Sơ đồ giá trị gia tăng trongchuỗi giá trị hàng nông sản

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia của việt nam (Trang 48)

Nguồn: Đinh Văn Thành (2009)

Chè cũng thuộc phạm trù mặt hàng nơng sản.Trong mơ hình trên, khâu có giá trị gia tăng thấp nhất thuộc về khâu trồng trọt, nơi mà chủ yếu nhân tố tham gia là những hộ nơng dân, những trang trại. Điều này giải thích tại sao, trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè, những nƣớc đang phát triển chủ yếu tham gia khâu trồng trọt trong chuỗi; trong khi đó những nƣớc lớn với lợi thế về công nghệ, về kỹ thuật sản xuất thƣờng nắm những khâu có giá trị gia tăng cao hơn nhƣ marketing và phân

phối. Do đó có thể kết luận một phần rằng, trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè, những nƣớc đang phát triển với hạn chế về mặt con ngƣời, cơng nghệ…chỉ có thể tham gia và cạnh tranh vào chuỗi giá trị trong khâu có giá trị gia tăng thấp nhất nhƣ khâu trồng trọt, khâu chế biến. Ngƣợc lại, những cơng ty hoạt động trên phạm vi tồn cầu tập trung vào những khâu có giá trị gia tăng cao hơn.

Thứ ba, chuỗi giá trị ngành hàng chèlà sự kết hợp theo chiều dọc giữa những

khâu trồng trọt, chế biến, phân phối hay mối liên kết giữa ba nhân tố chính nơng dân, doanh nghiệp chế biến, sản xuất và doanh nghiệp phân phối… Để tham gia đƣợc vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè thành công, những nhân tố trên phải đạt đủ tiêu chuẩn, năng lực chung trong chuỗi. Ví dụ trong khâu chế biến chè thì cơng nghệ chế biến chè phải hiện đại, có quy trình chế biến và bảo quản đúng quy cách, đúng kỹ thuật, nguyên liệu phải đƣợc đƣa vào chế biến ngay, nếu để lâu sẽ ảnh hƣởng tới chất lƣợng chè, lãng phí nguyên liệu.

Sơ đồ 2. 1: Quy trình chế biến chè

Nguồn: Hiệp hội Chè Việt Nam (2011)

Nhƣ sơ đồ trên, trong chuỗi giá trị nguyên liệu chè ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng chè thành phẩm sau khi chế biến. Vì vậy, trƣớc khi xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè, cần thiết phải xây dựng và phát triển chuỗi giá trị ngành

hàng chè từ nhỏ đến lớn, từ địa phƣơng tới khu vực và sau đó mới định hƣớng gia nhập chuỗi giá trị tồn cầu.

Tóm lại, dựa vào những đặc điểm riêng của cây chè để phần nào xác địnhnhững đặc điểm của chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè.Chè là một sản phẩm thuộc mặt hàng nơng sản nên đóng góp giá trị gia tăng thấp trong khâu trồng trọt của toàn bộ chuỗi.Hơn nữa, những hộ nông dân với kỹ năng canh tác thấp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trồng trọt truyền thống lại là những nhân tố chính tham gia vào công đoạn sản xuất trong chuỗi giá trị. Do đó, đảm bảo mối liên kết chắc chắn và đồng bộ năng lực sản xuất giữa nông dân, doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối là vơ cùng cần thiết trong q trình phát triển chuỗi giá trị tồn cầu ngành hàng chè.

2.3.3. Sơ đồ cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè

Sản xuất hàng nơng sản nói chung, mặt hàng chè nói riêng thuộc lĩnh vực sản xuất nhạy cảm trong cơ cấu kinh tế của mỗi nƣớc do chè có những đặc điểm riêng biệt nhƣ mặt hàng thuộc nông sản, yêu cầu kỹ thuật canh tác cao, công nghệ chế biến hiện đại, ngành sản xuất chè thâm dụng lao động. Nhƣ đã phân tích ở trên, quá trình sản xuất ra chè thành phẩm buộc phải trải qua những quá trình phƣ́c ta ̣p bao gồm ba cơng đoạn chính: sản xuất chè nơng sản (lĩnh vực nông nghiệp), chế biến chè thành phẩm (lĩnh vực công nghiệp) và xuất khẩu (lĩnh vực thƣơng mại). Chuỗi giá trị ngành hàng chè khác chuỗi giá trị ngành hàng công nghiệp ở nhiều điểm nhƣ sản xuất tách thành hai khâu trồng trọt và chế biến, khâu trồng trọt có giá trị gia tăng thấp nhất trong toàn chuỗi, sự phân bố chè phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, giá trị gia tăng tạo ra không đồng đều giữa các tác nhân trong chuỗi.

Vì vậy, với những khác biệt này, chuỗi giá trị ngành hàng chè cần đƣợc phân tích dƣới góc độ khác với chuỗi giá trị ngành hàng cơng nghiệp.Có rất nhiều phƣơng pháp để phân tích một chuỗi giá trị nhƣ mơ hình, số liệu, biểu đồ để nắm bắt bản chất của từng nhân tố trong chuỗi. Trong phân tích chuỗi giá trị ngành hàng chè, lập sơ đồ là phƣơng pháp giúp cho việc tiếp cận chuỗi giá trị đƣợc thực hiện dễ dàng nhất, có cái nhìn bao qt và chi tiết nhất của từng khâu trong chuỗi, qua đó ngƣời

nghiên cứu thấy đƣợc một cách hệ thống các góc độ khác nhau của tồn chuỗi. Bởi vì thơng qua sơ đồ chuỗi giá trị, ngƣời nghiên cứu có thể xác định các mạng lƣới để nắm bắt kết nối giữa các tác nhân và các quy trình trong chuỗi; nghiên cứu tính phụ thuộc lẫn nhau, mối tƣơng quan giữa các tác nhân và thứ tự quy trình của chuỗi, đồng thời nghiên cứu về dịng chảy vật lý của hàng hóa…

Với chuỗi giá trị truyền thống sản xuất chè, thƣờng bao gồm đầy đủ những nhân tố trong chuỗi nhƣ: những hộ nông dân, trang trại tổ chức trồng chè, nhà máy chế biến, thƣơng lái, doanh nghiệp xuất khẩu, những nhà bán lẻ và khách hàng.

Sơ đồ 2. 2: Chuỗi giá trị truyền thống sản xuất chè

Nguồn: Reenen, M. V., Panhuysen, S. and Weiligmann, B. (2010)

Những nhân tố trên liên kết trực tiếp với nhau giữa các khâu trong chuỗi để tạo thành chuỗi giá trị ngành hàng chè. Những hộ nông dân thực hiện công đoạn sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp nhƣ trồng chè, thu hoạch chè, sau đó chuyển đến nhà máy chè thực hiện công đoạn chế biến, sản xuất nguyên liệu chè thu hoạch đƣợc thành chè thành phẩm hoặc bán thành phẩm tùy mục đích sử dụng. Những sản phẩm chè này tiếp tục đƣợc những nhà buôn, nhà thƣơng láithu gom để xuất khẩu ra nƣớc ngoài.Bƣớc cuối cùng, chè thành phẩm đƣợc phân phối tới những nhà bán lẻ để chuyển tới ngƣời tiêu dùng cuối cùng.

Tuy nhiên, trong thực tế, không phải sơ đồ trên đƣợc áp dụng cho tất cả những quốc gia sản xuất chè, đó chỉ là sơ đồ tiêu chuẩn cho một chuỗi giá trị ngành hàng chè.Với mỗi quốc gia khác nhau, những mối liên kết, những công đoạn trong chuỗi giá trị…sẽ thiết lập nên chuỗi giá trị khác nhau tuy cùng một nhân tố nhƣ trong chuỗi giá trị cơ bản.

Đối với Việt Nam,cơ cấu sản phẩm chè Việt Nam đến năm 2015 có tỷ trọng 62% là chè đen, 36% là chè xanh, 2% là các loại chè khác trong tổng sản lƣợng 180 ngàn tấn chè chế biến của cả nƣớc. Những năm gần đây, cơ cấu chè Việt Nam đang chuyển biến ngày càng đa dạng hơn so với trƣớc. Nếu nhƣ trƣớc đây chè đen và chè xanh là hai sản phẩm chủ yếu dành cho xuất khẩu và thị trƣờng trong nƣớc thì hiện nay Việt Nam đã có đầy đủ những sản phẩm chè thành phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ đa dạng trên thế giới. Cùng với hai sản phẩm chè nổi trội trong cơ cấu sản phẩm chè trên tồn q́c thì hi ện nay Việt Nam xây dựng hai chuỗi giá trị sản phẩm chè chủ yếu, đó là chuỗi giá trị sản phẩm chè đen (chủ yếu cho xuất khẩu) và chuỗi giá trị sản phẩm chè xanh (chủ yếu phục vụ trong nƣớc và cả xuất khẩu).

- Sơ đồ chuỗi giá trị chè đen xuất khẩu tại Việt Nam:

Sơ đồ 2. 3: Chuỗi giá trị chè đen xuất khẩu

Trong chuỗi giá trị sản phẩm chè đen, những thành phần tham gia chính gồm hộ trồng chè, những ngƣời thu gom (lớn, nhỏ), doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu chè. Đáng chú ý ở đây, trong khâu trồng trọt đƣơ ̣c phân chia cho hai nhân tố chủ chốt đảm nhận là hộ nông dân trồng chè tự do và hộ công nhân trồng chè. Hộ nông dân trồng chè tự do bao gồm những hộ dân thuộc khu vực trồng chè và đƣợc trồng chè ngay tại vƣờn, tại ruộng nhà mình với quy mơ từ 0.5 đến vài ha/hộ, ví dụ nhƣ những hộ nơng dân tại Mộc Châu, Thái Nguyên, Lâm Đồng…Những hộ nơng dân này phải tự đầu tƣ tồn bộ vốn để trồng chè nhƣ chọn giống, làm đất canh tác, chăm sóc cây chè và thu hoạch. Họ đƣợc tự do, chủ động thu hoạch và lựa chọn đối tác bán sản phẩm chè sau kỳ thu hoạch. Đây là loại hình sản xuất phổ biến với hầu hết những địa phƣơng, tuy nhiên những hộ nông dân này thƣờng có kỹ thuật canh tác lạc hậu, thiếu vốn sản xuất, chất lƣợng sản phẩm đầu ra khơng đồng đều gây khó khăn cho quá trình chế biến.

Ngƣợc lại với hộ nơng dân tự do, những nhóm hộ cơng nhân khơng đƣợc chủ động thu hoạch, không đƣợc tự do lựa chọn đối tác để bán sản phẩm bởi đất đai dùng để canh tác chè họ đƣợc khoán lại tƣ̀ các doanh nghi ệp. Do đó, sau khi thu hoạch, những hộ cơng nhân phải bán chè búp tƣơi cho doanh nghiệp theo định mức đƣợc doanh nghiệp quy định, tƣơng ứng với diện tích vƣờn chè, tuổi chè và mức cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Mặc dù vậy, nhìn chung những hộ cơng nhân này gặp nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất và hậu sản xuất hơn những hộ nơng dân tự do vì họ đƣợc cung cấp nguồn vốn để trồng trọt, cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu và đầu ra cũng ổn định hơn.

Nhóm thu gom gồm những nhà buôn quanh địa phƣơng và các vùng lân cận chuyên thu gom búp chè tƣơi để bán cho các doanh ng hiệp chế biến chè xuất khẩu. Đây thƣờng là những hộ có khả năng về tài chính, đồng thời có kinh nghiệm lâu năm trong khâu chọn búp chè tƣơi chất lƣợng, ổn định.

Những doanh nghiệp chế biến chè đen xuất khẩu chủ yếu là những công ty lớn, máy móc, cơng nghệ hiện đại, đầu tƣ khá về dây chuyền sản xuất, nhà xƣởng, có đủ năng lực để sản xuất ra những sản phẩm chè thành phẩm đạt chất lƣợng và có

thể tiếp cận đƣợc với thị trƣờng xuất khẩu cho mục tiêu xuất khẩu chè đen. - Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm chè xanh tại Việt Nam:

Sơ đồ 2. 4: Chuỗi giá trị sản phẩm chè xanh

Nguồn: IPSARD, 2011

Quan sát sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm chè xanh nhìn chung đa dạng hơn chuỗi giá trị sản phẩm chè đen. Các thành phần tham gia chuỗi chè xanh chủ yếu bao gồm những hộ trồng chè, hộ thu gom, hộ bán buôn, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và những ngƣời bán lẻ.

2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè

Những phân tích trên về khái niệm chuỗi, chuỗi giá trị toàn cầu, đặc điểm của chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè đã chỉ ra sự khác biệt trong mơ hình sản xuất, quản lý và tổ chức so với chuỗi giá trị tồn cầu nói chung. Vì vậy, cần thiết phải xác định rõ những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hƣởng tới chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè để đánh giá khả năng tham gia vào chuỗi giá trị của từng nhân tố trong chuỗi. Theo đó, để sản phẩm ngành hàng chè tham gia đƣợc vào chuỗi giá trị

toàn cầu, tối thiểu sản phẩm chè đó phải đƣợc định vị trong lịng ngƣời tiêu dùng trên toàn cầu, đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận và sử dụng trên tồn cầu. Điều đó đồng nghĩa sản phẩm chè thành phẩm phải chiếm đƣợc thị phần trên thị trƣờng tồn cầu, có khả năng phát triển hơn nữa về thị trƣờng và chất lƣợng sản phẩm. Dựa vàophân tích về những đặc điểm của chuỗi giá trị tồn cầu ngành hàng chè và những sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng chè ở phần trên, luâ ̣n án đƣa ra nh ững yếu tố cốt lõi bên trong, bên ngoài ảnh hƣởng t ới chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè. Những yếu t ố bên trong chuỗi bao gồm những nhân tố tham gia trực tiếp vào chuỗi: Hộ nông dân, công nhân trồng chè, nhà chế biến chè, nhà thu gom, nhà phân phối sản phẩm, các hãng quảng bá sản phẩm, những doanh nghiệp kiểm định chất lƣợng sản phẩm, nhà bán lẻ. Những yếu tốbên ngoài chuỗi giá trị tồn cầu ngành hàng chè bao gồm: các chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp trong và ngồi nƣớc, nguồn vốn đầu tƣ, đất đai, chính sách phát triển nguồn nhân lực, hạ tầng thƣơng mại.

2.4.1. Những yếu tố bên trong tác động đến chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè

Theo lý thuyết chuỗi giá trị, ngành hàng chè không tự tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu, vì vậy phải xem xét những tác nhân bên trong chuỗi bao gồm những nhân tố tham gia trực tiếp vào chuỗi: ngƣời sản xuất, hộ chế biến, ngƣời thu gom, ngƣời bán lẻ nội địa, các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên xuyên suốt trong toàn bộ chuỗi, không chỉ là sự kết hợp giữa những nhân tố trên mà bao gồm sự tham gia của nhiều tổ chức khác nhƣ viện nghiên cứu, nhà khoa học nghiên cứu các loại giống chè, nhà phân phối sản phẩm, các cơ quan xúc tiến thƣơng mại, tổ chức chính phủ, ngân hàng tham gia cung ứng tiền.

Trong q trình tồn cầu hóa chuỗi giá trị ngành hàng chè, các tác nhân của một quốc gia có thể tham gia vào khâu đầu, khâu cuối của một chuỗi giá trị, xác định thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó để xác định tham gia vào bất cứ khâu nào nhƣ nghiên cứu sản phẩm, phát triển sản phẩm, sản xuất hoặc phân phối. Trên cơ sở đó, luâ ̣n án phân tích nh ững nhân tố bên trong chuỗi với những đặc thù, tính chất riêng ảnh hƣởng tới chuỗi giá trị tồn cầu sản phẩm chè gồm:ngƣời sản

xuất, hộ chế biến, ngƣời thu gom, nhà xuất khẩu.

- Đầu tiên là người sản xuất: Trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè, những nông dân hợp đồng, công nhân nông trƣờng, nông dân hợp tác xã, nông dân tự do với quy mô, điều kiện sản xuất khác nhau là những ngƣời tham gia trực tiếp vào chuỗi bằng cách sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp hoặc chế biến sản phẩm chè thơ. Theo đó, nhóm ngƣời sản xuất ảnh hƣởng tới chuỗi giá trị bằng những tiêu chí sau:

(i) Quy mô sản xuất chè và khối lƣợng chè cung cấp cho thị trƣờng; ii) Sự đa dạng các loại chè theo mùa vụ;

iii) Chất lƣợng sản phẩm chè cung cấp cho thị trƣờng; iv) Giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản chè thu đƣợc;

v) Khả năng liên kết tới những nhà chế biến, các tác nhân trong chuỗi.

- Thứ hai là hộ chế biến: Tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị ngành hàng chè

là những hộ chế biến không đăng ký kinh doanh và những hộ chế biến có đăng ký kinh doanh. Những hộ không đăng ký kinh doanh là những hộ sản xuất chè và tự chế biến tại nhà từ nguồn nguyên liệu tự sản xuất hoặc thu mua từ những hộ sản xuất khác. Tất cả những hộ này thƣờng chế biến chè bằng phƣơng pháp thủ công và bán thủ cơng. Trong khi đó, những hộ chế biến có đăng ký kinh doanh thƣờng có quy mơ sản xuất lớn hơn, thiết bị lao động công nghệ cao hơn và sử dụng nhiều lao động. Giữa hai công đoạn sản xuất sản phẩm nông nghiệp chè và chế biến chè trong chuỗi giá trị, khâu chế biến chè đem lại giá trị gia tăng cao hơn bởi vì những ngƣời tham gia vào khâu sản xuất chè chủ yếu là những hộ nơng dân nghèo, sở hữu trình độ cơng nghệ thấp và canh tác theo truyền thống, trong khi đó những hộ chế biến chè sở hữu nguồn vốn lớn hơn, công nghệ cao hơn và khả năng tiếp cận thị trƣờng lớn hơn. Trong quá trình hình thành và phát triển chuỗi giá trị, hai khâu này đóng vai trò quan trọng, liên kết chặt chẽ với nhau theo chiều dọc dù sự chia sẻ lợi ích giữa hai công đoạn không công bằng và đôi khi mâu thuẫn.

Việc đánh giá ảnh hƣởng của hộ chế biến tới chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè đƣợc xác định qua những yếu tố:

i) Khả năng nhập đƣợc nguồn nguyên liệu chè chất lƣợng; ii) Cơ sở vật chất và công nghệ chế biến chè;

iii) Khả năng tạo những sản phẩm chè chất lƣợng cho thị trƣờng;

iv) Khả năng liên kết và tạo mối quan hê ̣ với những nhà phân phối sản phẩm chè. - Thứ ba là nhóm người thu gom: Do hộ sản xuất chè phần lớn là những hộ có

quy mô sản xuất nhỏ, đặc biệt tại những nƣớc đang phát triển nên những nhóm thu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia của việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)