.Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia của việt nam (Trang 31 - 33)

Qua việc nghiên cứu các tài liệu trƣớc đó có liên quan tới những vấn đề trong đề tài “Chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia của Việt Nam” cho thấy, nhìn chung, mỗi nghiên cứu lại có một cách tiếp cận chuỗi giá trị tồn cầu mặt hàng chè theo một hoặc một số cách khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đều đã chỉ ra đƣợc những vấn đề liên quan tới chuỗi giá trị toàn cầu của một mặt hàng, phần lớn các nghiên cứu sử dụng tham khảo nói về mặt hàng chè. Các nghiên cứu đã phần nào nói lên mối quan hệ, sự tƣơng quan giữa những mắt xích trong một chuỗi giá trị. Nhiều nghiên cứu đã hệ thống chuỗi giá trị ngành chè của một quốc gia một cách khái quát. Một số nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc những tác nhân tác động tới chuỗi giá trị ngành chè của một quốc gia điển hình. Một số ít nghiên cứu có đề cập tới sự tham gia của một quốc gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của một ngành hàng. Hầu hết, qua phân tích, các nghiên cứu đã đƣa ra những hàm ý chính sách riêng của mình để làm tăng chất lƣợng chuỗi giá trị hay tăng chất lƣợng một khâu nào đó trong chuỗi. Cũng vì vậy, việc tìm hiểu các tài liệu đã có trƣớc đó cho thấy một số khoảng trống nghiên cứu cịn tồn tại nhƣ sau:

 Có nhiều nghiên cứu đã đề cập tới chuỗi giá trị của một ngành hàng nhƣng chỉ dừng lại ở biên giới quốc gia mà chƣa nói tới chuỗi giá trị tồn cầu của mặt hàng đó. Đây là những đề tài mang tính đi sâu vào khảo sát thực trạng và những tác động vào từng khâu trong ngành chè của một quốc gia nhƣ Uganda, Nepan… Có một số ít nghiên cứu đã nói về chuỗi giá trị tồn cầu của một mặt hàng nào đó tuy nhiên đối với mặt hàng chè thì lại rất hạn chế hoặc chỉ dừng lại ở việc nêu ra vấn đề, chƣa đề cập tới việc gia tăng giá trị của từng mắt xích.

 Chính vì việc tiếp cận chuỗi giá trị trên phƣơng diện chuỗi giá trị tồn cầu cịn hạn chế nên việc sơ đồ hóa ra một chuỗi giá trị hồn thiện là chƣa có. Các nghiên cứu hầu hết chỉ xoay quanh một số vấn đề chính của chuỗi cung ứng, nếu có thì vẫn cịn đơn giản nhƣ gồm các mắt xích chính và các khâu bổ trợ cơ bản, còn chƣa đề cập tới những chi tiết khác. Vì vậy, việc sơ đồ hóa ra một chuỗi giá trị là cần thiết.

 Còn thiếu những đề tài tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu dƣới sự tham gia của một quốc gia vào chuỗi giá trị đó. Từ việc thiếu sự tham gia của một quốc gia vào chuỗi giá trị tồn cầu thì việc thiếu sự đề cập tới những yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của một quốc gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là tất yếu. Vì vậy, càng có cơ sở để khẳng định chƣa có nghiên cứu về sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng chè và những yếu tố ảnh hƣởng tới sự tham gia đó. Đây cũng là khoảng trống nghiên cứu lớn nhất mà Luận án muốn thực hiện.

 Về phƣơng pháp nghiên cứu, qua việc tổng quan các tài liệu, tác giả nhận thấy chƣa có nghiên cứu nào thực hiện điều tra các nhân tố tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè, đặc biệt là tại Việt Nam. Điều này đã thúc đẩy tác giả thực hiện bộ khảo sát điều tra toàn diện các nhân tố này tại các vùng sản xuất chè trọng điểm ở Việt Nam.

 Do mục đích, nhiệm vụ của các nghiên cứu ít tập trung vào đánh giá mức độ tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè nên cũng

hạn chế trong đề xuất chính sách, giải pháp cụ thể, khả thi và hiệu quả để nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị này. Các chính sách, giải pháp chỉ thực sự phù hợp nếu đƣợc đề xuất từ kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị của ngành hàng chè Việt Nam. Đây cũng là dự kiến kết quả đóng góp thực tiễn của luận án.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia của việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)