù Việt Nam sản xuất một lƣợng đáng kể chè nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chè thô (sản lƣợng chè Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới) nhƣng sự đóng góp của tác nhân đầu tiên vào tồn bộ chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè chƣa nhiều.

Có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố cản trở hộ nông dân tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng chè toàn cầu. Tác giả đã thực hiện kiểm tra mức độ tƣơng quan độc lập giữa phần trăm số lƣơ ̣ng chè mà hộ nông dân bán cho thành phần nƣớc ngoài và các yếu tố đƣợc đánh giá là rào cản khi tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu ngành hàng chè: Quy mơ trồng chè, chất lƣợng lá, khả năng đáp ứng khoa học kĩ thuật, mối liên k ết giữa hộ nông dân với các thƣơng lái và nhà chế biến và khả năng liên kết của hô ̣ nông dân.

Kết quả tƣơng quan cho thấy các hệ số tƣơng quan đều âm từ -0.779 với độ tin cậy >95% (phụ lục 2.1). Điều đó cho thấy các hộ nơng dân thực hiện tốt các tiêu chí trên sẽ có mức độ tham gia lớn hơn so với các hộ đang gặp khó khăn về quy mơ trồng chè, chất lƣợng lá, khả năng đáp ứng khoa học kĩ thuật và mối liên kết giữa hộ nông dân với các thƣơng lái và nhà chế biến và khả năng liên kết.

Thương lái, thu gom

Các hộ, các cá nhân thƣơng lái có tối thiểu 1 lao động và tối đa là 3 lao động trong một hộ. Trung bình, mỗi đơn vị khảo sát có từ 1 đến 2 ngƣời làm nghề thƣơng lái. Sản lƣợng thu mua bình quân trong một ngày vào vụ mùa là 3.19 tạ từ khoảng 3 tới 4 hộ trồng chè. Thơng thƣờng, giá đầu vào trung bình là 4.4 nghìn đồng/kg và bán ra là 5.5 nghìn đồng/kg (kết quả thống kê tại phụ lục 3.1).

Tác nhân thƣơng lái cũng là một trong số những tác nhân chƣa có nhiều hiểu biết về chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè. Theo kết quả khảo sát, trong số 224 thƣơng lái về chè bao gồm các quy mơ lớn, vừa, nhỏ, chỉ có 8.9% số ngƣời đƣợc hỏi có hiểu biết về khái niệm chuỗi giá trị và 91.1% số thƣơng lái cịn lại chƣa nghe hoặc chƣa có hiểu biết về thuật ngữ này. Có xảy ra tình trạng một số thƣơng lái có cung cấp nguyên liệu cho các thành phần nƣớc ngoài nhƣng vẫn chƣa hiểu về khái niệm trên.

Bảng 4.8: Hiểu biết về chuỗi giá trị tồn cầu ngành hàng chè

Cũng chính từ sự kém hiểu biết về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị toàn cầu nên số hộ quan tâm tới việc phát triển thƣơng hiệu và làm đẹp thƣơng hiệu của mình trong mắt các thƣơng gia và các doanh nghiệp nƣớc ngồi là rất ít. Trong khi đó, khâu marketing phát triển thƣơng hiệu chè luôn tạo ra giá trị gia tăng cao nhất trong tồn chuỗi.Chỉ có 5.4% số thƣơng lái đƣợc phỏng vấn quan tâm tới việc thực hiện

phát triển, quảng bá thƣơng hiệu. 94.6% số thƣơng lái còn lại chỉ đơn giản là thu gom và bán trong nƣớc hoặc cung cấp cho bên doanh nghiệp nƣớc ngoài đƣợc đặt hàng mà không làm tăng giá trị sản phẩm cũng nhƣ chất lƣợng cung cấp sao cho khác biệt.

Bảng 4. 9: Thống kê sự quan tâm đến phát triển thương hiệu

Hình thức liên kết và lập hợp đồng của thƣơng lái thƣờng là thỏa thuận miệng hoặc bán tự do, ai trả giá cao hơn thì bán. Theo khảo sát chỉ có 14.3% (kết quả phụ lục 3.2) số thƣơng lái thỏa thuận với nhau bằng hợp đồng hoặc văn bản thay thế hợp đồng. Điều này chứng tỏ sự chƣa chặt chẽ trong quá trình làm kinh tế mà khâu này cũng cần có bƣớc tiến thay đổi.

Bảng 4. 10: Thống kê phần trăm sản lượng bán cho doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, phần trăm thƣơng lái không th ực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng các điều khoản trong hợp đồng cũng khá cao.

Cũng chính bởi những yếu tố trên đây mà khả năng giữ chân đƣợc khách hàng nƣớc ngồi là rất thấp. Chỉ có 32.2% số thƣơng lái đƣợc phỏng vấn có cung cấp chè cho khách hàng nƣớc ngồi và trong số đó chỉ có 12 thƣơng lái là cung cấp 100% (Bảng 4.10). Kết quả cho thấy rõ ràng ở khâu thu gom, thƣơng lái, các đơn vị chƣa tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và chỉ dừng lại ở con số trung bình là 12.21% (kết quả phụ lục 3.1).

Khi đƣợc phỏng vấn về các nhân tố gây cản trở việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của bản thân các hộ, cá nhân thu gom và thƣơng lái, câu trả lời nhận đƣợc đáng chú ý là thời tiết, dịch bệnh, biến động giá, chất lƣợng lá và mối liên kết đầu vào (Hình 4.4).

Hình 4. 4: Kết quả phân tích các nhân tố

Thời tiết có ảnh hƣởng tới việc thu mua của các cá nhân thu gom và thƣơng lái khi địa thế những nơi trồng chè thƣờng là khu vực có địa hình khơng bằng phằng có thể làm ảnh hƣởng tới năng suất thu mua. Tiếp theo là biến động giá cũng ảnh hƣởng nhiều tới lãi thu về của các thƣơng lái. Chất lƣợng lá là yếu tố không chỉ quan trọng đối với nông dân trồng chè mà còn rất quan trọng đối với thƣơng lái. Sau khi chọn đƣợc những lá chè theo tiêu chuẩn, các thƣơng lái phải đảm bảo cung cấp cho đối tác trong vòng 6 giờ để lá chè vẫn còn nguyên chất lƣợng, không bị héo, không bị dập nát. Đối với các thƣơng lái chè khơ thì phải đảm bảo mùi vị và chất

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

bao quan chekha nang phan phoichat luong labien dong giakhoa hoc kinh thuatmoi lien ket dau vaoanh huong chinh sachmoi lien ket dau rathoi tiet, dich benh

lƣợng chè khơ. Đã có một số trƣờng hợp các doanh nghiệp nƣớc ngoài từ chối nhập lá chè và chè sơ chế của Việt Nam vì chất lƣợng khơng tốt.

Cơ sở chế biến thô

Các cơ sở chế biến là một trong những tác nhân quan trọng trong chuỗi và có nhiều tiến bộ trong vịng 15 năm trở lại đây. Một số cơ sở chế biến chè thơ là những hộ gia đình trồng chè và chế biến tại chỗ, có những cơ sở chế biến có bao gồm cả khâu thu gom và khơng bao gồm khâu thu gom. Số lao động tối thiểu tại các cơ sở chế biến là 1 và tối đa là 10 đối với những cơ sở lớn, trung bình là 4 cho đến 5 lao động. Theo khảo sát, có tới 75.37% số cơ sở chế biến mặt hàng chè đen do quy trình dễ dàng hơn và thời gian ngắn hơn, 19.2% chế biến chè xanh và số còn lại là chế biến chè khác và hỗn hợp 2 loại chè trên. Một ngày, trung bình, một cơ sở chế biến có thể chế biến 3.931 tạ chè, với những cơ sở lớn, con số này có thể lên tới 7 tạ. Hiệu suất chế biến trung bình c ủa các cơ sở chế biến chè là 0.221 tức là từ 4kg tới 5kg chè tƣơi sẽ cho ra đƣợc 1 kg chè khơ sơ chế. Giá chè đầu vào trung bình là 5.3 nghìn đồng và bán ra trung bình 56.1 nghìn đồng một kg với thời gian chờ đợi xuất hàng dao động từ 1 tới 10 ngày (phụ lục 4.1).

Khi khảo sát sự hiểu biết về chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè của các cơ sở/ doanh nghiệp chế biến, kết quả thu đƣợc khả quan hơn so với kết quả của nhóm tác nhân thƣơng lái, thu gom. Có tới 26.04% số cơ sở chế biến đã biết đến chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè, từ đó có nhận thức tốt hơn trong việc tham gia vào chuỗi.

Bảng 4. 11: Thống kê sự hiểu biết về chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè- nhóm tác nhân cơ sở chế biến

Đối với khâu chế biến, đánh giá phần trăm trung bình khi tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu ngành hàng chè là ở mức thấp với 8.4% (phụ lục 4.1). Có tới 138 cơ sở/doanh nghiệp chế biến, chiếm 71.9% trong số 192 cơ sở/doanh nghiệp chế biến khơng tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu, khơng cung cấp cho các nhân tố nƣớc ngồi. Số phần trăm chè một doanh nghiệp/ cơ sở chế biến bán cho thƣơng nhân, doanh nghiệp nƣớc ngoài cũng rất đa dạng: 3.1% bán cung cấp hoàn toàn 100% lƣợng chè chế biến; 3.1% bán 90%, 50%, 20%, 15%; 6.3% bán với số lƣợng nhỏ là 5% hay 3%.

Bảng 4. 12: Thống kê phần trăm trung bình cơ sở chế biến cung cấp sản phẩm cho tác nhân nước ngoài

Kết quả đánh giá các nhân tố quan trọng ảnh hƣởng tới quá trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè cho thấy 4 yếu tố có sự nổi trội hơn hẳn đó là: Khoa học kĩ thuật với giá trị trung bình là 3.5462, bảo quản chè với giá trị trung bình là 3.2345, mối liên kết đầu ra: 3.2373 và sự nhận biết về thƣơng hiệu 3.1714. Vì thế, để đƣợc các thƣơng gia nƣớc ngồi đánh giá cao về chè sơ chế của Việt Nam, các cơ sở chế biến cần quan tâm nhiều hơn tới việc cập nhật khoa học kỹ thuật, đảm bảo chất lƣợng quốc tế của chè, chú ý tới việc bảo quản và từ đó làm vững chắc thêm thƣơng hiệu của mình.

Hình 4. 5: Kết quả phân tích các nhân tố

Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu chè

Các công ty/doanh nghiệp chế biến chè thành phẩm có quy mơ đa dạng, trung bình một doanh nghiệp chế biến chè có khoảng gần 100 lao động. Một số doanh nghiệp chế biến với quy mơ nhỏ có tầm 30 lao động. Sản phẩm chế biến tại khâu này cũng đa dạng hơn bao gồm chè đen, chè xanh, chè Ô long, chè ƣớp hoa, chè bánh, tuy nhiên vẫn nhƣ các khâu trƣớc, sản lƣợng chè đen là lớn nhất chiếm tới 53.3% (phụ lục 5.2). Các cơng ty sản xuất chè thành phẩm có thể lấy nguyên liệu đầu vào từ nhiều nguồn khác nhau. Có nhiều cơng ty th nông trƣờng ở nhiều nơi và thuê công nhân trồng chè, chè tƣơi sẽ đƣợc đem trực tiếp về nhà máy để sơ chế và chế biến. Đặc trƣng nhất của hình thức này là cơng ty Vinatea. Với quy mô và nguồn chè vào lớn, một ngày, Vinatea trung bình có thể chế biến 650 tấn chè và cũng là cơng ty có sản lƣợng lớn nhất. Một số cơng ty, doanh nghiệp nhỏ tập trung vào chế biến các loại chè có giá trị cao, cần nhiều cơng đoạn, duy trì ở con số nhỏ dƣới 1 tấn/1 ngày (phụ lục 5.1). 0 1 2 3 4 1 Đánh giá các nhân tố

bao quan che kha nang phan phoi ki nang xao che bien dong gia kha nang canh tranh khoa hoc kinh thuat moi lien ket dau vao anh huong chinh sach moi lien ket dau ra nhan biet ve thuong hieu

Bảng 4. 13: Thống kê những sản phẩm chè chế biến

Các công ty, doanh nghiệp khảo sát đều có hiểu biết, kiến thức về chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè (kết quả khảo sát 100%). Tuy nhiên, mặc dù có sự hiểu biết cao hơn những khâu trƣớc nhƣng không phải 100% tất cả các công ty, doanh nghiệp đều quan tâm tới việc phát triển thƣơng hiệu trong chuỗi giá trị tồn cầu. Có 26.7% các cơng ty, doanh nghiệp cố gắng phát triển thƣơng hiệu của mình lên tầm quốc tế.

Bảng 4.14: Kết quả mức độ hiểu biết về chuỗi giá trị toàn cầu

Bảng 4. 15: Sự quan tâm đến phát triển thương hiệu chè

Có rất nhiều cơng ty, doanh nghiệp sau khi sản xuất chè xong xuất khẩu sang thị trƣờng các nƣớc khác. Thậm chí Vinatea cịn xây dựng 1 nhà máy tại Nga để

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia của việt nam (Trang 109 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)